Nhật trước đòi hỏi tăng cường quân sự toàn diện
Trong bối cảnh an ninh khu vực ngày càng phức tạp cùng các thay đổi trong nước, khả năng Nhật tự “cởi trói” về quân sự ngày càng hiển hiện.
Báo Financial Times dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert de Rosario bất ngờ tuyên bố nước ông ủng hộ Nhật Bản từ bỏ hiến pháp hòa bình để trở thành đối trọng với Trung Quốc. Điều 9 trong hiến pháp Nhật được soạn thảo sau Thế chiến 2 từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế và cấm duy trì quân đội thật sự. Theo nhận định của Financial Times, một khi hiến pháp được sửa đổi sẽ cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) tự do hoạt động hơn và có thể thay đổi cán cân quân sự tại châu Á.
Tàu khu trục lớp Hyuga của Nhật – Ảnh: U.S. Navy
Thực lực mạnh
Dù bị ràng buộc về hiến pháp, SDF vẫn duy trì sức chiến đấu cao và không thiếu khí tài quân sự hiện đại được phát triển nội địa hoặc hợp tác với Mỹ. Theo tạp chí Foreign Policy, so với hải quân Trung Quốc, Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) có ít tàu chiến hơn nhưng lại vượt trội về chất lượng. Hiện Nhật có 2 tàu khu trục lớp Hyuga được trang bị bãi đáp trực thăng, hệ thống radar, định vị sóng âm cực kỳ hiện đại, với khả năng phòng vệ và tấn công không hạn chế so với nhiều hàng không mẫu hạm cỡ lớn. Hồi tháng 1.2012, Tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima cho hạ thủy tàu khu trục trực thăng lớp 22DDH, được cho là có thể mang chiến đấu cơ F-35 và có sức chiến đấu hơn cả tàu sân bay “thứ thiệt” Liêu Ninh của Trung Quốc. Dự kiến đến năm 2017, Tokyo sẽ sở hữu 2 chiếc 22DDH. Đến tháng 9, truyền thông Nhật đưa tin 5 tàu khu trục tối tân lớp Akizuki đã đi vào hoạt động. Theo báo Sankei Shimbun, điều này giúp JMSDF có “hạm đội tàu khu trục tên lửa mạnh nhất châu Á”.
Video đang HOT
Về không quân, Nhật đang là một trong những nước có sức mạnh phòng không hàng đầu ở khu vực với 362 chiến đấu cơ. Hồi cuối năm ngoái, Nhật quyết định mua 42 máy bay F-35 của Mỹ, và đàm phán để sở hữu bản quyền sản xuất chiến đấu cơ này, theo tạp chí Jane’s Defense Weekly. Ngoài ra, Tokyo đang xúc tiến hoàn thành dự án ATD-X để giới thiệu chiến đấu cơ tàng hình F-3 tự sản xuất vào năm 2016 hoặc 2017.
Mở rộng hoạt động
Trong quá khứ, dư luận Nhật Bản khá dè dặt với mọi thay đổi về Điều 9. Tuy nhiên, trong tình hình an ninh khu vực có những chuyển biến đáng quan ngại, đặc biệt khi tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có xu hướng leo thang, tâm lý của người dân Nhật bắt đầu thay đổi. Tờ Yomiuri Shimbun đăng kết quả khảo sát mới cho thấy 54% số cử tri được hỏi muốn có thay đổi về Điều 9.
Kết quả này khá có lợi cho cựu Thủ tướng Shinzo Abe, người được nhiều dự đoán sẽ lại trở thành Thủ tướng Nhật sau kỳ bầu cử vào ngày 16.12. Lâu nay, nới lỏng giới hạn hiến pháp về quân sự để Tokyo đóng vai trò lớn trong an ninh toàn cầu luôn là ưu tiên của ông Abe. Đảng LDP của ông vừa tiến hành soạn dự thảo nới lỏng hiến pháp cho phép Nhật Bản tham gia “phòng vệ tập thể”, tăng cường thực lực và tham gia phản công nếu đồng minh của mình bị tấn công, theo tờ Asahi Shimbun.
Thật ra, không cần đến LDP và ông Abe mà ngay cả đảng cầm quyền DPJ của Thủ tướng Yoshihiko Noda lâu nay cũng đã có nhiều động thái tăng cường quân sự để bảo vệ các khu vực Tokyo tuyên bố chủ quyền. Bên cạnh đó, Nhật cũng đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, tiến tới hỗ trợ kỹ thuật quốc phòng cho một số quốc gia Đông Nam Á.
Quốc tế có những phản ứng khác nhau về xu hướng “cởi trói quân sự” của Nhật. Trung Quốc và Hàn Quốc, 2 nước từng bị phát xít Nhật chiếm đóng và đang có tranh chấp chủ quyền với Tokyo, tỏ ra rất cảnh giác. Philippines, một quốc gia cũng từng nằm dưới sự kiểm soát của Nhật, thì lại ủng hộ trong bối cảnh an ninh trên biển Đông đang diễn biến phức tạp. Mỹ cũng sẽ chào đón do từ lâu Washington đã yêu cầu Tokyo chia sẻ gánh nặng an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương. “Mỹ chắc chắn sẽ hoan nghênh và theo tôi thì cả Đông Nam Á cũng vậy chứ không riêng gì Philippines”, Reuters dẫn lời chuyên gia Michael Green thuộc Tổ chức CSIS ở Washington nói.
Theo TNO
Mỹ, ASEAN quan ngại luật mới của cảnh sát biển Trung Quốc
Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á hôm qua bày tỏ nghi vấn và lo ngại trước đạo luật mới của Trung Quốc cho phép cảnh sát biển nước này khám xét và bắt giữ các tàu "xâm phạm lãnh hải" Trung Quốc trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Ảnh: NBC
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Mỹ sẽ làm việc với Trung Quốc để làm rõ vấn đề trên. "Chúng tôi đã biết đến vấn đề này. Chúng tôi sẽ có một số câu hỏi với Trung Quốc để làm rõ hơn về mục đích của họ. Cho đến khi tiến hành việc đó, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ chưa đưa ra bình luận nào", bà Nuland nói.
Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mới đây ra quy định cho phép cảnh sát địa phương được phép "lên tàu, thu giữ và trục xuất các tàu xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh". Nhà chức trách nước này xác định sự trái phép là gồm "ngăn chặn hoặc thả neo trái phép... và thực hiện các hoạt động công khai gây nguy hiểm cho an ninh của Trung Quốc".
Ông Surin Pitsuwan, tổng thư ký ASEAN, bày tỏ sự quan ngại đối với đạo luật mới của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. "Đây là việc làm vô cùng nghiêm trọng, làm gia tăng mức độ lo lắng và quan ngại giữa các bên", Telegraphdẫn lời ông Pitsuwan nói.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng cho biết Manila sẽ có kháng nghị ngoại giao chính thức về đạo luật mới của Trung Quốc, và tuyên bố đạo luật này vi phạm công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Ngoài ra, Philippines mới đây cáo buộc Trung Quốc là "độc tài" khi duy trì sự hiện diện của các tàu ở khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp trên Biển Đông. "Họ nói rằng các tàu sẽ ở lại đó vĩnh viễn. Các tàu ở lại càng lâu thì tình hình càng trở nên phức tạp", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post cho hay.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, trong khi các nước Đông Nam Á là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực được cho là giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trước đó, Trung Quốc in bản đồ nước này vào mẫu hộ chiếu mới và vẽ thêm "đường lưỡi bò", đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, cùng đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, gây nên sự phản đối kịch liệt của các nước.
Theo VNE
Philippines khẳng định lập trường cứng rắn với Trung Quốc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua đã nói với các nhà lãnh đạo quân sự tương lai của nước này rằng họ phải kiên định lập trường trong bất cứ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói chuyện với các học viên Học viện Quân sự ở thủ đô Manila. "Cái gì...