Nhật thắng Trung Quốc về dự án xây cảng tại Bangladesh
Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc trong việc giành quyền xây dựng một cảng nước sâu tại Matarbari của Bangladesh, có vị trí chiến lược quan trọng trên Ấn Độ Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina trong chuyến thăm hồi tháng 9.2014 – Ảnh: AFP
Việc xây dựng cảng Matarbariở vùng bờ biển phía đông nam Bangladesh dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 1.2016, theo tờJapan Times (Nhật Bản) ngày 5.7.
Dự án này sẽ đánh dấu bước lùi của Trung Quốc tại Nam Á, nơi mà nước này đang tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ kinh tế và quân sự. Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng đến từ khu vực này. Vùng vịnh Bengal cũng là nơi mà Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang đầu tư nhiều tỉ USD nhằm đảm bảo các nguồn lợi kinh tế trong các thập niên tới.
Việc Nhật Bản có được dự án này cũng là tin xấu đối với kế hoạch xây dựng một bến cảng cách đó 25 km của Trung Quốc. Ông Krispen Atkinson, nhà phân tích hàng hải thuộc hãng nghiên cứu thị trường IHS (Mỹ), cho rằng với các chi phí xây dựng các tuyến đường sắt và hệ thống kênh rạch tiếp cận bến cảng, thì cảng của Trung Quốc có thể không phải là lựa chọn được xem xét đến.
Chính quyền Bangladesh đã xác nhận dự án xây cảng Matarbari sẽ bắt đầu triển khai vào đầu năm 2016, trong khi đó các cuộc đàm phán về việc xây dựng cảng tại đảo Sonadia được Trung Quốc hỗ trợ cũng đang diễn ra.
Mực nước ở cảng Matarbari có độ sâu 18 m, đủ để các tàu chở container lớn nhất có thể neo đậu, theo ông Atkinson. Các vùng nước tại 2 bến cảng chính của Bangladesh là Chittagong và Mongla đều rất nông và tàu thuyền phải đợi thủy triều lên xuống để có thể ra vào cảng. Tàu lớn thì phải trung chuyển hàng qua các tàu nhỏ hơn để vào cảng. Trong khi đó, quãng đường quay đầu dài khiến chi phí tại cảng Chittagong cao gấp nhiều lần các cảng ở các nước lân cận.
Tàu bốc dỡ hàng tại cảng Chittagong, Bangladesh – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trung Quốc đã công khai ủng hộ dự án xây cảng Sonadia từ năm 2012 và tưởng như thỏa thuận sẽ được ký kết khi Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina sang thăm Trung Quốc vào năm 2014. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Bangladesh, ông A.H.M. Mustafa Kamal cho biết chính phủ đã suy nghĩ lại về dự án Sonadia từ khi có kế hoạch xây cảng Matarbari, cách đó chỉ 25 km. Ông Kamal nói rằng một số nước, gồm Ấn Độ và Mỹ đang chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Akihiko Tanaka, chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhấn mạnh rằng cảng Matarbari có thể là một cửa ngõ thương mại quan trọng cho các nước châu Á và thế giới.
Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp cho phía Bangladesh khoản vay 600 tỉ yen (4,8 tỉ USD) cho việc xây dụng dự án này.
Các cảng biển tại Ấn Độ Dương rất có giá trị đối với cả Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là khu vực nắm giữ hầu hết giao thương về dầu mỏ trên thế giới và cũng là cửa ngõ đi vào một số nước đông dân và thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Các nước nghèo gặp họa vì J-7 quá nát của Trung Quốc
Một chiến đấu cơ F7 của không quân Bangladesh bị rơi xuống biển, nối dài con số những vụ tai nạn của chiếc tiêm kích J7 do Trung Quốc sản xuất.
Phi đội F-7 của không quân Bangladesh
J-7 rơi, lợi dụng khoe mẽ vũ khí Trung Quốc trong quân đội Bangladesh
Bài viết trên Chinanews ngày 1-7 cho biết, một chiếc máy bay tiêm kích F-7 (phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu J-7 Trung Quốc), thuộc lực lượng không quân Bangladesh đã gặp sự cố và bị rơi xuống khu vực biển ở cửa vịnh Bengal, trong khi đang tiến hành bay huấn luyện.
Bài viết cho biết, tất cả các tiêm kích F-7 của nước này đều do Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu sang cho nước này. Ngoài Bangladesh, F-7 cũng được Trung Quốc bán cho một số nước khác như ở châu Á và châu Phi như Pakistan, Myanmar, Triều Tiên, Nigeria, Nammibia...
Hiện nay, không quân Trung Quốc đã lần lượt loại biên J-7 nhưng F-7 vẫn còn hiện diện trong lực lượng không quân của nhiều nước châu Á và ngay cả sau khi đã loại biên, nước này vẫn tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này cho một số nước nghèo, ngân sách quốc phòng ít ỏi.
Sau khi sự cố xảy ra, lực lượng hải quân và hải cảnh nước này đã ngay lập tức triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ, sau đó đã trục vớt được một phần thân máy bay méo mó, dị dạng. Trong số các tàu tham gia cứu hộ, có những tàu tuần tiễu do Trung Quốc chế tạo.
Điều đáng nói là tiêu đề bài viết trên trang mạng này tỏ rõ việc khoe mẽ là lực lượng không quân, hải quân Bangladesh đều sử dụng các trang bị, vũ khí Trung Quốc, trong khi không hề đề cập một dòng nào về việc chiếc máy bay rơi lúc nào và tình hình phi công ra sao.
Chiếc tàu tuần tiễu Bangladesh được báo chí Trung Quốc cho là do nước này sản xuất
Qua tìm hiểu ở báo chí Bangladesh cho thấy, 1 chiếc máy bay chiến đấu F-7 của Không quân nước này đã bị rơi xuống biển sau khi cất cánh từ căn cứ Zahurul Haque, bên cạnh Sân bay Quốc tế Shah Amanat ở Chittagong. Phi công của máy bay là Đại úy Rumman Tahmid Chowdhury đã thiệt mạng.
Theo nguồn tin, chiếc F-7 bị mất liên lạc với đài chỉ huy lúc lúc 11h10 trưa ngày 29-6, đến 11h45 cùng ngày, người phát ngôn của không quân Bangladesh (BAF) xác nhận rằng chiếc máy bay đã bị rơi xuống khu vực biển ở vịnh Bengal, cách bờ biển Patenga khoảng gần 10km.
Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc trong lực lượng không quân Bangladesh bị rơi. Vào tháng 9-2010, một chiếc F-7 của Không quân Bangladesh đã gặp trục trặc và "khựng lại" trên không trước khi lao xuống sông Karnaphuli, may mắn là viên phi công đã kịp nhảy dù và không bị thương.
Một năm trước đó, chiếc máy bay huấn luyện của Không quân Bangladesh là FT-6 đã gặp nạn và phát nổ ngay sau khi cất cánh, viên phi công duy nhất cũng may mắn nhảy dù kịp thời.
FT-6 là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu J-6 của Trung Quốc, sản xuất dựa trên nguyên mẫu MiG-19 của Nga, với công nghệ còn lạc hậu hơn cả J-7/F-7.
Một phần thân chiếc F-7 của Bangladesh được trục với từ dưới đáy biển lên
Khái quát về máy bay chiến đấu J-7
J-7 là loại máy bay chiến đấu được Trung Quốc chế tạo trên nguyên mẫu Mig-21 của Liên Xô. Vào đầu thập niên 50, Mig-21 là loại máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới, lúc đó công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc mới chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Đầu thập niên 60, khi Liên Xô ồ ạt viện trợ quân sự cho các nước đồng minh nhằm nâng cao sức mạnh của khối XHCN, Trung Quốc và Liên Xô đã ký một hiệp định cho phép Trung Quốc được sản xuất máy bay chiến đấu Mig-21 và động cơ R-11F-300, theo dây chuyền công nghệ do Liên Xô cung cấp.
Việc chế tạo J-7 do cả 3 nhà máy chế tạo máy bay nổi tiếng của Trung Quốc lúc đó là Thành Đô, Thẩm Dương và Quý Châu đồng loạt sản xuất. Đến tháng 1-1966, chiếc J-7 đầu tiên chính thức bay thử tại nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương (hiện là công ty tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc - AVIC).
Từ khi bắt đầu chế tạo cho đến khi chấm dứt cải tiến năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất 1500 chiếc với 7 phiên bản gồm 13 loại (một số loại không sử dụng trong lực lượng không quân Trung Quốc mà chỉ dành cho xuất khẩu sang Ai Cập, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Pakistan...).
Theo_Báo Đất Việt
Động đất ở Ấn Độ rung chuyển Nepal, Bangladesh Một trận động đất cường độ 5,6 độ Richter xảy ra tại vùng Assam, Ấn Độ sáng 28.6, làm rung chuyển các nước lân cận như Bhutan, Bangladesh, Nepal. Một người lính làm nhiệm vụ tại trận động đất ở Nepal hồi tháng 4.2015 - Ảnh: AFP Tâm chấn động đất nằm cách thị trấn Bausgaon, bang Assam 23 km về phía bắc....