Nhật: Nhân bản 1 con chuột ra gần 600 con
Chuột nhân bản 25 lần vẫn có sức khỏe bình thường
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra 581 con chuột hoàn hảo từ duy nhất một con sau 25 lần nhân bản, dọn đường cho việc sản xuất “siêu” thịt và sữa trong phòng thí nghiệm.
Sử dụng kỹ thuật giống như kỹ thuật nhân bản cừu Dolly trước đây, các nhà khoa học đã tạo ra được những con chuột giống hệt nhau, hoàn hảo cả về thể chất và “tinh thần”.
Chúng có khả năng sinh sản, đẻ con bình thường và sống được khoảng 2 năm, giống như chuột bình thường. TS. Teruhiko Wakayama, Trung tâm Sinh học Phát triển Riken (Nhật Bản), nói: “Kỹ thuật nhân bản chuột có thể sẽ rất có ích trong việc sản xuất quy mô lớn các loại động vật có chất lượng siêu cao, phục vụ mục đích chăn nuôi hoặc bảo tồn”.
Video đang HOT
Trong một thí nghiệm bắt đầu 8 năm trước, các nhà nghiên cứu Nhật Bản sử dụng “sự truyền dẫn nhân tế bào thân thể (SNCT) để tạo ra gần 600 con chuột từ con chuột ban đầu, sau 25 lần nhân bản liên tiếp.
Kỹ thuật nhân bản bắt đầu nổi tiếng từ năm 1997, khi cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản từ một tế bào trưởng thành, ra mắt thế giới.
Kỹ thuật này được sử dụng thành công trong phòng thí nghiệm và đối với vật nuôi. Tuy nhiên, sau đó, các nhà khoa học hứa thực sự vượt qua hai hạn chế chính: tỷ lệ thành công thấp và khó tái nhân bản động vật có vú.
Trước lần nhân bản thành công chuột 25 lần liên tiếp, các nỗ lực tái nhân bản mèo, lợn và chuột hơn hai lần đã thất bại.
Theo 24h
Cá heo kết bè cứu đồng loại
Câu chuyện cảm động này được các nhà khoa học quay trên vùng biển ngoài khơi Ulsan, Hàn Quốc và được đưa lên mạng gần đây, thu hút đông đảo người xem và bình luận.
Cá heo được biết đến là loài hay tương trợ lẫn nhau.
Xem video clip cá heo kết bè cứu đồng loại.
Đoạn phim cho thấy ít nhất năm con cá heo đã bơi cạnh nhau, làm thành một cái "bè" để đỡ một con cá heo yếu ớt khác trên lưng, không để cho nó bị chìm. Con cá heo này ban đầu còn đập đuôi xuống nước, cố gắng bơi, nhưng mỗi lúc một yếu đi.
Vài phút sau, con cá heo này dường như đã chết. Nhưng những con cá đi cùng vẫn tiếp tục tác động vào nó, hoặc bơi bên dưới nó, thả bong bóng vào nó...
Nhóm quay đoạn phim - các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu động vật có vú ở Ulsan - nói chúng vẫn tiếp tục làm như thế dù cơ thể con cá ốm đã có dấu hiệu cứng đi.
BBC ngày 28/1 dẫn lời các nhà khoa học cho biết, tương trợ lẫn nhau là hành vi thường thấy ở các loài động vật có vú, đặc biệt ở cá voi và cá heo. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên họ quay được cảnh cá heo chung sức giúp đồng loại như vậy.
Trước đây, họ chỉ ghi nhận được trường hợp cá heo mẹ cứu cá heo con, hoặc haicá heo trưởng thành cố giữ cho cá heo con đã chết nổi trên mặt nước.
Theo Tuổi Trẻ
Xuất hiện chủng cúm mới nguy hiểm hơn cúm gia cầm Các nhà khoa học cảnh báo, một loại virus cúm mới được phát hiện ở các con hải cẩu Mỹ có thể đe dọa sức khỏe con người và thậm chí nguy hiểm hơn cúm gia cầm. Virus cúm H3N8 được phát hiện sau khi 162 con hải cẩu chết dạt vào bờ biển New England (Mỹ) hồi năm ngoái. Các cuộc khám...