Nhật sẽ tuần tra thường xuyên với Mỹ ở Biển Đông
Quân đội Nhật sẽ tham gia tuần tra thường xuyên với quân đội Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ở vùng biển này và đẩy Tokyo vào thế phải can thiệp sâu hơn vào an ninh khu vực.
Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Nhật tham gia tập trận chung với Philippines – Ảnh: AFP
Tờ Wall Street Journal ngày 25.6 cho biết, Nhật chưa có kế hoạch này nhưng đó sẽ là lựa chọn của Tokyo để đối phó Bắc Kinh.
Tờ báo này phỏng vấn một vị tướng cao cấp của quân đội Nhật nói rằng việc xây đảo nhân tạo phi pháp gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây “quan ngại rất nghiêm trọng” đối với Nhật Bản, quốc gia dựa phần lớn vào giao thông đường biển và cả khu vực Biển Đông.
“Tất nhiên, vùng biển này tối quan trọng đối với an ninh của Nhật”, Đô đốc Katsutoshi Kawano phát biểu với Wall Street Journal. “Chúng tôi không có kế hoạch tuần tra, thăm dò nào ở Biển Đông trong thời gian này, nhưng tùy vào tình hình tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm điều đó”.
Nhưng Đô đốc Kawano không nói những hành động với mức độ cụ thể nào của Bắc Kinh sẽ khiến Nhật có hành động quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông.
Tuy nhiên, với người Mỹ, Lầu Năm Góc sẵn lòng chào đón sự hiện diện của quân đội Nhật hay bất kỳ đồng minh nào, vì điều đó giúp Washington thêm tay thêm mắt trong việc giữ gìn an ninh hàng hải trên Biển Đông.
“Tôi xem Biển Đông như vùng biển quốc tế, không thuộc quốc gia nào, và vì vậy Nhật sẽ được chào đón trong các cuộc tuần tra”, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một lần ở Tokyo đầu tháng 6 qua.
Video đang HOT
Muốn hợp tác với nhiều nước quan tâm đến Biển Đông
Hải quân Nhật vừa kết thúc tập trận với Philippines ở đảo Palawan, cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam hàng trăm cây số. Trong cuộc tập trận lần thứ 2 trong vòng hơn một tháng này, Nhật đã sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion mà đô đốc Kawano mô tà là “có khả năng siêu hạng trong phát hiện tàu ngầm và vật thể khác dưới biển”. Ý của vị tướng này nói đến tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ẩn giấu dưới lòng Biển Đông.
Đô đốc Kawano nắm quyền lãnh đạo quân đội từ cuối năm ngoái khi Thủ tướng Shinzo Abe tính chuyện dỡ bỏ lệnh hạn chế kéo dài hàng chục năm lên quân đội Nhật. Thủ tướng Abe cho rằng sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên buộc Tokyo phải thay đổi chiến lược quân sự.
“Vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung khi hải quân Trung Quốc ngày càng khoa trương sức mạnh trên Biển Đông, và chi tiêu ngân sách cho quốc phòng của họ ngày càng lớn”, Đô đốc Kawano nhận định. “Bởi vì thiếu sự minh bạch nên chúng ta cảm thấy quan ngại về hành động của Trung Quốc”.
Hồi tháng 4 năm nay, Mỹ – Nhật lần đầu tiên trong vòng 18 năm qua đã sửa đổi hiệp ước hợp tác quốc phòng, cho phép quân đội Nhật tham gia vào việc giữ gìn an ninh ở Châu Á. Thủ tướng Abe sẽ phải thông qua nhiều bộ luật để sửa đổi luật trong nước, đây là trở ngại không nhỏ đối với chính phủ của ông vì sự thận trọng của nhiều nghị sĩ ở quốc hội.
Ngoài Mỹ, Nhật cũng muốn hợp tác quân sự với Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Hàn Quốc, nước đang có nhiều bất đồng với Nhật vì những vấn đề của quá khứ chưa được giải quyết.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật cân nhắc cùng Mỹ tuần tra chung trên Biển Đông
Người đứng đầu quân đội Nhật, đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại gần đây trong khu vực.
Tuyên bố trên được vị tham mưu trưởng liên quân, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Theo đó, ông Kawano cho rằng những động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc mới đây đang khuyến khích Nhật phải giữ vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông khiến Nhật lo ngại sâu sắc. (Ảnh: SCMP)
Đô đốc Kawano khẳng định việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo gây ra "những mối quan ngại rất nghiêm trọng" cho Tokyo, một quốc gia thương mại với nhiều hàng hóa được vận chuyển trên các tuyến hàng hải qua khu vực này.
"Tất nhiên, khu vực đó hết sức quan trọng với an ninh của Nhật", đô đốc Kawano khẳng định. "Chúng tôi hiện chưa có kế hoạch tiến hành tuần tra tại Biển Đông, nhưng tùy theo tình hình, tôi nghĩ có khả năng chúng tôi sẽ xem xét việc này".
Ông Kawano không nêu cụ thể hành động nào từ phía Trung Quốc có thể khiến Nhật cân nhắc việc tuần tra, cũng như bất kỳ hành động nào của quân đội Nhật bên ngoài biên giới nước này có khả năng làm gia tăng quan ngại trong nước.
Tuy nhiên, sự góp mặt của Nhật hẳn sẽ được phía Mỹ hoan nghênh, khi Washington đang tìm cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh trong nỗ lực gìn giữ hòa bình tại khu vực.
"Tôi coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải vùng biển thuộc chủ quyền bất kỳ quốc gia nào. Do vậy Nhật Bản được hoan nghênh thực hiện các hoạt động tại vùng biển quốc tế mà họ thấy phù hợp", đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ từng khẳng định trong một cuộc họp báo tại Tokyo hồi đầu tháng.
Đô đốc Katsutoshi Kawano - Tham mưu trưởng liên quân, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: WSJ)
Trong tuần này, các binh sỹ của hải quân Nhật đã có những cuộc tập trận chung với hải quân Philippines quanh đảo Palawan, chỉ cách khu vực quần đảo Trường Sa vài trăm cây số. Cuộc tập trận có sự góp mặt của máy bay do thám P-3C của Nhật, mà theo ông Kawano là có "năng lực xuất sắc trong phát hiện tàu ngầm và các vật thể khác dưới nước".
"Về trường hợp của Trung Quốc, như chúng tôi đang thấy trong vấn đề Biển Đông, họ không ngừng mở rộng hiện diện của hải quân và chi tiêu quốc phòng vẫn tiếp tục tăng. Và cũng bởi thiếu sự minh bạch, chúng tôi rất quan ngại về các hành động của Trung Quốc", ông Kawano nhấn mạnh.
Khi được hỏi về các bình luận trên của đô đốc Kawano, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc vẫn bao biện ngang ngược rằng các hoạt động xây dựng trái phép của nước này trên quần đảo Trường Sa "hoàn toàn là vấn đề nằm trong quyền chủ quyền của chúng tôi và không thể bị phán xét" (?)
Hai máy bay P-3C Orion của Nhật tại đảo Palawan - Philippines hôm 23-6. (Ảnh: GMA News)
Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố các nước bên ngoài không nên tìm cách làm gia tăng căng thẳng bằng hành động can thiệp quân sự, "vốn sẽ chỉ gây tác động bất lợi" (!?)
Thanh Tùng
Theo Dantri/ WSJ
Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Liên hợp quốc Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã nêu quan ngại về các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc trên Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh khu vực. Từ ngày 8 - 12/6/2015, tại trụ sở Liên hợp quốc...