Nhật – Trung kín đáo đối thoại về đảo tranh chấp
Quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tuần qua bí mật đến Tokyo để thương lượng nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước về nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Nhóm đảo không người Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh:Wikipedia
Người phát ngôn của chính phủ Nhật Bản, Osamu Fujimura, hôm qua nói rằng ông Luo Zhaohui, vụ trưởng vụ châu Á, Bộ ngoại giao Trung Quốc, có cuộc gặp với ông Shinsuke Sugiyama, Tổng vụ trưởng vụ châu Á-Thái bình dương tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản tối 10/10.
Cuộc gặp dường như đã phát đi một tín hiệu về sự sẵn sàng của hai nước, chí ít cũng là bắt đầu thảo luận về bất đồng song phương, thường rất nhạy cảm, về quyền kiểm soát đối với nhóm đảo được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật, các nhà ngoại giao đã “trao đổi ý kiến” về việc giải quyết tranh chấp và tổ chức các cuộc đàm phán chuẩn bị cho một cuộc họp cấp cao hơn giữa hai nước sẽ tổ chức vào một thời điểm chưa được xác định, New York Times cho hay.
Video đang HOT
Cả Nhật Bản và Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết, nhưng cuộc gặp cho thấy hình ảnh đầu tiên về động thái ngoại giao kín đáo, nhằm làm dịu cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng, vốn đã đẩy hai cường quốc châu Á ngày càng mâu thuẫn nhau, và bắt đầu gây thiệt hại rộng lớn đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thực tế, chính việc tổ chức được cuộc họp dường như báo hiệu rằng hai nước muốn rút khỏi cuộc đối đầu đã dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố ở Trung Quốc, cũng như các cuộc “vờn nhau” giữa các tàu tuần tra của hai bên.
Ông Fujimura bày tỏ hy vọng cuộc họp cấp cao, dự kiến ở cấp thứ trưởng, sẽ là một bước tiến đầu tiên để giảm căng thẳng. “Điều quan trọng là cả Nhật Bản và Trung Quốc cần phải tạo ra một môi trường quan hệ cải thiện bằng cách bắt đầu với một số nỗ lực trao đổi. Chúng tôi hy vọng sẽ có một cuộc trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn”, ông Fujimura nói.
Ngày 12/10, sứ quán Trung Quốc tại Tokyo cũng xác nhận cuộc gặp này và nói rằng nhà ngoại giao Trung Quốc, ông Luo, đã rời Nhật Bản.
Tin tức trên báo chí Nhật Bản nói rằng hai nhà ngoại giao đã nói chuyện với nhau qua điện thoại để dàn xếp cuộc gặp này, sau cuộc gặp tháng trước ở Bắc Kinh không đem lại kết quả. Điều này cho thấy hai nhà ngoại giao có thể đã sử dụng quan hệ cá nhân để thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa hai nước.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nổ ra dữ dội năm nay, sau khi thị trưởng thành phố Tokyo với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tuyên bố muốn mua lại một số hòn đảo từ chủ sở hữu người Nhật Bản. Tin này đã thúc đẩy một số nhà hoạt động ở cả hai nước tổ chức các chuyến đổ bộ lên một hòn đảo đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng cả Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan đều nhận có chủ quyền.
Căng thẳng leo thang tháng trước khi Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, tuyên bố rằng chính phủ Nhật Bản sẽ mua lại các hòn đảo đó. Trong khi ông Noda hy vọng giải quyết sự đối đầu căng thẳng bằng cách ngăn không cho thị trưởng Tokyo sở hữu các đảo, thì động thái này lại gây ra phẫn nộ ở Trung Quốc. Các cuộc tấn công vào các doanh nghiệp Nhật Bản và tẩy chay hàng hóa Nhật đã gây phương hại đến quan hệ kinh tế giữa hai nước vốn có thương mại hai chiều năm ngoái đạt 345 tỷ USD.
Chính phủ Trung Quốc đã gây sức ép lên Nhật Bản bằng cách cử một đội tàu tuần tra không vũ trang đến khu vực biển gần quần đảo. Những chiếc tàu này bị các tàu tuần duyên Nhật theo dõi, xua đuổi và kết quả là đã có những lời lẽ qua lại giữa hai bên, trong đó mỗi bên dùng còi và điện đài buộc tội bên kia xâm phạm chủ quyền của mình.
Các tranh cãi căng thẳng thậm chí đã có lúc dẫn đến khả năng, dù rất nhỏ nhưng rất đáng lo ngại, về việc kéo Mỹ vào một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc. Washington theo nghĩa vụ hiệp ước, buộc phải bảo vệ Nhật Bản nếu Nhật bị tấn công. Các quan chức Mỹ trước đây đã từng nói rằng những đảo này nằm trong trách nhiệm của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Cho đến nay các quan chức Mỹ tránh ủng hộ yêu sách chủ quyền của bất kỳ bên nào, đồng thời kêu gọi cả hai nước kiềm chế trong tranh chấp.
Theo VNE
Nhật đưa tranh chấp với Hàn Quốc lên tòa quốc tế
Ngày 12/10, Nhật Bản khẳng định sẽ đưa vấn đề tranh chấp Takeshima với Hàn Quốc lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Quần đảo tranh chấp Takeshima
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura tuyên bố nước này không thay đổi chính sách với hai đảo thuộc quần đảo do Hàn Quốc quản lý là Takeshima.
Ông nói 'Nhật Bản đang bình tĩnh, sẵn sàng' ra trước tòa án ICJ để giải quyết vụ tranh chấp.
Trước đó ngày 11/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shuji Kira cho biết Tokyo 'sẽ cân nhắc' xem liệu có nên hành động đơn phương hay không.
Nguồn tin Chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Tokyo đang ở trong giai đoạn cuối cùng của việc chuẩn bị trình vấn đề tranh chấp lãnh thổ này lên ICJ, có thể vào cuối tháng này.
Theo Tinngan
Trung-Nhật cam kết nối lại đàm phán về chủ quyền biển đảo Sau kêu gọi của thủ tướng Noda về việc nối lại đàm phán, các quan chức ngoại giao của Nhật Bản và Trung Quốc đã có buổi gặp gỡ trong ngày 11/10 và thống nhất sẽ tiến hành thương thảo ở cấp thứ trưởng trong thời gian tới. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba Thông tin trên được Bộ trưởng Ngoại giao...