“Nhật muốn là ‘đầu tàu châu Á’ thì hãy kiện Trung Quốc”
“ Tại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã dùng bài phát biểu của mình để thúc đẩy nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập lại vị trí dẫn đầu của Nhật Bản trong khu vực, đặt châu Á vào khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản đã có một bài phát biểu được xem là tâm điểm của diễn đàn Đối thoại Shangri-La, hội nghị an ninh quan trong nhất của châu Á.
Với sự vắng mặt đáng chú ý của Hàn Quốc, nỗ lực của ông Abe nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Nhật Bản đã có được những thành công đáng kể. Trong gần 2 năm đầu tiên nhiệm kỳ của mình, ông Abe đã chú ý tăng cường các mối quan hệ của Nhật Bản với các nước và vùng lãnh thổ quan trọng như Nga, Ấn Độ và Đài Loan.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Singapore, tháng 6/2014.
Tuy nhiên, không có nơi nào mà ông Abe lại thành công như ở Đông Nam Á. Sự tái xuất hiện của Nhật Bản ở Đông Nam Á là một trong những sự thúc đẩy quan trọng nhất trong năm 2013.
Bản thân ông Abe không thể không đạt được nỗ lực này. Trong năm đầu tiên của mình trên cương vị thủ tướng, cá nhân ông đã đến thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Ông Abe cũng củng cố vị trí của Tokyo trong khu vực Đông Nam Á bằng cách tham gia các cuộc đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước. Ông vấp phải sự chỉ trích từ các đảng phát chính trị đối lập và cả trong chính đảng của mình.
Một trong những nỗ lực lớn nhất của ông là để loại bỏ hạn chế an ninh của Nhật Bản, cũng như cải thiện khả năng đóng vai trò dẫn đường cho ASEAN của Tokyo. Ví dụ, bằng cách loại bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí, theo đuổi chính sách “tự vệ tập thể”, Tokyo sẽ có thể “bắt tay” các quốc gia ASEAN đang bị đe doạ bởi Trung Quốc.
Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, rõ ràng Nhật Bản vẫn có thiếu sót rõ ràng trong kế hoạch tăng cường vị thế của mình ở ASEAN. Cụ thể, vị thế của Nhật Bản trong tranh chấp với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo cần hạ nhiệt chính sách hiện tại đang dùng để đối phó với Bắc Kinh, theo đuổi luật pháp quốc tế để có nhiều lợi thế hơn cho chính họ và cả Đông Nam Á.
Như đã biết, Nhật Bản luôn phủ nhận tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bất cứ điều gì tạo ra lợi thế trước đây cho chính sách này trong hoàn cảnh hiện nay đã không còn phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản nữ. Kể từ khi Nhật Bản mua một số hòn đảo trong tháng 9/2012, luôn từ chối thừa nhận tranh chấp tồn tại trong khu vực này. Nhưng Trung Quốc đang dần dần làm giảm sức mạnh tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Tokyo.
Chính sách hiện hành của Nhật Bản cũng gây nguy hiểm cho các nước ASEAN trong các tranh chấp của họ với Trung Quốc ở các vùng biển khác nhau thuộc Biển Đông. Nhật Bản đang giúp Trung Quốc hợp pháp từ chối thừa nhận tranh chấp ở một số vùng thuộc Biển Đông. Hơn nữa, vị trí hiện tại của Nhật Bản ngăn cản Tokyo tìm kiếm một giải pháp hòa bình và có trách nhiệm thông qua việc sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương.
Trung Quốc cũng sẽ làm tương tự như Nhật Bản ở Biển Đông. Mặc dù ông Abe ca ngợi Philippines đã nhờ đến trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, và một lần nữa ca ngợi hành động này trong bài phát biểu của mình ở Shangri-la tuần qua. Tuy nhiên, nó phản ánh một sự trái ngược trong hành động của Nhật đối với quần đảo Senkaku.
Video đang HOT
The Diplomat nhận định, thừa nhận tranh chấp và tìm kiếm trọng tài quốc tế sẽ là một minh chứng rõ ràng cho vai trò lãnh đạo Nhật Bản nếu muốn đóng vai trò lớn hơn ở châu Á. Trọng tài quốc tế là phương án rất tốt để giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Hơn nữa, nó không chỉ có lợi cho Nhật Bản mà còn tăng cường vị trí các quốc gia ASEAN khi đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhật Bản nên bắt đầu bằng việc tự chính họ đề xuất với Trung Quốc rằng Tokyo sẽ thừa nhận tranh chấp tồn tại, như Bắc Kinh muốn nhấn mạnh điều đó. Sau đó, sự việc sẽ được đưa ra trọng tài quốc tế. Mặc dù Trung Quốc có khả năng sẽ từ chối, Tokyo coi như đưa ra được cách giải quyết tranh chấp và tạo ra tiền lệ mạnh mẽ để hỗ trợ các quốc gia tại Biển Đông.
Ngay cả trong trường hợp có khả năng Trung Quốc từ chối đề nghị của Nhật Bản, Tokyo vẫn nên đơn phương tiến hành việc công nhận các tranh chấp và lôi kéo sự tham gia của trọng tài quốc tế vào vấn đề chủ quyền. Nói cách khác, cần thực hiện theo mô hình của Philippines.
Được và mất
Quần đảo Senkaku, nơi Nhật Bản đang quản lý và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Đầu tiên, Nhật Bản hiện có tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ tại quần đảo Senkaku, và chủ quyền này gần như chắc chắn được khẳng định tại toà án quốc tế. Ngay cả khi Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết, điều này vẫn sẽ ảnh hưởng đến các hành động của Bắc Kinh xung quanh việc tranh chấp đảo với Nhật Bản theo hướng có lợi cho Tokyo.
Phán quyết của tòa án sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc hợp thức hoá các hoạt động tuần tra trên các quần đảo tranh chấp, và các hoạt động đó nếu xảy ra sẽ trở thành hành động khiêu khích không cần thiết. Dĩ nhiên, Trung Quốc không thể đi xâm lược vùng đất mà trọng tài quốc tế đã công nhận nó thuộc về Nhật Bản, đó là điều không thể.
Hơn nữa, Nhật Bản đủ khôn ngoan để tìm kiếm quyết định của tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền càng sớm càng tốt. Như đã nói ở trên, việc tuần tra liên tục của Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp sẽ không bao giờ dừng lại. Điều này về lâu dài sẽ làm suy yếu vị thế vững chắc của Nhật Bản trong tuyên bố chủ quyền.
Tất nhiên, việc Nhật Bản đưa tranh chấp ra toà án quốc tế sẽ làm vị trí hiện tại của Trung Quốc trên Biển Đông thậm chí sẽ lung lay rất nhiều. Bắc Kinh sẽ bị cô lập hơn trong việc không thừa nhận tranh chấp cũng như từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương để giải quyết một cách hoà bình các tranh chấp khác nhau trên Biển Đông.
Cùng với các bên tranh chấp khác, và bên thứ ba quan trọng như Mỹ và Indonesia, việc thông qua một nghị quyết tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy diễn đàn đa phương sẽ khiến lập trường thách thức của Trung Quốc thực chấp chỉ còn là hành động ngang ngược thể hiện quyền bá chủ. Nghĩa là, nó yêu cầu tất cả các bên phải giữ nguyên hiện trạng tranh chấp. Quan điểm sẽ không tồn tại trong thời gian dài, giúp định hình mạnh mẽ quan điểm khu vực và quốc tế ủng hộ Nhật Bản trong thời gian sắp tới.
Mặc dù ông Abe đã đặt thành công nền móng cho Nhật Bản tìm kiếm vị trí đứng đầu ở châu Á, việc bỏ quan điểm hiện tại về chủ quyền quần đảo Senkaku và theo đuổi một chính sách dựa trên luật pháp quốc tế sẽ là cách hoàn hảo hơn để bắt đầu.
Theo Infonet
Đối Thoại Shangri-la: "Kẻ muốn gây ra sự đã rồi ở Biển Đông cần phải bị lên án"
"Để cho những thế hệ con cháu của chúng ta được hưởng những phần thưởng này, chúng ta phải tạo ra sự hòa bình và ổn định. Để có hòa bình và ổn định, mọi quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế".
"Thưa các quý ông, quý bà. Nhật Bản sẽ hỗ trợ đến mức tối đa đối với những nỗ lực của các nước ASEAN trong khi họ đang tìm cách bảo vệ an ninh cho vùng biển và bầu trời của mình bởi việc này can hệ rất lớn đến vấn đề tự do hàng hải và tự do bầu trời cho những chuyến bay. Nhật Bản có dự định sẽ đóng góp một vai trò lớn hơn, tiên phong hơn trước đây để mang lại hòa bình cho châu Á và cho cả thế giới", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói ngay trong phần đầu của bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối thoại Shangri-la 2014 vừa được khai mạc tối qua (30/5) tại Singapore.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-la (Singapore)
"Hồi năm ngoái, tôi đã đi thăm toàn bộ 10 nước ASEAN và mỗi chuyến đi đều đã cho tôi thấy rằng chúng tôi đều chia sẻ quan điểm nền tảng rằng chúng tôi cần cam kết tôn trọng những giá trị của pháp quyền. Chúng tôi cũng cảm thấy vui mừng vì Nhật Bản và các nước ASEAN đều rất tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do hàng không", ông Shinzo Abe nói tiếp.
Trong phần tiếp theo của bài phát biểu, vị Thủ tướng Nhật Bản đã nhấn mạnh vai trò nòng cốt của mối quan hệ đồng minh chặt chẽ giữa Tokyo và Washington trong việc bảo đảm sự ổn định cho khu vực. Ngoài ra, ông còn khẳng định Nhật Bản đang tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với các quốc gia châu Á, bao gồm Australia, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN.
Đề cập đến những điểm nóng đang gây nguy cơ bất ổn ở Biển Đông và cho cả khu vực ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản phát biểu: "Thưa các quý vị, chính phủ chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Philippines trong việc kêu gọi giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông quan một nghị quyết gồm 3 nguyên tắc... Chúng tôi cũng ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam khi mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại".
"Việc có một kẻ nào đó đang hành động để thay đổi hiện trạng (ở Biển Đông) bằng việc &'tạo ra một sự đã rồi' cần phải được lên án một cách mạnh mẽ vì nó trái với tinh thần của công pháp quốc tế", ông Shinzo Abe nhấn mạnh, "Liệu bạn có thể không đồng ý với ý kiến cho rằng đây là lúc các bên phải thực hiện một cách nghiêm túc các cam kết của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ra đời từ năm 2002 và phải dừng ngay mọi hành động đơn phương để nhằm vĩnh viễn thay đổi thực trạng của khu vực".
Trong bài phát biểu của mình, ông Shinzo Abe cũng một lần nữa lên tiếng hối thúc ASEAN và Trung Quốc nên sớm có được một Bộ quy tắc ứng xử dành cho các bên ở Biển Đông (COC). Tuy nhiên, ông Thủ tướng Nhật Bản cũng không quên nhắc lại quá khứ với câu chuyện Bản thỏa thuận Nhật - Trung hồi năm 2007 giữa Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Ôn Gia Bảo và ông Shinzo Abe nhằm thiết lập một kênh giao tiếp giữa hai nước để ngăn chặn những tình huống bất ngờ nhưng kênh giao tiếp này đã vô tác dụng trong những xung đột và tranh chấp giữa hai nước quanh vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Thật không may, điều này đã không dẫn đến một cơ chế hoạt động thực tế. Chúng tôi không chào đón những vụ đụng độ nguy hiểm giữa tiêm kích và tàu chiến của hai nước trên biển. Cái mà chúng ta cần trao đổi là ngôn từ chứ không phải vũ khí. Phải chăng, chúng tôi nên gặp nhau tại bàn đàm phán, đầu tiên trao đổi những nụ cười và ngồi xuống để thảo luận?", Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Abe đã nhấn mạnh vai trò của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) song song với các cơ chế đối thoại như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ADMM . Theo ông, EAS sẽ là nơi các nguyên thủ quốc gia ngồi lại với nhau, trao đổi các vấn đề khu vực một cách thiện chí, kiểm soát việc mở rộng quy mô quân đội, minh bạch hóa ngân sách quốc phòng và khuyến khích mở rộng thành viên của Hiệp ước buôn bán vũ khí.
"Ánh nắng mặt trời là chất khử trùng tốt nhất", Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến sân bay Nội Bài hôm 16/1/2013. Trong năm 2013, ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng, ông Abe đã lần lượt đi thăm toàn bộ 10 nước ASEAN. (Ảnh: REUTERS)
Trở lại với câu chuyện ở ASEAN, ông Abe một lần nữa khẳng định quan điểm "sẽ hỗ trợ một cách tối đa cho những nỗ lực gìn giữ an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực" của các nước Đông Nam Á. Ông tuyên bố Nhật Bản đã quyết định viện trợ 10 tàu cho lực lượng tuần duyên Philippines, vừa mới cung cấp 3 tàu tuần duyên mới cho Indonesia và đang xem xét để sớm có những sự hỗ trợ tương tự đối với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
"Cùng với trang thiết bị, Nhật Bản cũng sẽ cử các chuyên gia của mình để đến huấn luyện về kỹ thuật cho các đối tác của mình ở Đông Nam Á. Qua việc hỗ trợ này, tôi tin rằng mối quan hệ giữa nhân dân Nhật Bản và nhân dân các nước tiếp nhận hỗ trợ sẽ trở nên bền chặt hơn", ông Abe phát biểu.
Điểm đặc biệt, ngay trong một bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh khu vực nhưng ông Abe đã công bố kế hoạch sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp hòa bình thời hậu Chiến tranh thế giới thứ II để cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể, tức khả năng hỗ trợ nước đồng minh bị tấn công.
"Chúng ta đang ở trong thời đại mà không còn bất kỳ một quốc gia nào đủ khả năng tự bảo vệ nền hòa bình của chính mình. Chính vì Nhật Bản là một nước phụ thuộc rất lớn vào hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế, nên Nhật Bản mong muốn nỗ lực hơn nữa và chủ động hơn vì hòa bình thế giới", Thủ tướng Nhật lý giải cho quyết định có phần gây sốc của mình.
Có lẽ người khó chịu nhất đối với quyết định này của Nhật Bản không ai khác là Trung Quốc. Dù liên tục trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc là quốc gia chi tiêu cho quân sự nhiều thứ 2 thế giới (sau Mỹ) nhưng luôn lên tiếng phản đối mạnh mẽ với dự định "tái xây dựng quân đội" của Nhật Bản với lý do "chủ nghĩa quân phiệt" sẽ quay trở lại.
Trước đó, trong một cuộc tranh luận bên lề Đối thoại Shangri-la với thượng nghị sĩ Ben Cardin, bà Phó Oánh đã "tranh thủ" tấn công Thủ tướng Nhật Bản rằng Nhật lợi dụng tình hình tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông để cố gắng chỉnh sửa chính sách an ninh được quy định theo hiến pháp. "Ông ấy cố tình làm vấn đề trở nên nghiêm trọng, rằng Trung Quốc là nước gây mối đe dọa với Nhật Bản. Với cớ này, ông ấy cố gắng chỉnh sửa chính sách an ninh của Nhật Bản. Đây mới là điều gây lo ngại cho khu vực và cho Trung Quốc".
Để kết thúc bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Shangri-la 2014, ông Shinzo Abe giới thiệu về khái niệm "người Nhật mới" với miêu tả rằng đó sẽ là những con người "đưa vai ra gánh vác những trách nhiệm lớn lao hơn trong việc duy trì hòa bình và ổn định cho cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Theo Infonet
Nhật Bản tăng cường giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc Hôm nay, Nhật Bản đã tăng cường công tác tuần tra ở biển Hoa Đông nhân kỷ niệm một năm ngày nước này quốc hữu hóa 3 trên 5 hòn đảo ở Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư. Tàu cảnh sát biển Nhật Bản PS206 phía trước đảo Houou, một trong những 5...