Nhật, Mỹ tập trận thả, quét thủy lôi
Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật và hải quân Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thả, quét thủy lôi tại vịnh Mutsu thuộc miền bắc của Nhật.
Tàu Nhật và Mỹ tại vịnh Mutsu ngày 24.7 – Ảnh: chụp từ website của Asahi Shimbun
Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 18.7 và sẽ kéo dài đến ngày 30.7, với sự tham gia của 22 tàu quét thủy lôi, 13 máy bay, trực thăng từ MSDF cùng một tàu quét thủy lôi và 2 máy bay của Mỹ, theo tờ Asahi Shimbun.
Cụ thể, trong bài diễn tập ngày 24.7, trực thăng thả người nhái Nhật xuống biển để kích nổ phá hủy thủy lôi còn máy bay tuần tra tham gia các chiến dịch thả thủy lôi.
Những chiến dịch quét thủy lôi phản ánh một trong những viễn cảnh mà Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) sẽ tham gia theo quyền phòng vệ tập thể.
Hồi đầu tháng 7, chính quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã bãi bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ tập thể, mở đường cho SDF hỗ trợ các quốc gia bạn bè nếu họ bị một kẻ thù chung tấn công.
Video đang HOT
Theo TNO
Trung Quốc phát bánh mốc, mền dày cho nạn nhân bão
Giới chức Trung Quốc đang bị chỉ trích vì phát bánh mì ngọt mốc và mền trái mùa cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bão Rammasun.
Bão Rammasun gây ảnh hưởng ở Quảng Đông ngày 18.7 - Ảnh: Reuters
Cụ thể, ngày 20.7, một cư dân mạng Trung Quốc tên Cương Phong viết trên blog của mình rằng hơn 200 nạn nhân bão Rammasun ở làng Bảo Tiêu thuộc tỉnh Hải Nam đều nhận phải 2 hộp bánh mì ngọt đã lên mốc xanh từ chính quyền địa phương, theo Tân Hoa xã.
Số bánh mì này được một công ty ở tỉnh Phúc Kiến sản xuất vào ngày 1.7 và có thời hạn sử dụng 6 tháng. "Tại sao nó lên mốc chỉ sau 20 ngày? Ai là người của chính quyền phụ trách mua hàng cứu trợ?", Cương Phong bức xúc đặt vấn đề.
Trong cuộc họp báo ngày 21.7, Giám đốc Sở Dân chính Hải Nam Miêu Kiến Trung xác nhận thông tin trên và đã lên tiếng xin lỗi người dân về vụ này, theo Tân Hoa xã.
Ông Miêu cho hay những bánh mì lên mốc đã bị tịch thu và đem đi kiểm tra. Ông Miêu cam kết sẽ công bố kết quả điều tra và những người liên quan sẽ bị trừng phạt.
Phát mền dày khi trời nóng
Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đặt vấn đề là tại sao Hội Chữ Thập đỏ Trung Quốc lại gửi mền cotton dày cho nạn nhân bão Rammasun ở những khu vực đang vào mùa hè, theo tờ South China Morning Post.
Tờ báo này hôm nay dẫn kết quả khảo sát từ 5.400 cư dân mạng cho hay chỉ 12% ủng hộ việc phát mền trên, lập luận rằng chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Trong khi đó có tới 60% nói rằng họ không hiểu tại sao Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc lại phát mền cho nạn nhân bão trong những ngày "cực kỳ nóng như thế này".
Ngay cả giới chức tỉnh Quảng Đông cũng khẳng định người dân địa phương không ngờ họ được cấp mền cotton dày, trong khi họ đang rất cần nước, chiếu và khăn, theo Tân Hoa xã.
Đại diện Chữ Thập đỏ Trung Quốc thì lập luận rằng phát mền cho nạn nhân thiên tai là truyền thống và nạn nhân có thể dùng mền thay cho chiếu.
Số người chết tăng cao
Tính đến 9 giờ sáng nay 22.7 (giờ địa phương), số người chết do bão Rammansun ở miền nam Trung Quốc đã tăng lên 46 người và vẫn còn 25 người mất tích, Tân Hoa xã dẫn thống kê từ Bộ Dân chính Trung Quốc.
Bão Rammansun đổ bộ vào miền nam Trung Quốc ngày 18.7, gây ảnh hưởng cho gần 10 triệu người ở các tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tổng thiệt hại do bão Rammansun gây ra ở miền nam Trung Quốc ước tính lên tới 5,5 tỉ USD.
Trước đó, bão Rammasun cũng đã tàn phá một phần của Philippines, với 94 người chết, 437 người bị thương , 6 người mất tích và thiệt hại về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng ước tính hơn 170 triệu USD, báo mạng Rappler.com dẫn thống kê từ Hội đồng theo dõi và giảm thiên tai Philippines.
Theo TNO
Trung Quốc tiến hành giám sát môi trường phi pháp ở Hoàng Sa Trạm trung tâm giám sát môi trường tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa ngang nhiên thông báo sẽ tiến hành cái gọi là giám sát môi trường thường lệ đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và vùng biển xung quanh. Cụ thể, trạm trung tâm nói trên chủ yếu sẽ giám sát môi trường ở đảo Phú...