Nhật tuyển ninja lương 1.600 USD
Chính quyền tỉnh Aichi, Nhật Bản muốn thuê 6 ninja làm việc toàn thời gian, với mức lương gần 1.600 USD một tháng để biểu diễn nhào lộn ở cung điện Nagoya.
6 ninja Nhật Bản đang tạo dáng. Ảnh: AFP
Theo AFP, ninja đóng vai trò rất lớn trong lịch sử Nhật Bản kể từ thời kỳ phong kiến. Họ sở hữu những kỹ năng chuyên nghiệp liên quan tới tình báo, phá hoại và ám sát.
Không chỉ giới hạn trong các cuốn sách lịch sử, những tuyệt chiêu của ninja, từ việc sử dụng móng sắt để leo tường đến ném shurikan, một loại vũ khí có hình ngôi sao, cũng được tái hiện trong vô số các bộ phim, sách báo, truyện tranh và trò chơi trên máy tính.
Tuy nhiên, chính quyền Aichi muốn thuê họ làm công việc biểu diễn nhào lộn và chụp hình với khách du lịch.
Công việc này có mức lương hấp dẫn gần 1.600 USD một tháng, ký hợp đồng một năm. Trên thông báo tuyển dụng, chính quyền Aichi ghi rằng ứng viên lý tưởng là những người “thích đứng dưới ánh đèn sân khấu, có thể là nam hoặc nữ làm nghề ninja”.
Video đang HOT
Biết nói tiếng Nhật là một lợi thế, tuy nhiên, chính quyền Aichi cũng hoan nghênh cá nhân không phải người Nhật, am hiểu lịch sử và du lịch để tiếp đón những đoàn khách ngoại quốc bằng tiếng Anh.
“Ninja cũng phải là người có khiếu nói chuyện để thúc đẩy du lịch, cho dù yêu cầu cơ bản của người làm ninja là kín tiếng”, Satoshi Adachi, nhân viên phòng xúc tiến du lịch của tỉnh cho biết.
“Họ cũng phải biết búng ngược, và biết nhảy vài điệu nữa”, Adachi nói. Người trúng tuyển sẽ tham gia khóa đào tạo một tháng vào tháng 4 tới, thời hạn ứng tuyển đến 22/3. Nam và nữ tuổi từ 18 trở lên có thể ứng tuyển, không phân biệt quốc tịch.
Trong thế kỷ 21, ninja Nhật Bản có nhiệm vụ ít nguy hiểm hơn, đó là thúc đẩy du lịch trước thềm Thế vận hội Olympics Tokyo năm 2020. Năm ngoái, thống đốc và thị trưởng ở nhiều tỉnh thành khắp nước Nhật đã đồng loạt mặc trang phục ninja trong lễ công bố thành lập “hội đồng ninja”.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Biệt đội ninja hiện đại của Nhật Bản
Một tổ chức ninja mới vừa được Nhật Bản thành lập, nhưng không phải để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm mà nhằm thu hút khách du lịch trong mùa Thế vận hội Olympics 2020.
Các thống đốc và thị trưởng mặc trang phục ninja tuyên bố ra mắt tổ chức ninja mới. Ảnh: AFP
Được đào tạo kỹ lưỡng và luôn mặc đồ màu đen, ninja là những lính đánh thuê nổi tiếng thời phong kiến, chuyên hoạt động vào ban đêm, có khả năng vượt qua các bức tường cao, trèo lên các mái nhà thoăn thoắt và âm thầm ám sát mục tiêu.
Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, ninja Nhật Bản lại có một nhiệm vụ ít nguy hiểm hơn, đó là giúp thúc đẩy du lịch khi Thế vận hội Olympics 2020 diễn ra tại Tokyo.
Nhằm tạo cơ hội để khách du lịch nước ngoài tiếp xúc và tìm hiểu kỹ hơn về ninja, chính quyền Nhật Bản đã thành lập một tổ chức cung cấp tất cả mọi thông tin về ninja, tập hợp các quan chức từ 5 tỉnh nổi tiếng với những di sản liên quan đến ninja là Kanagawa, Nagano, Mie, Shiga và Saga.
Tổ chức này, cùng một trang web song ngữ Anh - Nhật, sẽ cung cấp mọi thông tin chi tiết về địa điểm tham quan và các hoạt động có liên quan đến ninja trên khắp Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là sự kiện Ngày Ninja toàn quốc 22/2 hàng năm.
"Chúng tôi muốn đây sẽ là dịp để tạo nên một đất nước thân thiện với sự bùng nổ văn hóa lớn", ông Eikei Suzuki, thống đốc tỉnh Mie, cho hay.
Các thành viên của một đoàn kịch mặc trang phục của samurai và ninja biểu diễn trên đường phố Tokyo Ảnh: AFP
Ninja đóng một vai trò rất lớn trong lịch sử Nhật Bản kể từ thời kỳ phong kiến. Họ sở hữu những kỹ năng chuyên nghiệp liên quan tới tình báo, phá hoại và ám sát.
Không chỉ giới hạn trong các cuốn sách lịch sử, những tuyệt chiêu của ninja, từ việc sử dụng móng sắt để leo tường đến ném shurikan, một loại vũ khí có hình ngôi sao, cũng được tái hiện trong vô số các bộ phim, sách báo, truyện tranh và trò chơi trên máy tính.
Kim Dung
Theo VNE
Khám phá 'lò' đào tạo ninja Trang tin Sputnik (Nga) cuối tuần trước đã đăng tải phóng sự điều tra khám phá trường đào tạo ninja trong lòng thủ đô Tehran (Iran). Một nữ ninja Iran - Anh: AFP Môn võ thuật cổ xưa Theo điều tra của Sputnik, kỹ thuật chiến đấu ninjutsu không phải là thứ mới mẻ tại Iran, nơi nhiều phụ nữ đã theo học...