Nhật sẽ ‘đáp trả cứng rắn’ nếu Trung Quốc gây rối ở vùng tranh chấp
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera vừa tuyên bố Tokyo sẽ “đáp trả cứng rắn” nếu Trung Quốc gây rối ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước, theo tờ The Wall Street Journal.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera tại Washington ngày 11.7. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington của Mỹ ngày 11.7 (giờ địa phương), Bộ trưởng Onodera tuyên bố Nhật không muốn đối đầu với Trung Quốc và cánh cửa đối thoại cho hai bên luôn luôn mở.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: “Bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm gây rối trật tự bằng vũ lực, chúng tôi kiên quyết xử lý hành động đó ngay lập tức. Chúng tôi không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”.
Ông khẳng định: “Giải pháp hòa bình cho những khác biệt sẽ bảo vệ hòa bình và ổn định không chỉ cho Nhật mà còn cho cả Mỹ, Trung Quốc cũng như các đối tác khu vực và cả thế giới”.
Bộ trưởng Onodera còn tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển hòa bình và phồn thịnh. Đó là lý do tại sao Nhật không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chiến lược này là phần trọng tâm trong chính sách quốc phòng và an ninh của Nhật”.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu được đăng trên website của CSIS, ông Onodera còn khẳng định một liên minh mạnh có thể ngăn chặn những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực cũng như các cuộc xung đột bất ngờ.
Bộ trưởng Onodera cam kết Nhật sẽ đóng vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và sự phồn thịnh của khu vực thông qua việc thắt chặt quan hệ với Mỹ, tiến tới hợp tác ba bên với Úc, Hàn Quốc và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông mà giới quan sát cảnh báo có nguy cơ dẫn đến xung đột.
Song song đó, Trung Quốc ngày càng có hành động khiến căng thẳng biển Đông leo thang, đe dọa hòa bình khu vực, với hành động gần đây nhất là hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam vào tháng 5.2014.
Theo TNO
Nhật triệu đại sứ Trung Quốc phản đối vụ máy bay "giáp mặt" ở Hoa Đông
Nhật Bản ngày 12/6 đã triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc các máy bay chiến đấu nước này bay gần "một cách nguy hiểm" các máy bay quân sự Nhật ở Hoa Đông.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đã chỉ trích mạnh mẽ vụ "giáp mặt" của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Trong vụ giáp mặt mới nhất ở cự ly gần giữa hai bên, Tokyo cho hay các máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc đã tiếp cận các máy bay quân sự Nhật ở khoảng cách chỉ 30 m tại một khu vực ở Hoa Đông, nơi vùng nhận dạng phòng của của hai nước bị chồng lấn.
"Đó là một hành động đặc biệt đáng tiếc và không thể dung thứ", chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói về vụ đối đầu hôm 11/6.
Đó là lần thứ 2 trong vòng chưa đây 3 tuần qua Tokyo cáo buộc Bắc Kinh áp sát máy bay Nhật tại vùng trời gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở Hoa Đông.
"Vụ việc hôm qua diễn ra sau một vụ việc tương tự hồi tháng trước. Chính phủ Nhật sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc ngăn chặn một vụ việc tương tự và tự kiềm chế".
"Nhật Bản sẽ tìm kiếm sự hợp tác từ các quốc gia liên quan", ông Suga nói thêm.
Thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tới bộ ngoại giao Nhật để phản đối về vụ việc. Ông Saiki dự kiến cũng hối thúc Bắc Kinh thiết lập một hệ thống tin hàng hải với Tokyo.
Vụ giáp mặt hôm qua diễn ra giữa lúc Nhật Bản và Úc tổ chức vòng đàm phán 2 2 lần thứ 5 giữa lãnh đạo bộ ngoại giao và quốc phòng hai nước tại Tokyo.
Cuộc gặp nằm trong khuôn khổ một khuynh hướng trong đó các liên minh chính trị và quân sự được đẩy mạnh và tăng cường khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi các quốc gia trong khu vực ngày càng lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc trên biển.
Nhật và Úc hôm qua đã đạt được một thỏa thuận về khung pháp lý cho phép hai nước tăng cường hợp tác về công nghệ và thiết bị quốc phòng.
Động thái trên diễn ra sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nới lỏng các quy định về ngành công nghiệp vũ khí, cho phép Nhật có thể bán các vũ khí công nghệ cao ra nước ngoài. Trong khi đó, Úc đang cân nhắc mua các tàu ngầm mới.
Tokyo và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý. Các tàu và máy bay của chính phủ Trung Quốc thường xuyên tới quần đảo để khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh sau khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo hồi tháng 12/2012.
Theo Dantri
Nhật Bản điều quân, khí tài quân sự đến đảo sát Đài Loan Nhật Bản sẽ gửi 100 binh sĩ Lực lượng phòng vệ của nước này (SDF) và radar quân sự đến đảo Yonaguni, cách Đài Loan 180 km về phía đông, gần quần đảo tranh chấp Nhật-Trung Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera - Ảnh: Reuters Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera sẽ tham dự lễ động thổ xây dựng...