Nhật nhập đất hiếm Ấn Độ để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc
Hôm 28/8/2014, báo chí Nhật Bản cho biết, Tokyo sẽ nhập khẩu đất hiếm từ Ấn Độ. Quyết định này thể hiện quyết tâm của Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhiều thành phần sản phẩm công nghệ cao được chế biến từ đất hiếm – LCM.
Theo RFI, hôm 28/08/2014, báo chí Nhật Bản cho biết, Tokyo sẽ nhập khẩu đất hiếm từ Ấn Độ. Quyết định này thể hiện quyết tâm của Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh do các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Đất hiếm là nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo các sản phẩm công nghệ cao. Hiện nay, Trung Quốc cung cấp tới 60% nhu cầu tiêu thụ đất hiếm của Nhật Bản.
Video đang HOT
Theo báo kinh tế Nikkei, quyết định gia tăng nhập khẩu đất hiếm từ Ấn Độ sẽ được công bố chính thức vào thứ Hai, 1/9, nhân chuyến công du Nhật Bản của tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Nhân dịp này, công ty Đất hiếm Ấn Độ (Indian Rare Earths), một chi nhánh của chính phủ, đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan năng lượng nguyên tử Ấn Độ và công ty thương mại Nhật Bản Toyota Tsusho, sẽ ký thỏa thuận về sản xuất đất hiếm.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, mỗi năm, Nhật Bản sẽ nhập khẩu từ 2000 đến 2300 tấn đất hiếm và đợt giao hàng đầu tiên sẽ được thực hiện vào tháng Hai năm tới.
Công ty Ấn Độ sẽ sử dụng quặng uranium và thorium để chế tạo các hợp kim rồi chuyển cho công ty Toyota Tsusho để sản xuất ra một số loại đất hiếm như néodyme, lanthane, cerium, praséodyme.
Phát ngôn viên của công ty Nhật Bản khẳng định với AFP là cuộc đàm phán về thỏa thuận nói trên đang ở giai đoạn chót và nhịp độ thương lượng đã gia tăng kể từ khi có sự thay đổi chính phủ tại Ấn Độ.
Trung Quốc gần như độc quyền về sản xuất và xuất khẩu đất hiếm, mặc dù nước này chỉ chiếm có 23% tổng dự trữ trên thế giới.
Cho tới gần đây, Nhật Bản rất phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm, phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu tiêu thụ. Các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông đã gây ra căng thẳng trong quan hệ song phương và từ năm 2011, Trung Quốc ấn định hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm. Do vậy, Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng.
Theo NTD/Bizlive
Đất hiếm đang đe dọa đà phát triển công nghệ
Sự thiếu hụt các kim loại đất hiếm, được dùng trong các thiết bị điện tử công nghệ cao, đang đe dọa đẩy lùi quá trình tăng trưởng thần tốc của nhiều công nghệ khác nhau.
Trung Quốc hiện nắm 97% lượng xuất khẩu đất hiếm trên toàn thế giới - Ảnh: AFP.
Với tốc độ tăng trưởng như vũ bão của công nghệ, nguồn cung các nguyên tố chủ chốt, đặc biệt là kim loại đất hiếm, sẽ lâm vào tình trạng căng thẳng.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) cho hay họ đã phân tích việc sử dụng 62 kim loại hoặc á kim thường được tìm thấy trong các công nghệ phổ biến như điện thoại thông minh. Kết quả cho thấy không tìm được các nguyên liệu có khả năng thể hiện tương đương nhóm 62 kim loại/á kim trên.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, trưởng nhóm nghiên cứu Thomas Graedel cho hay các kim loại đất hiếm tốn nhiều tiền để khai thác và tinh chất, và quá trình xử lí luôn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
Chính trị có thể là một yếu tố gây sức ép cho nguồn cung đất hiếm, chẳng hạn như quyết định của Trung Quốc giới hạn việc xuất khẩu nhiều kim loại cần thiết cho công nghệ cao vào năm 2010.
Theo Thanh Niên











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

Tây Ban Nha xác định được 3 địa điểm gây sự cố mất điện diện rộng

Ông Trump gặp Tổng thống lâm thời Syria sau thông báo dỡ bỏ trừng phạt

Tân Thủ tướng Đức cam kết đưa đất nước trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Mỹ nêu điều kiện 'có đi có lại' với Iran

Hàng loạt hãng hàng không tiếp tục dừng bay đến Israel

Mỹ 'bỏ rơi' châu Âu trong cuộc chiến thuế quan

'Át chủ bài' của châu Á trong cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ

Các nhà khoa học Nga đề xuất in 'thịt sạch'

Pháp trục xuất nhân viên ngoại giao của Algeria

Chỉ trong 24 giờ Houthi 3 lần nã tên lửa vào sân bay Israel
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Trải nghiệm check in giường treo vách đá cách mặt đất 100 mét
Du lịch
08:04:15 15/05/2025
6 loại thực phẩm âm thầm hủy hoại não bộ
Sức khỏe
08:03:56 15/05/2025
iPhone lại giảm sốc, reviewer công nghệ chỉ thời điểm "bắt đáy" tốt nhất
Đồ 2-tek
08:03:38 15/05/2025
Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây
Tin nổi bật
07:58:40 15/05/2025
Nam thanh niên bị ép tham gia đường dây lừa đảo xuyên quốc gia
Pháp luật
07:49:35 15/05/2025
GTA 6 và nỗi ám ảnh cho game thủ, cấu hình khiến người chơi quan ngại, thừa nhận "bất lực"
Mọt game
07:49:11 15/05/2025
Tử vi tháng 6: 3 con giáp lội ngược dòng ngoạn mục, từ áp lực biến thành động lực, hái lộc đầy tay
Trắc nghiệm
07:39:38 15/05/2025
C-SUV "hot" nhất Việt Nam có giá khởi điểm rẻ ngang xe hạng B
Ôtô
07:35:08 15/05/2025
Em Xinh ra mắt: Bích Phương hở bạo, Bảo Anh sánh đôi Pháo, 2 em xinh 'mất tích'
Sao việt
07:27:09 15/05/2025
Loài chim đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá gần nửa tỷ đồng/con, được cấp hộ chiếu, ngồi khoang hạng nhất
Lạ vui
07:22:24 15/05/2025