Nhật tăng cường hỗ trợ ông Nam Á
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi vừa kết thúc chuyến thăm các nước Đông Nam Á và quốc gia ở Thái Bình Dương Papua New Guinea để trấn an các nhà lãnh đạo khu vực về sự hỗ trợ của Tokyo trong thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, cũng như thảo luận việc dỡ bỏ lệnh cấm đi lại và thảo luận các cơ hội kinh tế mới.
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi (trái) và người đồng cấp Lào Saleumxay Kommasith tại cuộc gặp hôm 23-8. Ảnh: EPA-EFE
Chuyến công du của nhà lãnh đạo ngoại giao xứ hoa anh đào bắt đầu vào ngày 13-8 đã kết thúc tại Myanmar hôm 24-8 sau khi ông lần đầu gặp Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong khi cả 2 nhà lãnh đạo đồng ý mở cửa lại biên giới và nới lỏng các hạn chế đi lại, Ngoại trưởng Motegi cam kết cho Myanmar vay 30 tỉ yen (tương đương 283 triệu USD) để hỗ trợ ngân sách khẩn cấp và 15 tỉ yen để giúp các công ty vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hong Kong, Ngoại trưởng Motegi đã có các cuộc hội đàm tương tự ở Lào và Campuchia vào cuối tuần qua. Tại Lào, ông Motegi hứa viện trợ khoản tiền không hoàn lại trị giá gần 2 tỉ yen để Viêng Chăn nâng cấp trường học và 500 triệu yen để mở rộng các tuyến xe buýt. Trong khi đó tại Campuchia, ông Motegi cho hay Tokyo sẽ tiếp tục hỗ trợ Phnom Penh phát triển kinh tế thông qua kế hoạch xây dựng “hành lang kinh tế” hoặc các tuyến đường nối với Thái Lan và Việt Nam. Trước đó, Ngoại trưởng Motegi đã đến thăm Singapore và Malaysia từ ngày 13 đến 15-8. Tại 2 nước này, ông đã thảo luận với những người đồng cấp về thúc đẩy quan hệ song phương cũng như tình hình khu vực, bao gồm sự gia tăng căng thẳng ở Biển ông.
Video đang HOT
Chuyến thăm ông Nam Á của Ngoại trưởng Motegi diễn ra giữa lúc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và sự quyết đoán tại khu vực, bao gồm vấn đề Biển ông, cũng như mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Bắc Kinh và Tokyo trong tranh chấp quần đảo Senkaku/iếu Ngư trên biển Hoa ông.
David Arase, chuyên gia chính trị quốc tế tại Trung tâm ại học Nam Kinh (Trung Quốc) – một cơ sở của ại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định đại dịch COVID-19 đã mang lại cho Nhật Bản cơ hội tốt để thiết lập các mối quan hệ đối tác mới khi mà nước này chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Theo ông Arase, chuyến thăm của ông Motegi đến ông Nam Á rõ ràng là mang tính chất chính trị và chiến lược. Hồi tháng 7, Nhật Bản thông báo sẽ hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 11,6 tỉ yen (109 triệu USD) cho 5 nước sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, tại Papua New Guinea, Ngoại trưởng Motegi hôm 21-8 cam kết với Thủ tướng nước chủ nhà James Marape rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục “hỗ trợ mạnh mẽ”, giúp quốc gia Thái Bình Dương phục hồi kinh tế. Ông Motegi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của “trật tự hàng hải tự do và cởi mở, dựa trên pháp quyền vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn ộ Dương – Thái Bình Dương”. Trước đó, Tokyo hồi tháng 6 tuyên bố sẽ cung cấp cho Papua New Guinea 1,9 tỉ yen viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như cải thiện an ninh hàng hải của nước này.
Nhật Bản tăng ca nCoV cao kỷ lục
Nhật Bản ghi nhận thêm hơn 1.300 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, đánh dấu ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất kể từ khi bùng phát dịch.
Ca nhiễm nCoV tại Nhật Bản đã vượt 33.000 trường hợp, trong đó hơn 1.000 người chết. Tokyo, điểm nóng Covid-19 của Nhật Bản, hôm 30/7 cũng tăng kỷ lục 367 ca nhiễm mới, nâng tổng ca nCoV vượt 12.200.
Thống đốc Tokyo Koike Yuriko kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài không cần thiết cũng như tụ tập ăn nhậu. "Chúng ta đang đối mặt với tình huống khẩn cấp và đang trên bờ vực gia tăng các ca nhiễm. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp để hạn chế nó", bà Yuriko nói.
Tokyo đang yêu cầu các nhà hàng, quán bar và quán karaoke phục vụ rượu rút ngắn thời gian hoạt động vào tháng tới. Những cơ sở chỉ mở cửa trong khoảng thời gian 5h-22h sẽ được nhận trợ cấp từ chính quyền.
Tuy nhiên, nhiều chủ quán bar cho biết số tiền hỗ trợ khoảng 2.000 USD không đủ để họ giảm thời gian hoạt động. "Tiền thuê nhà ở Tokyo rất cao. Tôi không nghĩ khoản trợ cấp này để để bù lỗ cho bất cứ cơ sở nào", Kitamura Ryohei, một chủ quán bar, cho biết.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt du khách tới công viên Tokyo Disneyland, Nhật Bản, hôm 1/7. Ảnh: AFP.
Tokyo đang là điểm nóng Covid-19 tại Nhật Bản, khi số ca nhiễm mới hàng ngày ở thủ đô trung bình vượt 200 ca trong những ngày qua. Hiệp hội Y khoa Tokyo cho biết số người yêu cầu được xét nghiệm đã vượt quá khả năng tại một số địa điểm và gây ra chậm trễ. Hiệp hội đang lên kế hoạch yêu cầu các phòng khám tiến hành xét nghiệm.
Các khu vực khác ở Nhật Bản cũng đang chứng kiến các ca nhiễm nCoV tăng nhanh chóng. Osaka hôm 30/7 tăng 190 ca nhiễm mới, sau khi tăng hơn 220 trường hợp trước đó một ngày. Các tỉnh Okinawa và Fukuoka cùng ngày cũng báo cáo tăng ca nhiễm mới nCoV kỷ lục.
Tuy nhiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay tuyên bố không cần tái áp đặt tình trạng khẩn cấp do Covid-19, nhắc lại lập trường của chính phủ nước này trong bối cảnh ca nhiễm nCoV gia tăng toàn quốc. Ông Suga cho biết xu hướng lây nhiễm gần đây khác với tình hình dịch hồi tháng ba và tháng 4.
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/7 thông báo sẽ dỡ lệnh cấm tái nhập cảnh với những người nước ngoài có giấy phép cư trú tại quốc gia này bắt đầu từ ngày 5/8. Trước đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cũng cho biết các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam sẽ nối lại trong tháng này, trong đó các du khách nhập cảnh vào Nhật Bản sẽ phải cách ly 14 ngày .
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 17,4 triệu người nhiễm, hơn 675.000 người chết và gần 11 triệu người hồi phục.
Nhật Bản nới hạn chế đi lại với Việt Nam Nhật Bản cho biết các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam dự kiến nối lại trong tháng này, khi Tokyo dần nới hạn chế với người nước ngoài. Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm 22/7 cho biết các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam, Thái Lan sẽ nối lại trong tháng này. Các du khách nhập cảnh vào...