Nhật thông qua dự luật vũ trang hạt nhân
The Tokyo Shimbun, một tờ báo hàng đầu Nhật, hôm 21/6 đưa tin, các thượng nghị sĩ nước này đã thông qua một sửa đổi với Luật năng lượng nguyên tử cơ bản, cho phép sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích “an ninh quốc gia”.
Việc sửa đổi trên làm dấy lên những đồn đoán rằng động thái này có thể bị coi là một mối đe dọa với an ninh khu vực tại Đông Bắc Á và có thể dẫn tới việc Nhật sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo báo Nhật, Thượng viện nước này đã thông qua một sửa đổi của Luật năng lượng nguyên tử cơ bản, vốn phác thảo các quy định sử dụng và an toàn của năng lượng hạt nhân, bằng cách bổ sung thêm một thông tin mới vào Chương II – chi phối chính sách cơ bản.
Dự luật trên nhằm thiết lập một cơ quan điều hành hạt nhân độc lập sau thảm họa nguyên tử hồi năm ngoái tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, song cụm từ này cũng có thể mở đường cho Nhật sản xuất vũ khí hạt nhân, tờ Tokyo Shimbun đưa tin.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên trong vòng 34 năm, luật này được sửa đổi và phần sửa đổi không được công bố rộng rãi hay được thảo luận trước. Tuyên bố về việc sửa đổi đã nêu ra mục đích của việc sử dụng năng lượng hạt nhân tại Nhật như để hỗ trợ an ninh quốc gia, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân, bảo tồn môi trường
Trước đó, Luật năng lượng nguyên tử cơ bản của Nhật giới hạn chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Luật năng lượng nguyên tử của Nhật ghi rõ “việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân có thể bị giới hạn ở những mục đích hòa bình và việc xuất, nhập khẩu, sở hữu…nhiên liệu hạt nhân sẽ phải tuân thủ các quy định về kiểm soát mục đích”.
Nhật thông qua Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân 1968 vào năm 1976 và Hiệp ước về bảo vệ các vật liệu hạt nhân 1979 vào năm 1988, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về các luật hạt nhân của những nước thành viên.
Động thái mới nhất của Quốc hội Nhật đã khuấy lên chỉ trích từ các học giả và nhóm công dân ở Nhật.
Theo VietNamNet
Nhật Bản đạt được thỏa thuận khởi động nhà máy điện hạt nhân
Tuy nhiên, quyết định này cũng sẽ khiến dư luận Nhật Bản tiếp tục chia rẽ sâu sắc trong vấn đề tiếp tục hay từ bỏ điện hạt nhân
Sáng 14/6, chính quyền thị trấn Oi, tỉnh Fukui đã đồng ý cho 2 lò phản ứng của Nhà máy điện hạt nhân Oi nằm ở thị trấn được tái khởi động. Đây được coi là quyết định bước ngoặt trong nỗ lực tái khởi động các lò phản ứng nhằm khôi phục lại ngành công nghiệp điện hạt nhân của Nhật Bản.
Trong cuộc họp của Hội đồng thị trấn Oi, Thị trưởng Shinobu Tokioka cho biết, quyết định được đưa ra dựa trên đánh giá của Ủy ban An toàn hạt nhân của tỉnh Fukui.
Nhà máy điện hạt nhân Oi (Ảnh: Internet)
Ủy ban này hôm 10/6 đã đưa ra báo cáo cho rằng, Nhà máy điện hạt nhân Oi đã được đảm bảo an toàn. Ông Tokioka cho rằng lời kêu gọi của Thủ tướng Nhật Bản Noda đối với sự cần thiết của việc tái khởi động các lò phản ứng điện hạt nhân đã tác động đến quyết định của ông.Thị trưởng Tokioka nhấn mạnh: "Tôi ra quyết định đồng ý cho tái khởi động là do tình hình năng lượng của đất nước. Năng lượng hạt nhân là cần thiết trong một thời gian nhất định đối với sự phát triển của nền công nghiệp".
Cũng trong ngày hôm nay, Hội đồng tỉnh Fukui đã có cuộc họp bàn về việc tái khởi động lò phản ứng số 3 và số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Oi. Phần lớn các thành viên trong Hội đồng đều đồng ý cho tái khởi động.
Tỉnh trưởng tỉnh Fukui dựa trên quyết định của chính quyền thị trấn Oi và của Hội đồng tỉnh sẽ thông báo về quyết định chính thức của chính quyền địa phương trong cuộc gặp với Thủ tướng Noda vào ngày mai (15/6).
Nhiều khả năng, Thủ tướng Noda sẽ ra quyết định cuối cùng về việc tái khởi động 2 lò phản ứng vào ngày 16/6 tới. Nếu quyết định này được đưa ra, đây sẽ là lò phản ứng thương mại đầu tiên được tái khởi động kể từ khi xảy ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011. Đây cũng được coi là bước tiến quan trọng trong nỗ lực khôi phục lại ngành công nghiệp hạt nhân của chính phủ Nhật Bản.
Nhưng việc tái khởi động Nhà máy điện Oi sẽ khiến dư luận Nhật Bản tiếp tục chia rẽ sâu sắc trong vấn đề tiếp tục hay từ bỏ điện hạt nhân./.
Theo VOV
Đòi chính phủ Đức bồi thường 19 tỉ USD Các công ty điện của Đức đang đâm đơn kiện chính phủ, yêu cầu bồi thường 19 tỉ USD (15 tỉ euro) vì chính phủ quyết định từ bỏ điện hạt nhân. Người biểu tình phản đối nhà máy điện hạt nhân Temelin ở Passau, phía nam Đức ngày 12-6. Nhà máy của CH Czech chỉ cách biên giới Đức - Czech 60km....