Nhật vạch trần nỗi sợ máy bay trinh sát Nga của Mỹ
Một chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về 2 loại máy bay trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đã triển khai ở Syria.
Chuyên gia quân sự, cựu chiến binh Lục quân Hoa Kỳ Kettlin Patterson vừa có bài viết cho tạp chí The Diplomat. Trong bài viết, ông Patterson cho biết, đầu tư quy mô lớn của Moscow dành cho chương trình hiện đại hóa quân sự đã mang lại những kết quả hữu ích.
Nhà phân tích của tạp chí The Diplomat (Học giả Ngoại giao) của Nhật cho biết, Mỹ hiện đang ganh tị với thành tựu của chương trình hiện đại hóa quân sự cho quân đội Nga, mà cụ thể là việc nâng cấp kho vũ khí thông thường, đặc biệt là các phương tiện tình báo điện tử và tác chiến điện tử.
Trong số này phải kể đến máy bay trinh sát vô tuyến điện Ilyushin IL-20M1 đã được Nga điều sang chiến trường Syria ngay từ những ngày đầu. Loại máy bay này có nhiệm vụ quét sóng thông tin liên lạc của đối phương và đánh chặn vô tuyến.
Bài báo cho biết, một loại máy bay trinh sát nữa cần chú ý là “máy bay trinh sát toàn năng” tức tổ hợp Tu-214R. Tu-214R được trang bị cả cả hệ thống trinh sát điện tử (ELINT) lẫn kỹ thuật vô tuyến điện (SIGINT) cho phép bắt các tín hiệu từ thiết bị liên lạc di động, máy bay và xe quân sự.
Theo Phó trưởng Ban chỉ huy Điều khiển học của quân đội Mỹ Ronald Pontius, Hoa Kỳ sa lầy trong loạt cuộc xung đột từ Iraq đến Afghanistan nên đã xao nhãng việc phát triển phương tiện chiến tranh điện tử, vốn cấp thiết cho cuộc chiến thông thường với các cường quốc như Nga hay Trung Quốc.
Việc để mất quá nhiều thời gian cho hoạt động chống khủng bố khiến Washington không thể theo kịp tốc độ phát triển của lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử Nga. Hiện các máy bay trinh sát Nga là mối đe dọa rất lớn cho nước Mỹ – chuyên gia này bổ sung.
Máy bay trinh sát điện tử, kỹ thuật vô tuyến điện Tu-214R
Video đang HOT
Máy bay trinh sát điện tử, kỹ thuật vô tuyến điện Tu-214R
Tu-214R là máy bay trinh sát điện tử và quang-điện tử, được thiết kế chế tạo vào cuối những năm 2000. Nó sử dụng các hệ thống trang, thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử của Tổ hợp Công nghệ sóng radio và điện tử (KRET), chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, giám sát trên không, tác chiến điện tử.
Tu-214R được trang bị tổ hợp thu thập tín hiệu vô tuyến đa tần MRK-411, bao gồm nhiều loại radar có khả năng làm việc trong các chế độ chủ động và thụ động, như radar cảm biến tình báo quang điện ELINT, radar khẩu độ tổng hợp SAR và các trang, thiết bị tình báo tín hiệu và liên lạc.
Kỹ thuật này cho phép quét trong mọi dải tần số và trường quang phổ trong phạm vi rất rộng, cũng như chụp ảnh và quay video có độ phân giải cao, hiển thị với thời gian thực tế trên màn hình của chuyên viên điều khiển, qua hệ thống truyền dẫn thông tin tối tân.
Các thiết bị cảm biến quang điện và radar trên máy bay cho phép nó có khả năng chặn tín hiệu phát ra từ hệ thống radar, thiết bị vô tuyến điện, điện thoại di động và các thiết bị thông tin trên máy bay, xe tăng, tàu chiến…; khi cần thiết còn có khả năng triển khai tác chiến điện tử.
Tu-214R còn có hệ thống quang điện tử đa quang phổ với độ phân giải cao thu nhận hình ảnh kỹ thuật số thông thường và ảnh hồng ngoại, giúp máy bay quan sát được toàn bộ các hoạt động trên mặt đất để nhận diện và xác định vị trí quân địch, ngay cả khi chúng được ngụy trang.
Theo_Báo Đất Việt
Vũ khí uy lực của Nga, Mỹ "chạm trán" toé lửa ở Syria?
Mỹ lần đầu tiên sau hơn 25 năm tung pháo đài bay B-52 đến Trung Đông kể từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh. Cũng không chịu kém cạnh, Nga liên tiếp triển khai hai vũ khí bảo bối trong Không lực của mình đến chiến trường Syria.
Máy bay ném bom B-52
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ mới đây cho biết, họ đã quyết định triển khai máy bay ném bom B-52 đến Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar để tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm gia tăng sức ép lên IS, đẩy mạnh và nhanh hơn nữa cuộc chiến tiêu diệt lực lượng khủng bố này.
Mặc dù B-52 là một trong những loại máy bay già cỗi nhất trong Không lực Mỹ với 60 năm tuổi đời nhưng nó vẫn là vũ khí chủ lực của Không quân. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng, những chiếc máy bay ném bom B-52 sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả ở chiến trường Syria mà gây ít thương vong cho dân thường.
B-52 là loại máy bay ném bom phản lực hạng nặng do hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc để làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh toàn cầu. B-52 có khả năng mang lượng vũ khí có trọng tải lên tới 18 30 tấn bom. Loại máy bay này được trang bị tên lửa hành trình loại AGM-86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500 km. Ngoài ra, B-52 còn có thể mang 12-20 tên lửa hành trình ALCM hoặc 8 tên lửa hành trình ACM (tàng hình), 4 pháo 20 mm hoặc một pháo 20 mm 6 nòng.
Máy bay B-52 được trang bị thiết bị tác chiến điện tử và 12-16 máy gây nhiễu tích cực. B-52 còn được trang bị tên lửa chống ra đa, 21 bộ thiết bị phóng nhiễu tiêu cực, 12 bộ thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống quan sát vô tuyến truyền hình, quan sát hồng ngoại, hệ thống dẫn đường từ vệ tinh, hệ thống quan sát quang điện tử, ra đa cảnh giới, máy tính điện tử... Đặc điểm ưu việt của B-52 là có thể bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu. Nếu được tiếp dầu, B-52 có thể bay xa hơn, có thể vượt chặng đường 18.000 20.000 km.
Máy bay ném bom B-52 được miêu tả là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ: tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược.
Nếu như Mỹ triển khai máy bay ném bom già cỗi nhưng thiện chiến B-52 thì Nga cũng không kém phần hoành tráng khi tung ra hai loại trực thăng tấn công hàng đầu của mình là "Cá sấu" Ka-52 và "Thợ săn đêm" Mi-28N.
Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 11/4 cho biết, Ka-52 và Mi-28N đều đã xuất hiện trên bầu trời Syria để tham gia nhiệm vụ oanh kích, tiêu diệt các lực lượng khủng bố.
Cả Mi-28N và Ka-52 đều đã bắt đầu xuất kích thực hiện các nhiệm vụ không kích ở Syria. Mi-28N được sử dụng lần đầu tiên ở gần chiến trường thành phố cổ Palmyra thuộc tỉnh Homs hồi cuối tháng Ba. Trong khi đó, Ka-52 chính thức chiến đấu ở các khu vực gần thành phố Homs từ đầu tháng Tư.
Ka-52 Alligator là máy bay trực thăng trinh sát và chiến đấu thế hệ mới của Nga. Trực thăng Ka-52 hiện được đánh giá là một trong những trực thăng tấn công uy lực nhất thế giới. Ka-52 có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác. Nó cũng có khả năng tấn công và tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất (xe bọc thép lẫn công sự), chi viện hỏa lực hay tấn công các mục tiêu đường không ở tốc độ thấp trong mọi điều kiện thời tiết.
Trực thăng Ka-52 Alligator (Cá sấu)
Ka-52 cũng là trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng K-37-800M giúp phi công thoát ra ngoài trong trường hợp trực thăng bị trúng đạn hoặc gặp sự cố nghiêm trọng. Điểm vượt trội của Ka-52 so với các trực thăng tấn công khác là khả năng cơ động rất cao. Nó có thể bay lùi với tốc độ 130 km/h và bay ngang với tốc độ 100 km/h. Một ưu thế nữa của Ka-52 là khả năng bay kiểu xoáy, nghĩa là bay xung quanh một điểm ngắm và hướng hệ thống vũ khí về phía mục tiêu.
Trong khi đó, Mi-28N là biến thể thế hệ thứ 5 của trực thăng tấn công Mi-28 do Nga sản xuất, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tìm, diệt các mục tiêu như xe tăng, thiết giáp, mục tiêu kiên cố, mục tiêu trên không hay chi viện hỏa lực cho lục quân. Nó có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.
Trực thăng Mi-28N
Trực thăng Mi-28 có thể tàng hình trước radar, có khả năng tấn công vượt trội, thậm chí là tấn công cả các máy bay chiến đấu, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 6km trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong đêm tối và đạt tốc độ từ 500-600 km/giờ. Loại trực thăng này có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhanh gấp 2,5 lần so với người tiền nhiệm MI-24.
Việc Nga liên tiếp tung hai loại vũ khí hàng đầu trong kho vũ khí của Không quân đến chiến trường Syria đã đủ để cho thấy quyết tâm của nước này trong cuộc chiến diệt trừ tổ chức IS cũng như quyết tâm giữ vững lợi thế mà họ đã giành được trên chiến trường quốc gia Trung Đông kể từ sau khi chính thức phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào đây hồi tháng 9 năm ngoái.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Nga bàn giao tên lửa "khủng" cho láng giềng Belarus sẽ tiếp nhận hai tiểu đòan tên lửa phòng không S-300 cuối cùng và 4 máy bay huấn luyện tác chiến Yak-130 trong năm 2016. Đó là thông tin vừa được Chỉ huy Không lực Belarus Thiếu Tướng Oleg Dvigalev đưa ra hôm qua (6/4). "Việc bàn giao các tiểu đoàn tên lửa S-300 cho Belarus sẽ được hoàn tất trong năm...