Nhật, Mỹ công bố đường lối hợp tác quốc phòng mới
Mỹ và Nhật Bản hôm 27/4 đã chính thức công bố các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới, theo đó sẽ làm thay đổi căn bản tính chất liên minh quân sự giữa hai nước trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật, Mỹ tại lễ công bố nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới (Ảnh: Afr)
Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp 2 2 ở New York ngày hôm qua.
Đây là bản cập nhật đầu tiên kể từ khi hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này năm 1997.
Nguyên tắc mới cho phép hai nước thúc đẩy việc triển khai hợp tác quốc phòng trên phạm vi toàn cầu và Tokyo sẽ đảm nhận vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh nổi lên ở khu vực để đối phó với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Theo các thông tin chính thức, quy mô hợp tác quốc phòng mới sẽ được tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, từ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng, tấn công từ không gian tới an ninh hàng hải.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có quyền hỗ trợ các lực lượng Mỹ bị nước thứ 3 đe dọa, hoặc triển khai các tàu quét thủy lôi tham gia nhiệm vụ ở Trung Đông.
Video đang HOT
“Đây là sự thay đổi lịch sử trong đường hướng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh.
Theo giới phân tích, những thay đổi quan trọng trong đường lối hợp tác quốc phòng mới phản ánh rõ xu hướng Nhật Bản sẽ đóng vai trò tích cực hơn và tự chủ hơn trong việc định hình an ninh khu vực, qua đó dần từng bước kiềm chế sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc.
Còn với Mỹ, việc phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quốc phòng sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc chính thức hóa sự ủng hộ của Mỹ đối với chính sách tự vệ tập thể của Nhật Bản.
Trong những tuyên bố mới nhất, giới chức Mỹ khẳng định sẽ luôn “giữ vững” các cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, vốn đã được Washington đưa ra trong hiệp ước đồng minh với Tokyo, bao trùm lên tất cả các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Đường lối hợp tác quốc phòng mới được giới chức hai nước công bố ngay trước thềm cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Washington DC.
Thủ tướng Abe đang trong chuyến công du quan trọng tới Mỹ trong bối cảnh tình hình địa chính trị ở Đông Á có nhiều thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là việc Trung Quốc không ngừng gia tăng các hành động gây hấn ở Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời nỗ lực mở rộng các ảnh hưởng kinh tế thông qua việc đẩy nhanh thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và thúc đẩy triển khai sáng kiến “một vành đai, một con đường” nối châu Á với châu Âu và Trung Đông.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật Bản và Ấn Độ tăng cường hợp tác quốc phòng
Nhật Bản và Ấn Độ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh hai nước đang tìm cách hạn chế sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực cũng như trong các vấn đề nóng hiện nay.
Bộ trưởng Parrikar và Thủ tướng Abe (Ảnh: AP)
Sau khi tới Tokyo, hôm qua 30/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn độ Manohar Parrikar đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Gen Nakatani.
Bộ trưởng Parrikar nhấn mạnh việc lựa chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trong chuyến công du với vai trò là Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho thấy New Delhi đánh giá cao việc tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh với Tokyo. Ông Parrikar bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực thiết bị quốc phòng và công nghệ.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu trong cuộc gặp: "Mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Ấn Độ không chỉ là lợi ích quốc gia của hai nước mà nó gồm cả việc đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực".
Cũng theo thông báo, trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc phòng hai nước, hai bên đã điểm lại sự phát triển chiến lược liên quan đến tình hình an ninh quốc tế.
Hai bộ trưởng nhấn mạnh sự kết nối nội khối khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mối quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt toàn cầu Ấn Độ - Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Ngoài ra, bộ trưởng hai nước cũng nhất trí rằng Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán về khả năng Tokyo xuất khẩu thủy phi cơ US-2 của Lực lượng phòng thủ trên biển Nhật Bản sang Ấn Độ.
Chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Parrikar diễn ra trong thời điểm mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang tồn tại những bất đồng. Ngoài vấn đề "nhận thức lịch sử" liên quan đến Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản và Trung Quốc hiện cũng đang có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc cũng có những vụ va chạm ở khu vực biên giới giữa hai nước trong suốt năm thập niên qua.
Hồi tháng 9 vừa qua, Nhật Bản và Ấn Độ cũng nhất trí nâng cấp quan hệ an ninh quốc phòng để duy trì an ninh hàng hải và hỗ trợ giải quyết hòa bình các vấn đề nóng hiện nay trong khu vực.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Triển vọng đàm phán hạt nhân Iran nhạt dần Cuộc đàm phán hạt nhân giữa ngoại trưởng Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, diễn ra ngày 30/3 đã kéo dài tới nửa đêm do các bên không tìm được tiếng nói chung trong những "vấn đề phức tạp" khi mà thời hạn chót sắp tới gần. Cuộc đàm phán tại Lausanne (Ảnh: AFP) Phát...