Nhật, Pháp bắt tay phát triển vũ khí quân sự
Nhật Bản và Pháp sẽ hợp tác để cùng phát triển vũ khí quân sự, các nhà lãnh đạo 2 nước cho biết hôm nay, trong bối cảnh Tokyo thúc đẩy các liên minh giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng vì một quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông.
Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Abe hội đàm cấp cao tại Tokyo ngày 7/6.
Thông tin trên được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Tokyo và Paris đã nhất trí hợp tác để thúc đẩy sự ổn định tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Chúng tôi thống nhất rằng Nhật và Pháp – vốn có chung các giá trị, lợi ích và trách nhiệm – sẽ thúc đẩy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước”, ông Abe nói trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Hollande.
“Chúng tôi đã đồng ý thiết lập đối thoại thường xuyên giữa giới chức quốc phòng và ngoại giao hai nước và nhất trí về việc cùng phát triển các thiết bị quân sự và quản lý xuất khẩu chúng”.
Video đang HOT
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ quốc phòng, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc thêm sự hợp tác Nhật-Pháp trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân.
Tổng thống Hollande và Thủ tướng Abe đã ra một tuyên bố chung cam kết ngăn chặn việc phổ biến vũ nguyên tử, đồng thời nâng cao các tiêu chuẩn an toàn về năng lượng hạt nhân.
“Chuyến thăm này có một không khí mới”, ông Hollande nói sau cuộc hội đàm với ông Abe, nhấn mạnh tới các quan hệ chính trị và an ninh như là bằng chứng cho thấy hai nước đang đưa quan hệ lên “tầm cao mới”.
Nhật Bản đang vướng phải cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa đông. Tokyo nói rằng việc Bắc Kinh đang mạnh lên khiến Nhật Bản phải khẳng định sức mạnh trong bối cảnh khả năng quân sự của Trung Quốc gia tăng.
Hồi đầu năm nay, Tokyo đã bảy tỏ sự không hài lòng về việc một công ty của Pháp bán thiết bị hạ cánh trực thăng cho Trung Quốc, cho rằng thiết bị có thể được Bắc Kinh sử dụng để tăng cường sự hiện diện quanh quần đảo tranh chấp.
Tổng thống Hollande cho hay ông đã nhiều lần khẳng định rằng thiết bị của Pháp không nhằm sử dụng cho mục đích quân sự. Khi được hỏi về những căng thẳng Trung-Nhật, ông Hollande đã hối thúc 2 bên theo đuổi đối thoại nhằm giải quyết bất đồng trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tokyo đã bắt đầu một chiến dịch vận động toàn cầu trong những tháng gần đây với hi vọng thu hút sự ủng hộ của công chúng trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia có vẻ đều ngại làm phật lòng Bắc Kinh.
Chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 3 ngày của ông Hollande sẽ kết thúc vào ngày mai. Vào chiều nay giờ địa phương, Tổng thống Pháp sẽ có bài phát biểu tại quốc hội Nhật Bản.
Theo Dantri
Nga, Nhật bắt tay phát triển mỏ dầu
Nga và Nhật Bản hôm nay đã ký kết một thỏa thuận nhằm cùng thăm dò và phát triển một mỏ dầu và khí đốt có tiềm năng sinh lợi lớn ở ngoài khơi khu vực Viễn Đông của Nga, trong bối cảnh hai nước tăng cường quan hệ kinh tế.
Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp hồi tháng trước.
Công ty Inpex của Nhật Bản và tập đoàn dầu mỏ quốc gia Rosneft đã nhất trí hợp tác về mỏ dầu, ước tính có trữ lượng khoảng 3,4 triệu thùng ở ngoài khơi bang Magadan của Nga, theo tờ Yomiuri Shimbun. Trữ lượng này tương đương lượng dầu nhập khẩu trong 3 năm của Nhật Bản.
Theo thỏa thuận, 2 công ty sẽ thiết lập các liên doanh để tiến hành việc thăm dò, và Index sẽ nắm 1/3 cổ phần.
"Inpex vui mừng thông báo rằng công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Rosneft... để tìm kiếm cơ hội cùng thăm dò và phát triển các mỏ dầu Magadan 2 và 3 ở Biển Okhotsk", một tuyên bố của Index cho biết.
Thỏa thuận trên diễn ra sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí hợp tác trong các dự án ở vùng Viễn Đông của Nga khi ông Abe tới thăm Mátxcơva hồi tháng trước.
Cũng trong tháng trước, Rosneft và tập đoàn Marubeni của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận về việc xây dựng một nhà máy khí đốt hóa lỏng ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tokyo đang mong muốn khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Nga vì các nguồn cung năng lượng rất hạn chế của Nhật Bản. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới hiện đã hợp tác với Nga về việc sản xuất khí đốt tại các dự án khác ở đảo Sakhalin.
Các nhà phân tích cho hay bất chấp các bất đồng về lịch sử, trong đó có cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên vốn ngăn cản hai bên ký kết một hiệp định hòa bình Thế chiến II, Tokyo và Mátxcơva đang mong muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn, trong một khu vực mà sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng gây lo lắng.
Lo ngại của công chúng về điện hạt nhân sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 cũng khiến Nhật Bản phải quay lại phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo Dantri
Nhật Bản công bố xóa khoản nợ khổng lồ cho Myanmar Nhật Bản đã công bố các khoản cho vay mới và xóa một khoản nợ khổng lồ cho Myanmar trong bối cảnh Tokyo muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia Đông Nam Á. Thủ tướng Abe và Tổng thống Thein Sein trong cuộc hội đàm ngày 26/5. Thông báo trên được đưa ra ngày 26/5 trong khuôn khổ chuyến công...