Nhật quyết qua mặt Trung Quốc về lực lượng đổ bộ trên biển
Trước những hành động ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, thời gian gần đây, Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh hải quân và khả năng đổ bộ để bảo vệ chủ quyền của mình, từ tăng cường mua sắm và phát triển trang thiết bị đến huấn luyện, hợp tác và diễn tập chung với các đồng minh.
Hiện tại, Nhật Bản đang triển khai 3 chiếc tàu chiến, gồm 2 tàu đổ bộ và một tàu khu trục sang Mỹ tham gia cuộc Diễn tập đổ bộ đa phương Dawn Blitz 2013, diễn ra từ ngày 11 đến 28-6 tại ngoài khơi bờ biển Nam California, Mỹ.
Ba chiếc tàu chiến này của Lực lượng Hải quân phòng vệ Nhật Bản, gồm tàu vận tải đổ bộ chở tăng JS Shimokita (LST 4002), tàu khu trục JS Atago (DDG 177) và tàu khu trục chở máy bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) đã đến San Diego vào ngày 31-5.
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 12 chiếc F-35B
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1945, các lực lượng mặt đất phòng vệ Nhật Bản triển khai ra khỏi lãnh hải của mình trên các tàu chiến, vượt Thái Bình Dương sang Mỹ tham gia diễn tập. Việc này sẽ cho phép họ sinh hoạt, huấn luyện và chiến đấu từ trên các tàu chiến trong một thời gian dài và khoảng cách lớn trên đại dương. Nó còn tăng cường sự phối hợp tác chiến giữa Lục quân phòng vệ và Hải quân phòng vệ Nhật Bản.
Trước khi tham gia diễn tập Dawn Blitz 2013, cả 3 tàu chiến của Nhật Bản đều ghé thăm cảng San Diego. Trong chuyến thăm này, thủy thủ của 3 tàu sẽ tham gia giao lưu với cộng đồng cư dân địa phương, và đến thăm và chào xã giao với các lãnh đạo địa phương.
Dawn Blitz là một cuộc diễn tập đổ bộ đa phương theo kịch bản, nhằm kiểm tra các lực lượng tham gia trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổ bộ trong một loạt các sự kiện huấn luyện thực tiễn để cải thiện kỹ năng đổ bộ của hải quân.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ chở xe tăng JS Shimokita (LST 4002)
Cuộc diễn tập Dawn Blitz 2013 là một trong hàng loạt sự kiện huấn luyện đổ bộ trên cả hai bờ biển của nước Mỹ diễn ra hàng năm, với sự tham gia của lực lượng hải quân và hải quân đánh bộ của các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản và New Zealand. Nó sẽ đem đến những trải nghiệm thực tế cần thiết cho một Lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ toàn cầu hiệu quả.
Cuộc diễn tập được tổ chức nhằm huấn luyện các lực lượng của Hải quân và Hải quân đánh bộ, trong các hoạt động có thể diễn ra của một cuộc diễn tập đổ bộ và sẽ kiểm tra các nhân viên tham mưu trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động đổ bộ.
Trước kia, Nhật Bản vẫn dựa nhiều vào sự bảo vệ của Mỹ, thì nay họ đã bắt đầu thay đổi tư duy quân sự theo hướng một “Lực lượng Quốc phòng Năng động”. Sự chuyển dịch trọng tâm của Lục quân phòng vệ Nhật Bản vẫn chủ yếu dựa vào khả năng chống lại một cuộc xâm lược trên bộ ở phía bắc, theo hướng tiến hành các hoạt động ở phía Tây Nam để giúp bảo vệ các hòn đảo ở đây trước các mối nguy cơ từ Trung Quốc.
Xe thiết giáp lội nước AAV-7A1S
Nhật Bản có thể sẽ không thành lập một lực lượng hải quân đánh bộ riêng biệt, nhưng họ sẽ tăng cường cả kỹ năng và trang thiết bị cho tác chiến đổ bộ. Trung đoàn Bộ binh phía tây sẽ tạo thành lực lượng nòng cốt của lực lượng đổ bộ.
Theo đề xuất của chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe về “một lực lược quốc phòng Nhật Bản năng động hơn”, nước này có kế hoạch sẽ trang bị cho trung đoàn bộ binh này các phương tiện chiến đấu hiện đại, bao gồm 48 xe lội nước AAV-7A1S và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey.
Ngoài ra, Hải quân phòng vệ Nhật Bản cũng đã công bố kế hoạch mua thêm một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Osumi nặng 9.000 tấn, đưa tổng số tàu lớp này lên 4 chiếc. Sau khi đưa 2 chiếc tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga 19.000 tấn vào biên chế, họ còn có kế hoạch chế tạo thêm 2 chiếc tàu chở trực thăng 27.000 tấn nữa.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga
Rất có khả năng Nhật sẽ mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B để trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ. Tàu sân bay trực thăng thế hệ mới nhất 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B.
Theo vietbao
Nhật Bản - Mỹ tiếp tục tập trận tái chiếm đảo
Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục tổ chức cuộc tập trận chung ở California (Mỹ) với nội dung tái chiếm một hòn đảo xa bờ. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Trung - Nhật đang bất đồng về vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Binh sĩ Nhật và Mỹ tham gia một cuộc tập trận chung trên đảo Guam hồi tháng 9-2012 (Ảnh: Asahi Shimbun)
Các nguồn tin thân cận với Chính phủ Nhật Bản và Mỹ hôm 4-6 cho biết, cuộc tập trận mang tên "Dawn Blitz" (Tia chớp bình minh) dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 26-6 tại căn cứ Thủy quân lục chiến Pendleton ở San Diego và đảo San Clemente. "Dawn Blitz" được thực hiện với tình huống giả định là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) phối hợp với các lực lượng Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo ngoài khơi và đẩy lùi các lực lượng chiếm đóng ở đó. Nhật Bản giải thích rằng, cuộc tập trận này không nhằm vào bất kỳ một nước thứ ba nào, nó phù hợp với chính sách mới của Chương trình phòng thủ quốc gia Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng của SDF trong việc bảo vệ chuỗi đảo Nansei, nằm giữa đảo Kyushu và Đài Loan (Trung Quốc).
Tuy nhiên, Trung Quốc đã yêu cầu hủy bỏ cuộc tập trận này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh nói rằng "các hành động khiêu khích" và "sức ép từ bên ngoài" không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này tại Biển Hoa Đông. Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 7 và 8-6 tại California.
Mặc dù vậy, sau khi thảo luận về đề nghị của phía Bắc Kinh, Tokyo và Washington thống nhất tiếp tục tổ chức cuộc tập trận chung trên vì nó cần thiết cho quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Hai bên cũng khẳng định sẽ cho phép phóng viên đưa tin về cuộc tập trận.
Trước đó, các lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển và trên không của Nhật Bản đã từng có các cuộc tập trận riêng rẽ với các lực lượng Mỹ. Nhưng đây sẽ là lần đầu tiên cả ba lực lượng này cùng tham gia vào cuộc tập trận "Dawn Blitz" với các lực lượng Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã tái khẳng định chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Suga cũng lên tiếng bác bỏ thông tin rằng, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo trên khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1972.
Theo vietbao
Kịch bản chiến tranh Trung - Nhật ở Thái Bình Dương Tình hình tranh chấp Trung Quốc và Nhật Bản ngày một nóng lên. Nếu xảy ra cuộc xung đột giữa hai cường quốc kinh tế này, kịch bản của trận chiến trênThái Bình dương sẽ diễn ra thế nào? Cho đến nay cả hai bên đều cố gắng kiềm chế để đưa ra những tuyên bố mang tính quân sự cứng rắn. Nhưng...