Nhật và Mỹ sẽ đồng loạt triển khai F-35 tại Nhật
Ngày 31/05, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, đến tháng 12 năm 2016 sẽ triển khai phiên bản không quân của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 tại Nhật Bản. Cùng thời điểm đó Nhật cũng sẽ mua về và đưa vào phục vụ 4 chiếc F-35.
Bộ Quốc phòng Nhật cũng tuyên bố, trong năm 2012 lực lượng tự vệ trên không của nước này cũng sẽ triển khai song song 4 chiếc máy bay F-35 tại nước này, thời điểm dự kiến cũng trùng với Mỹ. Như vậy, vào năm đó trên lãnh thổ Nhật Bản sẽ có hàng loạt máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhất, nâng cao cực đại năng lực không quân của liên quân Mỹ – Nhật.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 có 3 phiên bản là máy bay cất, hạ cánh trên đường băng thông thường mặt đất (phiên bản không quân) F-35A, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B (của hải quân đánh bộ) và phiên bản sử dụng trên tàu sân bay F-35C (của hải quân).
Phiên bản F-35B của hải quân đánh bộ Mỹ
Nếu như F-35 được tiếp nhận vào năm 2016 thì đây sẽ là phiên bản có tính năng thấp nhất. Trong số 3 loại máy bay, dự kiến phiên bản F-35B của hải quân đánh bộ được triển khai sớm nhất vào tháng 12/2015, còn kế hoạch triển khai phiên bản F-35C phải tới tháng 2 năm 2019.
Hiện nay, phần mềm mới nhất đang xây dựng cho F-35 phải tới tháng 8 năm 2017 mới hoàn tất, vì vậy các phiên bản F-35B và F-35A chỉ được lắp đặt phần mềm điều khiển cũ, trước đó đã bị trục trặc nên phải vá lỗi. Do đó, các phiên bản F-35 được triển khai năm 2017 sẽ khó mà phát huy được hết tính năng của các hệ thống vũ khí.
Vấn đề phát triển phần mềm điều khiển cũng là một số nguyên nhân làm dự án F-35 bị trì trệ. Một số chuyên gia công nghệ bên dân sự cho rằng, chưa chắc Mỹ đã hoàn thành đúng hạn việc phát triển phần mềm cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.
Video đang HOT
Phiên bản F-35C trên tàu sân bay Mỹ
Trước đây, Mỹ chưa bao giờ tuyên bố thời điểm cụ thể đưa F-35 vào phục vụ, vì vậy, lực lượng tự vệ trên không Nhật lo lắng vào thời điểm họ định triển khai năm 2016, F-35 vẫn chưa hội tụ đầy đủ các tính năng hoàn hảo nhất của nó.
Vì vậy, việc Mỹ tuyên bố triển khai sớm 2 phiên bản F-35A và F-35B cũng là một điều bất ngờ ngay cả đối với 1 số “người trong cuộc”. Lực lượng tự vệ trên không Nhật cũng cho biết, khi nào các phần mềm mới hoàn tất, sẽ tiếp tục nâng cấp nó trên F-35A.
Theo ANTD
Mỹ khai tử Thần sấm huyền thoại ở trời Âu
Quân đội Mỹ vừa quyết định rút nốt những chiến cơ Thần sấm A-10 khỏi khu vực châu Âu sau hàng chục năm hoạt động.
A-10 là chiến cơ được Mỹ thiết kế trong thời gian Chiến tranh Lạnh, dùng để đối phó với các lực lượng mặt đất của Nga.
Mặc dù chiến tranh không xảy ra, nhưng A-10 vẫn chứng minh được mình là loại máy bay chiến đấu đáng gờm trong các cuộc chiến sau này của Mỹ như Kuwait, Afghanistan hay Iraq.
Trong thập kỷ vừa qua, A-10 vẫn là máy bay được các lực lượng mặt đất của Mỹ yêu cầu hỗ trợ nhiều nhất tại chiến trường Afghanistan và tương tự ở Iraq.
Thần sấm A-10 Thunderbolt của quân đội Mỹ
Các binh sĩ liên quân đã nhanh chóng nhận ra sức mạnh của loại chiến cơ ra đời từ những năm 1970 này, dù cho nhiều lần Không quân Mỹ đã muốn cho A-10 nghỉ hưu. Cách đây 2 năm, Không quân Mỹ tuyên bố cho 102 chiếc A-10 nghỉ hưu, còn lại 243 chiếc vẫn ở lại phục vụ.
Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng đang tổ chức nâng cấp các máy bay A-10 lên phiên bản A-10C, hiện đại hơn, phù hợp hơn với điều kiện tác chiến hiện nay và trong tương lai.
Công việc này đã kéo dài trong 5 năm, với mục đích đưa những chiếc máy bay đã phục vụ trong 40 năm với hơn 16.000 giờ bay làm việc thêm đến năm 2028.
Quá trình nâng cấp, cải tạo được thực hiện trên hệ thống động cơ, điện tử và vũ khí của các máy bay A-10 cũ. Buồng lái của A-10C sẽ được trang bị hệ thống hỗ trợ, giúp phi công dễ điều khiển hơn
A-10 nhả đạn trên chiến trường
Vì luôn phải bay ở độ cao nhỏ để hỗ trợ các lực lượng mặt đất và chỉ có 1 phi công nên những nâng cấp này sẽ giúp người điều khiển máy bay giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và nguy hiểm khi tác chiến.
Phiên bản A-10 đầu tiên được thiết kế từ những năm 1960, vì vậy những hệ thống mới nâng cấp có đẳng cấp khác hẳn so với nguyên bản. Ngoài các hệ thống điều khiển, A-10C còn được trang bị các thiết bị kết nối mới, nâng cao khả năng khả năng tương tác giữa phi công với binh sĩ mặt đất, bom thông minh và pháo 30mm cũng nâng cao khả năng chiến đấu của nó trên chiến trường.
Biên đội 2 chiếc A-10 Thunderbolt của Mỹ
Trên chiến trường Afghanistan, các chiến cơ A-10 đã cống hiến không biết mệt mỏi. Một phi đội có khoảng 10 máy bay và 18 phi công, mỗi người sẽ có khoảng 100 giờ bay mỗi tháng với tổng số 20 lần xuất kích, mỗi lần 5 tiếng.
Với lớp thép dày, A-10 có thể chịu được hỏa lực mặt đất lâu hơn, bay thấp hơn và hỗ trợ tốt hơn cho đồng đội bên dưới. Theo thống kê của các trang quân sự, A-10 là máy bay hỗ trợ được các binh sĩ yêu thích nhất, hơn cả F-16 hay bất kỳ chiến cơ nào của Mỹ.
Theo vietbao
2 dấu ấn lịch sử của "Quái vật trên tàu sân bay" X-47B Ngày 14/05 vừa qua, hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công khả năng cất cánh trên tàu sân bay của UCAV X-47B. Đây là một bước tiến lớn trên con đường phát triển một vũ khí chiến lược của Mỹ dùng để xuyên phá hàng rào phòng thủ "chống tiếp cận/khu vực cấm" của các đổi thủ. Chiếc X-47B đã cất cánh...