Nhật phản ứng gay gắt với tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Tokyo “chính thức phản đối” Bắc Kinh về việc các tàu nước này liên tục xuất hiện gần nhóm đảo nhỏ không người ở mà Nhật tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông.
Tokyo cho biết các tàu hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Một tàu hải cảnh Trung Quốc vào lãnh hải của Nhật Bản vào sáng 15/1, và cố gắng tiếp cận một tàu đánh cá Nhật Bản – người phát ngôn chính phủ Nhật Katsunobu Kato cho biết, và gọi đây là vụ việc “không thể chấp nhận”.
“Khoảng 7h51, một tàu công vụ Trung Quốc vào gần tàu đánh cá Nhật Bản… Tuần duyên Nhật Bản liên tục yêu cầu con tàu rời khỏi khu vực”, ông nói tại một buổi họp báo, theo video đăng lại trên trang web của văn phòng thủ tướng Nhật.
“Sự an toàn của tàu đánh cá vẫn được đảm bảo. Chúng tôi chính thức phản đối Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và các kênh khác, mạnh mẽ yêu cầu tàu Trung Quốc rời khu vực ngay lập tức”, ông cho biết thêm.
Video đang HOT
Một tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Cũng trong sáng 15/1, ba tàu Trung Quốc khác cũng được phát hiện ở vùng phụ cận gần quần đảo, theo South China Morning Post.
Quần đảo này là vấn đề tranh chấp từ lâu giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nổi bật, năm 2012, việc Nhật Bản mua lại một số đảo từ người dân dẫn đến làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản ở hàng chục thành phố Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa Nhật.
Tàu Trung Quốc rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật sau 111 ngày
Tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để tránh bão, kết thúc 111 ngày hiện diện liên tục ở khu vực.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 3/8 không còn xuất hiện tại vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, kết thúc thời gian dài liên tục áp sát. Các quan chức cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc rời vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp một ngày trước đó để tránh bão Hagupit.
Các tàu Trung Quốc bắt đầu hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản từ ngày 14/4. Đây là đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012, khiến căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG.
JCG cho biết một số tàu Trung Quốc theo dõi hoặc truy đuổi tàu đánh cá của Nhật Bản hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp hồi tháng 5. JCG đã triển khai tàu tuần tra tới hiện trường để buộc tàu hải cảnh Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Hồi đầu tháng 7, tàu Trung Quốc tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở lại trong khu vực trong 39 tiếng trước khi rút đi. JCG cho biết đây là vụ tàu Trung Quốc áp sát lâu nhất trong khu vực Nhật coi là lãnh hải tính từ năm 2012.
Nhật Bản đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo họ gọi là Senkaku. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với nhóm đảo này và gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc thường xuyên điều tàu tới khu vực quanh nhóm đảo tranh chấp để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.
Vị trí nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters
Việt Nam nói về dự thảo Trung Quốc cho hải cảnh 'dùng vũ lực' Bộ Ngoại giao cho rằng các nước cần đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân, khi bình luận về thông tin Trung Quốc ra dự thảo cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu cá nước ngoài. "Hội thảo ASEAN - Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác, đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân vừa diễn...