Nhật phải đưa Trung Quốc ra tòa để tạo hòa bình ở châu Á
Trong bài viết trên trang chuyên về quan hệ đối ngoại ở châu Á, The Diplomat, cây viết Zachary Keck đã nhấn mạnh: “Để dẫn dắt châu Á, Nhật phải đưa Trung Quốc ra tòa”. Ông Keck cho rằng việc Nhật đưa Trung Quốc ra tòa trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku sẽ giúp Nhật thể hiện hình ảnh một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều đó rất có lợi cho Nhật và ASEAN.
Như đã biết, Nhật Bản liên tục từ chối thừa nhận có bất kỳ tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Senkaku . Kể từ khi Nhật Bản mua một số hòn đảo trong tháng 9.2012, Nhật Bản càng quyết đoán bác bỏ các yêu sách Trung Quốc về chủ quyền tại các hòn đảo này cũng như lãnh hải, không phận và thềm lục địa xung quanh.
Trước sự cứng rắn của Nhật, Trung Quốc một mặt đưa tàu bè vào khu vực quanh Senkaku để khiêu khích và mới nhất là cho máy bay tiến sát máy bay Nhật trên không phận gần ở vùng hai bên tranh chấp. Mặt khác, Trung Quốc cũng “bắt chước” Nhật trong việc khẳng định cái mà họ gọi là chủ quyền trên biển Đông.
Thủ tướng Nhật đã thách Trung Quốc ra tòa
Có gì để Nhật mất và được khi đưa vụ này ra tòa? Sở dĩ Nhật không muốn đưa ra tòa vụ Senkaku vì họ đang ở “cửa trên” so với Trung Quốc. Cửa trên thể hiện ở 2 yếu tố: Nhật kiểm soát quần đảo này và có những cơ sở pháp lý vững chắc với vùng lãnh thổ, lãnh hải này. Do đó, Nhật trước giờ cho rằng chẳng việc gì phải ra tòa.
Nhưng giờ, đưa vụ đảo Senkaku ra tòa thì Nhật sẽ có được rất nhiều cái lợi. Khả năng Nhật thắng là rất cao vì họ có đầy đủ cơ sở pháp lý và được dư luận quốc tế ủng hộ. Ngay cả khi Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết thì Trung Quốc cũng sẽ bớt cớ để gây khiêu khích với Nhật tại vùng đảo Senkaku thay vì liên tiếp gây hấn như bây giờ.
Video đang HOT
Quẩn đảo Senkaku đang được Nhật quản lý
Một phán quyết của tòa án quốc tế sẽ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc xâm lược các hòn đảo mà Nhật đang nắm quyền kiểm soát . Bằng không, nếu để tình trạng không rõ ràng như hiện giờ sẽ càng làm Trung Quốc liên tiếp có các hành động theo kiểu “tằm ăn dâu” ở khu vực biển Hoa đông tranh chấp với Nhật. Điều này sẽ làm suy yếu vị thế vững chắc của Nhật Bản về chủ quyền theo thời gian.
Cái được quan trọng nhất mà Nhật đạt được nếu họ chịu đưa vấn đề Senkaku ra tòa án quốc tế là Nhật sẽ tạo ra một hành động chuẩn mực ở khu vực. Điều đó thúc đẩy các bên tại khu vực giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua tòa án quốc tế. Hình ảnh và uy tín của Nhật sẽ tăng rất cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Mỗi lời nói và phương án mà Nhật đưa ra trong khu vực sẽ nhận được sự ủng hộ.
Các nước ASEAN dĩ nhiên ủng hộ việc Nhật làm gương đưa Trung Quốc ra tòa. Nhật Bản sẽ làm cho vị trí hiện tại của Trung Quốc trên biển Đông không đứng vững hơn. Bắc Kinh sẽ càng bị cô lập hơn khi từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp khác nhau trên biển. Dù không dám ra tòa hoặc không tuân thủ các phán quyết của tòa án quốc tế, Trung Quốc sẽ hiện nguyên hình kẻ sống vô nguyên tắc.
Đây là thời cơ tốt hơn để Nhật đưa Trung Quốc ra tòa trong một vụ mà họ nắm phần thắng nhiều trong tay và nhận được sự ủng hộ lớn chưa từng có từ cộng đồng quốc tế. Nhật không nên bỏ lỡ.
Hiện Việt Nam cũng đang cân nhắc khả năng đưa Trung Quốc ra tòa sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc lộ điểm yếu tại Shangri-La
Phát biểu của quan chức Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2014 đã chỉ ra hội chứng sợ "công lý" của giới lãnh đạo quốc gia luôn kêu gọi "hòa bình" này.
Bà Phó Oánh, chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc (giữa) tại Đối thoại an ninh khu vực Shangri-la khai mạc trong ngày thứ sáu 30/5 ở Singapore.
Dù chưa có phát biểu chính thức, song những trao đổi bên lề của đoàn đại biểu Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La 2014 đang diễn ra tại Singapore cho thấy Trung Quốc thực sự nghĩ gì và họ sợ điều gì. Sự lo sợ của Trung Quốc không gì khác là "công lý", là công luận, là những diễn đàn đa phương, là sự can thiệp của Mỹ trong khu vực...
Phái đoàn Trung Quốc đến Shangri-La năm nay có một đại biểu đáng chú ý, được dư luận gọi là "tay đấm thép bọc nhung" của Trung Quốc - bà Phó Oánh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc. Chính trị gia này được đánh giá là nhân vật cứng rắn, song lại có cách nói năng mềm mỏng. Tuy nhiên, những phát biểu mang đậm tính ngoại giao của bà này cũng không thể che giấu ý đồ thực sự của Trung Quốc.
Ít giờ trước khi khai mạc Đối thoại Shangri-La vào chiều ngày 30/5, bà Phó Oánh đã tham gia chương trình trực tiếp do đài truyền hình Phượng Hoàng tổ chức. Ngoài bà Phó Oánh, tham gia chương trình còn có Đại sứ lưu động Singapore Tommy Koh với tư cách người dẫn chương trình, Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin và nghị sĩ Ấn Độ Tarun Vijay.
Trong chương trình, ông Koh có đưa ra một đề xuất là Nhật Bản cần phải chấp nhận có tranh chấp với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Đáng chú ý là ông Koh đã quay sang bà Phó Oánh và nói rằng: "Đề xuất của tôi với bà Phó Oánh và thông qua bà gửi đề xuất tới (lãnh đạo) Trung Quốc là tại sao các vị không giữ vững lập trường và nói với Nhật Bản "hãy thừa nhận có tranh chấp và sau đó chúng ta sẽ giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Công lý quốc tế".
Ông Koh cũng giải thích thêm rằng đó là đề xuất Trung Quốc xem xét lại chính sách lâu nay của họ vốn không muốn liên quan tới bên thứ ba trong các tranh chấp lãnh thổ.
Khi nhận được câu hỏi từ người dẫn chương trình Koh, bà Phó Oánh bề ngoài có vẻ rất bình tĩnh và thể hiện một phong cách ngoại giao khi trả lời rằng: "Tranh chấp có thể sẽ kéo dài...không nên cường điệu vấn đề".
Câu trả lời chung chung này thực tế đã né tránh thực tế là tại sao Trung Quốc lại sợ đưa vấn đề ra Tòa án Công lý quốc tế. Chỉ có kẻ yếu thế, đuối lý, thậm chí nói một cách dân dã là sai "lè lè" mới sợ điều này.
Đề cập tới quan hệ với Việt Nam, Bà Phó Oánh nhấn mạnh rằng hai nước cần phải tự mình giải quyết các tranh cãi. Bà này thậm chí còn quay sang phía nghị sĩ Mỹ Ben Cardin và nói rằng: "Tôi không nghĩ, ông Ben có thể giải quyết được vấn đề cho chúng tôi".
Đáp lại, ông Cardin chỉ lưu ý rằng Mỹ không đứng về phía nào và quan điểm của Mỹ là phản đối các hành động khiêu khích đơn phương và ủng hộ các cơ chế giải quyết tranh chấp một cách công bằng.
Theo Đất Việt
Shangri-la: Diễn văn của Shinzo Abe không "nóng mặt" bằng Chuck Hagel Chuck Hagel đã gọi Biển Đông là "trái tim" khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là "ngã tư của nền kinh tế toàn cầu" trước khi khẳng định các hành vi của Trung Quốc là đơn phương và gây mất ổn định trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Sam Roggeveen, chuyên gia phân tích tình báo...