Nhật thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng xịt

Theo dõi VGT trên

Công ty dược phẩm Shionogi công bố khởi động thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 dạng xịt mũi, bắt đầu vào năm 2022.

Nhật thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng xịt - Hình 1

Thông tin được Shionogi đưa ra hôm 28/9. Ở các quốc gia thiếu nhân lực y tế, vaccine dạng xịt có thể xem là phương pháp tiêm chủng đem lại lợi ích lớn.

Trước đó, vào tháng 7, Shionogi và HanaVax (công ty sáng chế) ký hợp đồng để phát triển vaccine dạng xịt. Theo đó, Shionogi độc quyền phát triển, phân phối sản phẩm trên thị trường. Vaccine chứa chất polysaccharide được đưa vào cơ thể qua đường mũi, tạo khả năng miễn dịch trong hệ hô hấp.

Ngoài ra, Shionogi đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine Covid-19 dạng tiêm dùng cho liều tăng cường, dự kiến được tung ra thị trường vào tháng 3/2022.

Tại Nhật Bản, nhu cầu sử dụng thuốc uống điều trị Covid-19 hiện ở mức cao. Thuốc kháng virus của Shionogi đang trong giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm lâm sàng ở những người nhiễm nCoV không triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh nhẹ.

Cơ chế của thuốc là ngăn chặn một loại enzym mà virus cần để tái tạo. Người bệnh uống một viên mỗi ngày trong 5 hôm đầu mắc Covid-19. Shionogi hy vọng loại thuốc này giúp tránh tình trạng nhiễm nCoV chuyển nặng và làm giảm các triệu chứng như ho, sốt.

Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào tháng 7, thuốc này được sử dụng cho 75 bệnh nhân Covid-19 sức khỏe tốt, tuổi từ 20 đến dưới 55.

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo!

Không có ý nghĩa ngăn chặn Covid-19, sử dụng sản phẩm thuốc xịt mũi hay nước súc miệng có chứa Betadine còn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe không mong muốn khác.

Kể từ khi hydroxychloroquine và thuốc chống ký sinh trùng ivermectin được đồn đại có thể chữa bệnh Covid-19 dứt điểm, đã có rất nhiều phương pháp điều trị có khả năng gây hại cho bệnh nhân Covid-19 được lan truyền trên Internet. Hiện nay, trên mạng xã hội Twitter cũng lan truyền xu hướng chữa bệnh Covid-19 bằng cách dùng Betadine để nhỏ mũi, súc miệng.

Video đang HOT

Vào ngày 8/9, một người dùng Twitter tự nhận là bác sĩ phòng cấp cứu chia sẻ: "Đừng sợ Covid-19 nữa. Điều trị dự phòng căn bệnh này không có gì khó khăn cả. Hàng ngày hãy dùng vài giọt Betadine để xịt mũi và súc miệng bằng Listerine là hoàn toàn không cần phải lo lắng".

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo! - Hình 1

Trên mạng xã hội Twitter cũng lan truyền xu hướng chữa bệnh Covid-19 bằng cách dùng Betadine để nhỏ mũi, súc miệng.

Sau đó, lời khuyên này thu hút được đông đảo mọi người quan tâm, phần lớn là những người thuộc nhóm anti vaccine. Mặc dù vậy, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rằng Betadine không phải là cách an toàn hay đáng tin cậy để ngăn ngừa bệnh Covid-19.

"Không có bằng chứng nào cho thấy povidone iodine (Betadine) có bất kỳ tác động nào đến bệnh Covid-19", BS Amesh A. Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói với Health.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về Betadine và lý do tại sao các bác sĩ thực sự không muốn bất cứ ai dùng nó để súc miệng hay xịt mũi với mong muốn phòng tránh hay điều trị bệnh Covid-19.

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo! - Hình 2

Không có bằng chứng nào cho thấy povidone iodine (Betadine) có bất kỳ tác động nào đến bệnh Covid-19.

Betadine chính xác là gì?

Betadine là tên thương hiệu của một hợp chất hóa học được gọi là povidone iodine hay iodopovidone. TS Adalja cho biết, đó là một dung dịch lỏng màu nâu thường được sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ - nó có thể khử trùng các vết cắt và vết xước thông thường, hoặc làm sạch da trước khi khâu vết thương cũng như trước khi tiến hành các thủ tục phẫu thuật.

Betadine cũng có một loại thuốc súc họng sát trùng với 0,5% povidone iodine, nhưng nó chỉ có tác dụng điều trị và làm giảm các triệu chứng của đau họng. Ngoài ra còn có các loại thuốc thụt rửa với 0,3% povidone iodne giúp giảm ngứa và kích ứng nhẹ ở âm đạo.

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo! - Hình 3

Không dùng Betadine để xịt mũi, súc miệng, họng...

Betadine có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 không?

Tất nhiên là không! Các bác sĩ đều không khuyên bạn sử dụng Betadine để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19 vì không có bằng chứng thực tế nào chứng minh tuyên bố đó là đúng.

Không rõ ý tưởng Betadine có khả năng ngăn ngừa COVID-19 xuất phát từ đâu, nhưng một số nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ dù không đi đến kết luận cuối cùng.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery cho thấy, các nhà khoa học trước đây đã sử dụng povidone iodine qua đường mũi họng để làm giảm tải lượng virus của những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. Các nhà nghiên cứu đã chọn 12 người tham gia làm nhóm đối chứng (nghĩa là không can thiệp) và 12 bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chứa dung dịch povidone iodine 1%, ngoài ra dùng dung dịch này xịt mũi và bôi thuốc mỡ với povidone 10%. Những người tham gia nghiên cứu được hướng dẫn làm điều này 4 lần mỗi ngày và làm liên tục trong 5 ngày.

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo! - Hình 4

Các bác sĩ đều không khuyên bạn sử dụng Betadine để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19 vì không có bằng chứng thực tế nào chứng minh tuyên bố đó là đúng.

Nghiên cứu cho thấy povidone iodine "có thể làm giảm việc vận chuyển virus SARS-CoV-2 ở người lớn mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình" nhưng điều đó có nghĩa là nó chỉ làm giảm lượng virus trong mũi của một người khi họ đã bị nhiễm Covid-19. Chưa kể, dung dịch povidone iodine cũng có một số tác dụng phụ đáng sợ: 42% bệnh nhân tiếp xúc với nó bị "rối loạn chức năng tuyến giáp", "ngứa mũi khó chịu".

Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu kết luận rằng cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của povidone iodine đối với virus SARS-CoV-2.

Mặc dù vậy, TS Cassandra M. Pierre (một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và giám đốc y tế của các chương trình y tế công cộng tại Trung tâm Y tế Boston) khẳng định, không có nghiên cứu nào cho thấy Betadine hoặc povidone iodine có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 một cách chi tiết, rõ ràng. Bà khẳng định "Không có dữ liệu đáng tin cậy" cho thấy rằng povidone iodine có thể giúp ngăn ngừa bệnh Covid-19 cũng như sự lây lan của nó.

Xuất hiện trào lưu dùng Betadine làm thuốc xịt mũi, nước súc miệng để ngăn chặn Covid-19: Chuyên gia lên tiếng cảnh báo! - Hình 5

Cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của povidone iodine đối với virus SARS-CoV-2.

Gần đây, nhà sản xuất của Betadine, Avrio Health, cũng đã đưa ra tuyến bố trên trang web của mình cảnh báo khách hàng không nên sử dụng Betadine để ngăn ngừa Covid-19. "Betadine Antisaper Sore Throat Gargle" chỉ để giảm đau họng tạm thời. Các sản phẩm thuốc sát trùng Betadine đã không được chứng minh là có hiệu quả để điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19 cũng như bất kỳ loại virus nào khác", đại diện nhà sản xuất lên tiếng.

Sử dụng Betadine dưới dạng nước súc miệng hoặc thuốc xịt mũi có gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào cho sức khỏe không?

Chắc chắn là có! Ngoài việc không hữu ích, việc để povidone iodine qua đường mũi họng cũng có thể gây ra những tổn hại sức khỏe. Theo TS Adalja, povidone iodine thường được sử dụng để súc miệng trị viêm họng nhưng vô tình nuốt phải nó - cho dù bạn nuốt nó qua đường miệng hay đưa lên mũi và nó chảy xuống đường cổ họng - đều có thể gây ảnh hưởng cho đường tiêu hóa.

Vị chuyên gia cho biết thêm, sử dụng povidone iodine liều cao cũng có thể gây ra các vấn đề về thận, ảnh hưởng chức năng tuyến giáp (nghiên cứu của JAMA cũng công nhận điều này). Chưa kể, nó có thể làm xỉn màu niêm mạc miệng lưỡi, thậm chí gây kích ứng phổi và khó thở.

Hiện tại, các phương pháp tốt nhất, an toàn nhất dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa Covid-19, tránh nguy cơ gặp biến chứng nặng phải nhập viện vẫn là tiêm vắc-xin và đeo khẩu trang, dùng sát khuẩn. Người dân không nên làm theo những trào lưu chưa được kiểm chứng lan tràn trên mạng xã hội, tránh tiền mất tật mang.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở MỹPhát hiện hóa thạch 'ngoài hành tinh' gần thị trấn 'ma' ở Mỹ
06:51:34 23/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵBệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ
10:59:54 23/12/2024
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răngĐiều trị cười hở lợi bằng niềng răng
11:16:48 23/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chânPhát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
19:18:54 23/12/2024
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm3 việc người già không nên làm vào sáng sớm
19:53:23 23/12/2024

Tin đang nóng

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangLời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
22:48:46 23/12/2024
Cặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấyCặp sao Việt tái hợp lần 6 gây sốt MXH, nhà gái thăng hạng nhan sắc ngoạn mục nhờ làm 1 điều chưa từng thấy
23:49:02 23/12/2024
Quỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phụcQuỳnh Nga - Việt Anh check-in ở Tokyo, NSND Thu Quế tuổi 55 trẻ đẹp khi mặc quân phục
23:33:36 23/12/2024
Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2Mỹ nhân 1.000 ngày không ai mời đóng phim vì gương mặt biến dạng, hết thời vẫn sống sung túc trong biệt thự 4.000 m2
23:43:04 23/12/2024
Sự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ SoobinSự thật về anh chàng bán lạp xưởng gây sốt vì ngoại hình giống ca sĩ Soobin
21:54:50 23/12/2024
Sự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ chaSự nghiệp của Thích Tiểu Long: Thành công nhờ cha, thất bại cũng từ cha
21:15:20 23/12/2024
Quán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảmQuán quân Học viện cải lương 2024 khoe dáng, vũ đạo gợi cảm
23:26:00 23/12/2024
Nhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịpNhan sắc đẹp tuyệt trần của nữ chính Karate Kid bản gốc, sau 40 năm vẫn cực đỉnh cao khó ai bì kịp
23:54:33 23/12/2024

Tin mới nhất

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.
Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

Loại cây cỏ của Việt Nam được xem là thuốc quý nhưng ít ai biết, tại phương Tây được săn lùng

20:46:22 23/12/2024
Loại cây này mọc dại tại nhiều nơi nhưng chưa nhiều người biết tới công dụng thực sự của nó.
Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

Đồng thời mổ lấy thai và phẫu thuật viêm ruột thừa cấp cho sản phụ mang thai 36 tuần

20:43:29 23/12/2024
Tại đây, qua quá trình thăm khám và hội chẩn liên chuyên khoa, sản phụ được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trên nền mang thai 36 tuần 5 ngày và có biểu hiện chuyển dạ.
Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước

20:35:12 23/12/2024
Với những trường hợp nặng, bệnh thường tiến triển nhanh, thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 10 đến 14 ngày nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc. Bà G may mắn được nhập viện kịp thời.
Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

Chữa đột quỵ bằng 'ho mạnh, sấy vào gáy', bác sĩ lên tiếng

20:28:31 23/12/2024
Khi cơn đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua sẽ làm mất 2 triệu tế bào thần kinh. Do đó, phải tiếp cận điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo điều trị, uống bất cứ loại thuốc gì làm chậm quá trình can thiệp cho nạn ...
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên

20:25:17 23/12/2024
Theo chuyên gia y tế, việc tham gia các hoạt động thể thao không chuyên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.
Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc

20:21:03 23/12/2024
Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, Bộ Y tế cũng khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn.
6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

6 tác dụng của hoa dâm bụt với sức khỏe

20:08:14 23/12/2024
Mỡ máu cao là vấn đề nguy hiểm vì có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy trà dâm bụt tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam

19:51:15 23/12/2024
Dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy RBS2418 có hiệu quả tiềm năng chống lại sự tiến triển của khối u, cả khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp với thuốc ức chế chốt kiểm miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Bom tấn đang khuynh đảo màn ảnh Hàn hiện tại: Dàn cast siêu xịn sò, nam chính đẹp mê mẩn còn là "vua phim bộ"

Phim châu á

07:16:19 24/12/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Firefighters (tạm dịch: Lính Cứu Hỏa) hiện đang khuynh đảo phòng vé Hàn Quốc với sự góp mặt của Joo Won
10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

10 mỹ nhân viral nhất Trung Quốc 2024: Bản sao Lưu Diệc Phi bét bảng, hạng 1 càng bị ném đá càng hot

Hậu trường phim

07:12:10 24/12/2024
Năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của các nữ diễn viên sinh thuộc lứa 95 trên màn ảnh nhỏ. Mỗi người một vẻ, mỗi người một tài, họ đã cùng nhau tạo nên một bức tranh đa màu sắc của làng phim truyền hình.
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"

Sao việt

06:51:21 24/12/2024
Thời gian qua, thông tin ca sĩ Như Quỳnh mời Hồ Văn Cường biểu diễn cùng trong liveshow của mình gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều
Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Một nữ ca sĩ Vpop đáp trả tin đồn bị đòi 1,5 tỷ đồng

Nhạc việt

06:48:38 24/12/2024
Sau tin đồn bị đòi nợ hơn 1,5 tỷ, Liz Kim Cương đáp trả bằng một bản ballad ngọt ngào mang tên Tình Yêu Không Như Phim Hàn Quốc
Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhóm nhạc san bằng kỷ lục với BTS, là "phép màu" của đế chế giải trí đang xuống dốc

Nhạc quốc tế

06:41:20 24/12/2024
Là nhóm nhạc có fanbase quốc tế nổi bật nhất Kpop hiện tại, màn comeback của Stray Kids lập tức thiết lập nên nhiều thành tích khủng.
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"

Netizen

06:29:50 24/12/2024
Trong đêm, người dân ở Long An phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở trước cổng chùa, bên cạnh có tờ giấy nhờ nuôi bé nên người.
Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Mùa Giáng sinh, làm cánh gà nướng mật ong mù tạt thơm nức mũi chiêu đãi cả nhà

Ẩm thực

06:02:43 24/12/2024
Cánh gà nướng mật ong mù tạt là món ăn tuyệt vời cho những buổi tiệc, bữa ăn nhẹ hoặc trong mùa Giáng sinh quây quần cùng gia đình.
Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thái Lan siết chặt biên giới với Myanmar vì bệnh tả

Thế giới

06:02:33 24/12/2024
Theo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan, dịch tả đang lây lan tại thành phố Shwe Kokko ở Myanmar gần với biên giới Thái Lan. Hiện Thái Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh tả và đều ở tại huyện Mae Sot, tỉnh biên giới Tak.
Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Jennifer Lopez chia sẻ về khó khăn hậu ly hôn Ben Affleck

Sao âu mỹ

05:58:29 24/12/2024
Ngôi sao 55 tuổi Jennifer Lopez vượt qua khó khăn bằng cách nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra là vì cô cần rút ra bài học cho chính mình.
Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Xuân Son muốn ghi hat-trick vào lưới Singapore

Sao thể thao

00:55:03 24/12/2024
Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son cho biết anh muốn ghi 3 bàn vào lưới Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Khám phá những loài vẹt độc đáo trên thế giới

Lạ vui

00:54:37 24/12/2024
Họ vẹt (Psittacidae) gồm những loài chim rừng có màu sắc sặc sỡ, mỏ ngắn và quặp, sống ở các khu vực nhiệt đới. Với đặc tính thú vị, nhiều loài vẹt đã trở thành vật nuôi phổ biến trên thế giới.