Nhật triển khai tên lửa chặn đường ra vào Thái Bình Dương đối với Trung Quốc
Nhật Bản gần đây đã hoàn thành triển khai tăng cường tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako, cách đảo Senkaku gần nhất.
Tên lửa đất đối hạm Type 12: một xe lắp 6 quả tên lửa
Mạng Japan News Network đưa tin, để tăng cường kiểm soát đối với đảo Senkaku, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản gần đây đã hoàn thành triển khai tăng cường tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako, cách đảo Senkaku gần nhất.
Nhật Bản còn có kế hoạch triển khai tên lửa đất đối hạm kiểu mới ở tỉnh Kumamoto vào năm 2016, với mục đích ứng phó mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, thông qua theo dõi tuyến đường eo biển Miyako, gây ảnh hưởng đến tàu chiến Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Bài báo cho biết, lô tên lửa đất đối hạm Type 88 mới nhất của Lực lượng Phòng vệ được vận chuyển đến cảng Hirara, thành phố Miyako vào ngày 6 tháng 6. Bài báo phân tích cho rằng, đảo Miyako cách đảo Senkaku 170 km, eo biển Miyako lân cận là tuyến đường biển chủ yếu để hạm đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương, vì vậy, triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako không chỉ có lợi cho phòng vệ đảo Senkaku, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tàu chiến Hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.
Bài báo chỉ ra, tháng 11 năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tổ chức diễn tập quân sự liên hợp 3 quân chủng ở vùng biển xung quanh đảo Miyako, khi đó Nhật Bản đã vận chuyển 2 xe tên lửa đất đối hạm Type 88 từ tỉnh Aomori, lần đầu tiên tiến hành triển khai ở đảo Miyako.
Trong khi đó, việc triển khai tăng cường lần này giúp cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất cuối cùng đã hoàn thành xây dựng căn cứ lực lượng tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako.
Video đang HOT
Tên lửa đất đối hạm Type 12 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Mặt khác, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu từ năm 2016 sẽ triển khai tên lửa đất đối hạm tiên tiến nhất ở tỉnh Kumamoto, khu vực Kyushu tây nam để “đề phòng quân đội Trung Quốc có thể phát động tấn công vũ trang đối với đảo Senkaku”.
Bài báo chỉ ra, loại tên lửa đất đối hạm SSM kiểu mới này là “tên lửa cảm ứng đất đối hạm Type 12, do Nhật Bản tự nghiên cứu phát triển, chế tạo, sẽ triển khai ở liên đội tên lửa đất đối đất thứ 5 của căn cứ quân sự Lực lượng Phòng vệ Mặt đất thuộc tỉnh Kumamoto.
Lực lượng tên lửa SSM của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, ngoài tiến hành triển khai ở căn cứ tỉnh Kumamoto, hiện nay cũng đã tiến hành triển khai ở tỉnh Hokkaido và Aomori. Trong đó, triển khai ở tỉnh Hokkaido và Aomori chủ yếu là để “đề phòng mối đe dọa quân sự từ Nga”.
Theo bài báo, những tên lửa đất đối hạm tiên tiến nhất này được tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Nhật Bản nghiên cứu phát triển trên nền tảng tên lửa Type 88.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đến năm 2016 hoàn thành triển khai 16 xe với 196 quả tên lửa loại này ở căn cứ quân sự thuộc tỉnh Kumamoto, kinh phí mua tên lửa là 30,9 tỷ yên.
Ngày 6 tháng 6 năm 2014, xe phóng tên lửa Nhật Bản vận chuyển đến đảo Miyako
Bài báo phân tích cho rằng, tên lửa cảm ứng hiện có của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản chủ yếu là tên lửa Type 88, tầm bắn chỉ 150 km, không thể vươn tới vùng biển đảo Senkaku.
Trong khi đó, tên lửa đất đối hạm Type 12 sắp triển khai có tầm bắn đạt 200 km, có thể bao trùm lên vùng biển xung quanh đảo Senkaku, hơn nữa loại tên lửa này thuộc tên lửa bay siêu thấp, không dễ bị radar phát hiện, tỷ lệ bắn trúng rất cao.
Đối với hành động về quân sự này của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã lên tiếng nói ra nói vào, cho rằng họ rất quan ngại, rằng, động thái chính sách an ninh, quân sự của Nhật Bản liên quan đến môi trường an ninh và ổn định chiến lược của khu vực, cũng liên quan đến xu hướng phát triển quốc gia của Nhật Bản.
Trung Quốc đòi Nhật Bản “rút ra bài học lịch sử sâu sắc”, coi trọng mối quan tâm an ninh của “các nước láng giềng châu Á”, thuận theo trào lưu thời đại, đi con đường phát triển hòa bình (như Trung Quốc?), làm nhiều việc có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Liên quan đến vấn đề đảo Điếu Ngư, Trung Quốc lại rêu rao rằng, trước đây hơn 100 trăm năm, Nhật Bản đã đánh chiếm đảo Senkaku của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố Cairo, Thông cáo Postdam.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 Nhật Bản
Nhưng, chiểu theo luận điệu của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, cụ thể là do Công ước Luật biển 1982 ra đời sau khi Trung Quốc sở hữu các đảo, đá, lãnh hải trên Biển Đông, Trung Quốc cho rằng, Công ước này không thể áp dụng cho lãnh thổ, lãnh hải đã được định hình trong lịch sử của Trung Quốc; vậy thì, nếu theo quan điểm trên của Trung Quốc, các văn kiện quốc tế mà họ nói tới chẳng thể áp dụng cho đảo Senkaku và chủ quyền đảo Senkaku nên thuộc về Nhật Bản.
Trung Quốc lu loa rằng, Nhật Bản đã mưu toan đơn phương quốc hữu hóa đảo Senkaku. Trong vấn đề biển Hoa Đông, Trung Quốc đòi Nhật Bản phải “kiểm điểm”, “sửa chữa”.
Như vậy, gần đây, Trung Quốc luôn lu loa với thiên hạ về các “chứng cứ” lịch sử và pháp lý, nhưng chính họ đã tự mâu thuẫn với mình, những lời nói tự “đá” lẫn nhau.
Rõ ràng, những kẻ ăn cướp, kẻ bịp bợm thì có bao giờ có được lời nói nhất quán đâu. Trung Quốc cần từ bỏ dã tâm cướp biển đảo của nước khác, làm nhiều việc có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực, cũng như hòa bình, sống còn của chính Trung Quốc.
Vị trí eo biển Miyako – tuyến đường chủ yếu ra vào Thái Bình Dương của tàu chiến Hải quân Trung Quốc
Theo Giáo Dục