Nhật sẽ đóng cửa nhà máy Fukushima 1
Dù đã khôi phục được điện tại lò phản ứng số 2 nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Nhật Bản vẫn quyết định sẽ đóng cửa hoàn toàn nhà máy điện này.
Theo hãng thống tấn Kyodo của Nhật Bản, ngày 20-3, các kỹ sư nước này đã khôi phục được nguồn điện tại lò phản ứng số 2 bị hỏng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cũng nỗ lực khôi phục chức năng của phòng điều hành, hệ thống chiếu sáng và chức năng làm mát tại lò phản ứng số 1, được kết nối với lò phản ứng số 2 bằng dây cáp điện. Các nỗ lực tưới nước nhằm ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đang chứng tỏ hiệu quả, đem lại hy vọng trong cuộc đua với thời gian để đảm bảo an toàn hạt nhân ở Nhật Bản.
Trong khi đó, cùng ngày Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sẽ phải đóng cửa hoàn toàn ngay cả khi sức nóng của các lò phản ứng được đặt trong tầm kiểm soát. Việc đóng cửa nhà máy là điều không thể tránh khỏi, do nước biển mà lực lượng dùng để làm mát các lò phản ứng có tính ăn mòn cao, khiến cho các bộ phận chính của nhà máy không thể hoạt động.
Nhà máy Fukushima số 1
Ông Edano cũng cho biết, Chính phủ Nhật bản sẽ quyết định trong ngày 21-3 về việc có nên có hạn chế tiêu thụ và vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 hay không. Tuyên bố được đưa ra sau khi tiếp tục phát hiện nồng độ phóng xạ cao trên các mẫu xét nghiệm sữa và rau chân vịt tại khu vực gần nhà máy này.
Chất iốt phóng xạ đã được phát hiện trong nước sinh hoạt tại Tokyo cũng như tại các tỉnh Saitama, Chiba, Ibaraki và Yamagata. Bộ Khoa học và Giáo dục đã tiến hành phân tích nước và kết luận rằng nồng độ phóng xạ trong nước thấp hơn hàng trăm lần so với mức nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
VGT(Theo Bee.net.vn)
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Nhật qua từng ngày
Trong khi vẫn phải vật lộn với hậu quả của trận siêu động đất/sóng thần vào ngày 11/3, những ngày qua, người Nhật đang đau đầu đối phó với một cuộc khủng hoảng khác mang tên hạt nhân, mà nếu xấu đi, nó có thể gây ra nguy hiểm với cả các nước khác.
Video đang HOT
Tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân này là nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, thuộc tỉnh Fukushima, do công ty điện Tokyo Tepco quản lý, với tổng cộng 6 lò phản ứng.
Theo thông tin mới nhất hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo dẫn lời Cơ quan an toàn hạt nhân nước này, nồng độ phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã giảm nhẹ sau khi quân đội Nhật dùng trực thăng đổ nước xuống các lò phản ứng, nhằm làm nguội bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đang nóng lên.
Phóng xạ đạt mức 279,4 microsievert/giờ ở điểm cách tây lò phản ứng số 2 của nhà máy vào 5h sáng nay 18/3, so với 292,2microsievert/h vào 8h40 tối qua 17/3, không lâu sau khi lực lượng quân đội Nhật SDF đổ nước từ xe cứu hỏa vào.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, có tới 64 tấn nước được trực thăng và xe cứu hỏa của SDF cũng như xe vòi rồng của lực lượng cảnh sát Tokyo đổ vào bể chứa tại lò phản ứng số 3 tại nhà máy điện Fukushima I vào ngày 17/3.
Sứ mệnh trên sẽ được tiếp tục vào ngày hôm nay, nhằm ngăn chặn phóng xạ rò rỉ từ bể chứa vào không khí.
Trong khi chính phủ Nhật cho biết, họ cũng nỗ lực phục hồi lại hệ thống làm lạnh đã bị hỏng bằng cách đưa điện trở lại nhà máy qua các đường dây cáp từ bên ngoài.
Các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại nhà máy điện đã mất chức năng làm lạnh sau trận động đất/sóng thần 1 tuần trước. Ngoài ra cũng không thể kiểm soát được mực nước cũng như nhiệt độ tại các bể chứa của lò phản ứng số 1 đến số 4 của nhà máy.
Trong 6 lò phản ứng tại Fukushima I, các lò phản ứng số 1, 2 và 3 vẫn đang hoạt động khi xảy ra động đất và đã tự động dừng. Nhưng lõi của các lò này được tin là đã bị tan chảy một phần do mất chức năng làm lạnh sau động đất.
Các tòa nhà chứa các lò phản ứng số 1, 3 và 4 đã bị hư hại nặng do xảy ra nổ khí hydreo và vỏ bọc của lò phản ứng số 2 bị hư hại ở phần đáy.
Chính phủ Nhật đã thiết lập vùng cách ly với bán kính rộng 20km từ nhà máy và kêu gọi người dân trong bán kính từ 20-30km ở yên trong nhà.
Trực thăng bay trên nhà máy Fukushima I ngày 12/3.
Ngày 13/3, một vụ nổ khí hydro đã thổi bay phần trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 (trái) của nhà máy điện Fukushima I. Bên cạnh là lò phản ứng số 2.
Bên trái là ảnh nhà máy Fukushima I trong một bức ảnh năm 2004 và bên phải là vào ngày 14/3, khi lò phản ứng số 3 bốc cháy sau một vụ nổ khí hydro.
Lò phản ứng số 3 của Fukushima được thấy đang bốc cháy trong một bức ảnh ngày 14/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại của Fukushima I ngày 16/3 sau trận động đất/sóng thần.
Ảnh chụp từ trên cao toàn cảnh nhà máy Fukushima I vào ngày 17/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại tại các tòa nhà chứa lò phản ứng số 1, 3 và 4 ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh do trực thăng của quân đội Nhật chụp hư hại tại các lò phản ứng ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh trực thăng của quân đội Nhật cho thấy hơi nước bốc lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp về hư hại tại lò số 3 ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Hai lò phản ứng số 3 và 4 đã được trực thăng quân đội Nhật dội hàng chục tấn nước xuống vào ngày 16/3. Trong ảnh là hư hại của lò 3 ngày 16/3.
Một bức ảnh tương tự khác về lò số 3.
Ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp hư hại tại lò phản ứng số 4 ngày ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh nữa cho thấy hư hại của lò phản ứng số 4.
Một bức ảnh tương tự về lò phản ứng số 4.
Trực thăng của quân đội Nhật dội nước xuống 2 lò phản ứng số 3 và số 4 ngày 17/3.
Theo Dân Trí
Nhật: Thêm một lò phản ứng phát nổ, IAEA bác bỏ kịch bản Chernobyl Sáng nay đã xảy ra nổ ở lò phản ứng số 2 của nhà máy điện Số 1 Fukushima, làm 16 người bị thương. Cùng lúc, chính phủ xác nhận một phần của vỏ chứa một lò phản ứng dường như bị hư hại, tăng lo ngại rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng. Khói bốc lên từ vụ nổ sáng nay. Cơ quan...