Nhật thực toàn phần lớn nhất trong 16 năm sắp xuất hiện
Nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm sẽ xuất hiện vào ngày 20/3/2015.
Dự báo, vào lúc 09h36 giờ GMT (khoảng 16h36 giờ Việt Nam) ngày 20/3/2015, nhật thực toàn phần sẽ diễn ra tại khu vực châu Âu. Đây là hiện tượng thiên văn kỳ thú được nhiều người chờ đợi.
Nhật thực là gì?
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó, Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.
Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời.
Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, chỉ có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực toàn phần xuất hiện cùng siêu trăng
Chỉ 12 giờ trước khi nhật thực bắt đầu, Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào ngày 20/3/2015.
Khu vực Bắc Âu sẽ quan sát được hiện tượng nhật thực vào ngày 20/3. (Ảnh Reuters)
Vị trí quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần rõ nhất?
Đường đi của nhật thực toàn phần bắt đầu ở giữa Đại Tây Dương và di chuyển lên phía bắc về hướng đảo Greenland, đi vào phía bắc Siberia.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, nhật thực toàn phần lớn nhất trong vòng 16 năm sẽ diễn ra vào ngày 20/3. Lần nhật thực toàn phần này sẽ che tới 90% ánh sáng Mặt Trời tại nhiều khu vực ở châu Âu. Dự kiến, hiện tượng nhật thực toàn phần này sẽ kéo dài khoảng hơn 2 phút.
Vị trí quan sát tốt nhất hiện tượng nhật thực toàn phần lần này là ở đảo Faroe của Đan Mạch. Đây là một trong những lý do khiến địa điểm này được đánh giá là một trong những điểm đến “hot” nhất năm 2015.
Các khu vực quan sát hiện tượng nhật thực ở Vương quốc Anh. (Ảnh Telegraph)
Ngoài ra, vị trí thuận lợi tiếp theo là Iceland và Vương quốc Anh. Tại phía bắc Scotland, Mặt Trăng sẽ che khuất 95% Mặt Trời. London và vùng đông nam của Anh sẽ trải nghiệm cảm giác “chìm trong bóng tối” đến 85%.
Phần còn lại của châu Âu, bắc châu Phi, miền Tây nước Nga và Trung Á sẽ quan sát nhật thực với phần Mặt Trời bị che ít hơn.
Lần nhật thực đầu tiên của năm 2015
Đây là lần nhật thực đầu tiên của năm 2015. Được biết, năm 2015 có 2 lần nhật thực. Nhật thực toàn phần vào ngày 20/3 và nhật thực một phần sẽ diễn ra vào ngày 13/9. Trong khi đó, 2 lần nguyệt thực diễn ra vào ngày 4 và ngày 28/9.
Như vậy, tiếp theo hiện tượng nhật thực toàn phần, khoảng 2 tuần sau chúng ta sẽ được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khác, đó là nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng mặt trăng hoàn toàn đi vào vùng bóng tối của Trái đất khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm thẳng hàng.
Ngày và đêm vào lúc xảy ra nguyệt thực ngày 4/4/2015. Việt Nam sẽ quan sát được nguyệt thực lúc trăng mọc. Đồ họa: NASA.
Trong suốt quá trình này, mặt trăng sẽ dần tối hơn và sau đó sẽ có màu đỏ cam. Hiện tượng này dự báo sẽ kéo dài 9 phút – thời gian diễn ra nguyệt thực ngắn nhất kể từ ngày 13/10/1856.
Người dân thuộc các khu vực dọc theo Thái Bình Dương bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này.
Lần nguyệt thực toàn phần này sẽ quan sát được ở Việt Nam. Mặt Trăng sẽ bị che khuất từ khoảng 4h02 chiều ngày 4/4/2015.
Thiên Bình (Tổng hợp)
Theo_Người Đưa Tin
Đón xem "nguyệt thực đỏ" chiều tối 8-10
Các chuyên gia thiên văn học cho rằng, Mặt trăng máu xuất hiện cùng Mặt trời mọc là hiện tượng thiên văn "song kiếm hợp bích" cực hiếm.
Trang Livescience đưa tin, hiện tượng thiên văn nguyệt thực toàn phần (hay " Mặt trăng máu") diễn ra vào ngày 8/10 tới đây sẽ là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm.
Đó là người quan sát dưới đất sẽ được chứng kiến cùng lúc hai hiện tượng, Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh Mặt trời mọc. Hiện tượng này được gọi là "selenelion" hay thiên thực ngang.
Nhiều nhà khoa học vũ trụ cho rằng, về lý thuyết hiện tượng này không thể xảy ra. Các chuyên gia lý giải rằng, trong hiện tượng nguyệt thực, Mặt trời và Mặt trăng cách nhau chính xác 180 độ trên bầu trời.
Trong một sự liên kết thẳng hàng như vậy (trong thiên văn gọi là "syzygy") thì việc nhìn thấy hai hiện tượng cùng lúc là bất khả thi.
Tuy nhiên, nhờ vào bầu khí quyển của Trái đất, những hình ảnh của cả Mặt trời và Mặt trăng được nổi lên trên đường chân trời qua hiện tượng khúc xạ khí quyển.
Điều này đồng nghĩa nó cho phép chúng ta - những chủ thể ở trên Trái đất có thể nhìn thấy Mặt trời thêm nhiều phút nữa trước khi nó thực sự mọc và Mặt trăng thêm nhiều phút trước khi nó thực sự lặn.
Các chuyên gia thiên văn cho rằng, đây là một trong những hiện tượng thiên văn cực hiếm. Hai mươi lăm năm trước, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Sky & Telescope năm 1989, nhà thiên văn học Bradley Schaefer đã cho nghiên cứu rộng rãi khả năng xuất hiện Mặt trăng khi nó ở vị trí thấp nhất trên bầu trời.
Hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. Do đó, các nhà quan sát chỉ có khoảng 10 - 15 phút để quan sát hiện tượng kỳ thú này.
Những cư dân địa phương ở phía Đông của sông Mississippi sẽ có cơ hội quan sát trực tiếp cảnh tượng "bất thường" này. Với điều kiện cho phép, trời quang mây, không mưa mù, bạn có thể dễ dàng quan sát cảnh tượng có 1-0-2 đó trong khoảng 2 - 9 phút (tùy thuộc vị trí của bạn).
Theo đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng Mặt trời mọc ở phía Đông trong khi Mặt trăng che khuất hoàn toàn ở phía Tây.
Từ đảo Newfoundland, Canada, giai đoạn một phần của nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào khoảng 30 - 45 phút trước khi Mặt trăng lặn. Phần tối sẽ dần xuất hiện ở phía bên trái của Mặt trăng khi Mặt trời bắt đầu mọc.
Trên khắp phía Đông Nova Scotia, bạn chỉ có thể quan sát được phần thấp nhất của Mặt trăng khi nó đi xuống chân trời phía Tây. Xa hơn về phía Nam, phía Tây dọc bờ biển Đại Tây Dương, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chìm trong cái bóng của Trái đất.
Vào tháng 4/2014, chúng ta cũng vừa đón xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay "Mặt trăng máu"). Lúc này bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60 phút. Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng "Mặt trăng máu".
Người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng này bắt đầu vào lúc 17h25 ngày 8/10 (theo giờ Việt Nam) và đạt cực đại vào khoảng 17h54 tới 18h24, lúc này, Mặt trăng sẽ hoàn toàn chuyển sang màu đỏ.
Theo Vietbao
Chiêm ngưỡng mặt trời vòng lửa kỳ lạ cùng nhật thực hình khuyên Nhật thực hình khuyên dự đoán sẽ xảy ra vào hôm nay (29/4) nối tiếp sau hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 15/4 vừa qua. Nhật thực hình khuyên dự đoán sẽ xảy ra vào hôm nay (29/4) Khi xảy ra nhật thực hình khuyên, mặt trời sẽ nhìn giống như một vòng tròn lửa bao quanh mặt trăng....