Nhật, Mỹ xem xét tuần tra chung ở biển Đông
Tokyo và Washington đang cân nhắc việc tuần tra, giám sát chung ở biển Đông, nơi Trung Quốc đang đẩy mạnh xây đắp phi pháp.
Binh sĩ Mỹ và Philippines tham gia tập trận ngày 20.4 – Ảnh: Reuters
Sáng kiến trên nhằm bảo đảm sự ổn định của một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới nhưng lại đang có nhiều biến động, đồng thời buộc Trung Quốc kiềm chế những hành động gây lo ngại, Jiji Press dẫn một số nguồn tin cấp cao ở Tokyo cho hay.
Một quan chức cho biết các tuyến vận chuyển dầu nhập khẩu của Nhật đi qua biển Đông nên nước này có nhu cầu chiến lược phải duy trì an ninh, ổn định ở khu vực. Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) Katsutoshi Kawano mới đây cũng nhấn mạnh biển Đông là tuyến đường biển rất quan trọng và là nơi SDF cần thực hiện các chiến dịch cảnh báo, giám sát “được xác định tùy thuộc môi trường an ninh và yêu cầu thời gian”.
Về phía Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương David Shear cùng nhiều quan chức, sĩ quan khác cũng đã bày tỏ hy vọng SDF và quân đội Mỹ sẽ thực hiện các hoạt động cảnh báo – giám sát chung ở biển Đông.
Video đang HOT
Thực tế, đã có những bước tiến trong việc tạo ra khung pháp lý cần thiết cho việc tuần tra chung. Hồi tháng trước, tờ Mainichi Shimbun đưa tin 2 đảng trong liên minh cầm quyền của Nhật là LDP và Komeito đã nhất trí thông qua đề cương của dự luật an ninh mới, theo đó SDF được mở rộng hỗ trợ hậu cần cho Mỹ và các lực lượng nước ngoài khác trên phạm vi toàn cầu.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ South China Morning Post (SCMP) mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cũng cho hay ông ủng hộ Nhật sửa đổi Hiến pháp nhằm tăng cường vai trò quân sự trong khu vực. “Nếu Hiến pháp được sửa đổi thì Nhật sẽ dễ dàng đẩy mạnh vai trò an ninh ở Đông Nam Á. Các nước trong khu vực sẽ chào đón Nhật”, tiến sĩ Lý Minh Giang thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) nhận định với SCMP.
Trong một diễn biến khác, hơn 11.500 binh sĩ Mỹ và Philippines ngày 20.4 bắt đầu cuộc tập trận tác chiến thường niên Balikatan kéo dài 10 ngày, với sự tham gia của tổng cộng hơn 90 tàu chiến, máy bay. Tham gia Balikatan 2015 còn có 70 quân nhân Úc cũng như nhiều quan sát viên đến từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, theo Đài GMA News.
Giới tướng lĩnh Philippines khẳng định đây là cuộc tập trận Balikatan lớn nhất từ trước tới nay. Tuy địa điểm tập trận nằm tại tỉnh Palawan và một số khu vực khác của Philippines nằm kề cận khu vực tranh chấp ở biển Đông nhưng Manila khẳng định mục tiêu của sự kiện này tăng cường năng lực an ninh biển nói chung.
Cũng trong ngày 20.4, Reuters dẫn lời Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Indonesia Moeldoko cho hay nước này sẽ nâng cấp các cơ sở quân sự tại quần đảo Natuna và một số khu vực khác để “ứng phó những diễn biến ở biển Đông”. Ông Moeldoko còn nhận định: “Có sự thay đổi đáng kể về những điều kiện bình yên và ổn định tồn tại ở khu vực trong thập niên qua. Do đó, mọi người có quan điểm Trung Quốc là mối đe dọa đối với láng giềng. Khu vực cần có sự cân bằng quân sự mới”.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nga cân nhắc nối lại quan hệ với EU, NATO khi Ukraine vẫn căng thẳng
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/5 nhận định mối quan hệ Nga, Liên minh châu Âu (EU) và NATO về cơ bản cần được xem xét lại.
"Chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế bao gồm tình hình tại châu Âu, chuyện gì đang xảy ra trong mối quan hệ tương quan giữa Nga và EU, cũng như mối quan hệ giữa Hội đồng NATO - Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine", tờ Ria Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov phát biểu trong phiên thảo luận với người đồng cấp Slovakia, Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Miroslav Lajcak.
Ông Lajcak đã tới Nga hôm 18/5 để tiến hành thảo luận với Nga về các mối quan hệ song phương và tình hình khủng hoảng chính trị tại Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga với EU và NATO lao đao vì cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine
"Các mối quan hệ trên về cơ bản cần nên được xem xét lại. Với các đối tác EU và các quốc gia trong khối NATO, Nga đang cố gắng tiến hành phân tích nhằm hiểu rõ hơn về vị thế, các đặc điểm chung và bất đồng giữa chúng tôi", ông Lavrov nói thêm.
Hồi tháng trước, giới bộ trưởng ngoại giao NATO tuyên bố họ sẽ ngừng tiến hành các mối quan hệ quân sự và hợp tác với Nga do bất đồng ý kiến trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Tuy nhiên, hoạt động liên lạc của Hội đồng NATO - Nga (NRC) vẫn sẽ duy trì ở cấp đại sứ và cao hơn.
Giới chức Nga cũng nhiều lần khẳng định rằng Moscow không có ý định đối đầu với NATO song sẵn sàng triển khai mọi biện pháp chính trị và quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây bắt đầu leo thang sau sự kiện cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị phế truất hồi tháng Hai. Sau đó, một chính phủ lâm thời đã được thành lập tại Kiev. Tuy nhiên, Nga không công nhận tính pháp lý của chính phủ mới tại Ukraine.
Sự kiện Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine càng làm dấy lên mối lo ngại về sự đàn áp của chính phủ lâm thời Kiev với những nhà lãnh đạo đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Hành động Nga sáp nhập Crimea còn đẩy mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh.
Kể từ tháng Ba, Mỹ và EU còn áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm tới 17 công ty tại Nga và giới chức nước này như phong tỏa tài sản và cấm cấp phép visa. Thậm chí, lãnh đạo nhóm G7 còn đe dọa gia tăng thêm lệnh trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Nga nếu như Moscow can thiệp khiến cuộc khủng hoảng Ukraine thêm leo thang.
Phía Nga khẳng định những lệnh trừng phạt trên là hết sức "phi lý và phản tác dụng" đồng thời cảnh báo các đối tác phương Tây về "những tác động gậy ông đập lưng ông" khi thi hành lệnh trừng phạt với Moscow.
Theo Infonet
Mỹ -Nhật cân nhắc tuần tra, giám sát chung Biển Đông Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang xem xét để quân đội Mỹ và lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tiến hành các cuộc tuần tra và giám sát chung ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những hành động nhằm bành trướng chủ quyền. Một máy bay do thám của hải quân Mỹ (Ảnh minh họa: Wordpress) Hãng tin Jiji...