Nhật lúng túng trước nguy cơ lây lan Covid-19 từ du thuyền Diamond Princess
Ngày 19-2, hàng trăm hành khách cuối cùng rời du thuyền Diamond Princess bắt đầu được lên bờ sau thời gian dài bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản vì có hơn 500 người trên tàu bị nhiễm Covid-19.
Xe buýt chở các hành khách rời khỏi du thuyền Diamond Princess. Ảnh: AFP
Kiểm soát chặt chẽ trong 14 ngày
Với 542 trường hợp bị nhiễm bệnh, Diamond Princess trở thành ổ dịch Covid-19 lớn nhất ở bên ngoài Trung Quốc. Nhiều bệnh nhân trên tàu đã được chuyển đến bệnh viện.
Và trong ngày 19-2, hơn 500 hành khách trên du thuyền Diamond Princess bắt đầu được lên bờ sau thời gian dài bị cách ly. Theo nguồn tin từ Đài truyền hình NHK, những người ở chung phòng với hành khách nhiễm Covid-19 sẽ phải ở lại trên tàu thêm 14 ngày, tính từ ngày người nhiễm bệnh được chuyển đi. Trong khi đó, các thành viên thủy thủ đoàn được chuyển đến những phòng riêng biệt và phải trải qua quá trình kiểm tra sức khỏe, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết. Trong khi đó, theo Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato: “Hiện nay, các trường hợp nhiễm bệnh đã xuất hiện, nhưng chúng tôi phải thực hiện các bước thích hợp để ngăn chặn những trường hợp nghiêm trọng, bao gồm việc đưa người bệnh đến bệnh viện”.
Video đang HOT
Tính đến nay, nhiều nước điều máy bay đến Nhật Bản để đón công dân trên tàu về nước. Trong đó, Mỹ đã đưa hơn 300 công dân trở về, và cách ly tuyệt đối các công dân bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng điều máy bay đến Nhật Bản đón 169 người dân. Italia, Canada, Israel, Anh, và Đặc khu Hồng Kông và đảo Đài Loan (Trung Quốc) cũng thông báo sẽ sớm đón công dân trên tàu Diamond Princess.
“Thất bại lớn, sai lầm”
Diamond Princess bị cách ly sau khi cập cảng Yokohama vào ngày 3-2, do một hành khách đến từ Hồng Kông được xác nhận dương tính với Covid-19. Bất chấp nhiều nỗ lực, giới chức Nhật Bản phải đối mặt với những chỉ trích về việc sắp xếp kiểm dịch khi hành khách phân tán vào thế giới rộng lớn hơn.
“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm… Tôi muốn nghỉ ngơi thật tốt”, một hành khách người Nhật 77 tuổi, nói. Ông cho biết sẽ về nhà bằng hệ thống đường sắt đông đúc nổi tiếng của Nhật Bản. Một đoàn xe buýt màu vàng cùng với hơn chục taxi chở các hành khách rời đi sau khi vẫy tay chào những người bạn còn ở lại trên tàu. Trong khi đó, nhiều người bị bỏ lại trên tàu thật sự lo lắng trong khi chờ đợi kết quả kiểm tra, để xem họ có sẽ được cho phép rời đi hay không. Michael Ryan, người đứng đầu chương trình cấp cứu sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết, ổ dịch là “rất nghiêm trọng” và có thể phát triển hơn nữa, nhưng nhấn mạnh, ở bên ngoài tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nó chỉ “ảnh hưởng đến một tỷ lệ rất nhỏ”.
Nhưng tại Nhật Bản, nhiều người lo ngại về việc chính phủ cho phép hành khách trên tàu du lịch rời đi, lên máy bay về nhà hoặc tản ra khắp thủ đô nổi tiếng đông đúc Tokyo. Kentaro Iwata, giáo sư tại bộ phận bệnh truyền nhiễm của Đại học Kobe, đã cho rằng, việc kiểm dịch trên tàu là “thất bại lớn, sai lầm”. Sau đó, trong đoạn băng được công bố trực tuyến, ông nói rằng, bản thân đã tự cách ly sau một chuyến thăm ngắn ngủi đến con tàu này đồng thời nêu lên những lo ngại lớn về các thủ tục trên tàu. “Nó hoàn toàn hỗn loạn”, ông nói với AFP.
Trong khi đó, hầu hết người dân ở Yokohama tỏ ra ủng hộ quyết định cho phép hành khách ra ngoài mặc dù lo ngại Covid-19. “Tôi chắc chắn những người trên tàu phải thực sự lo lắng. Tôi hy vọng họ có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường”, Isamu Habiro, 51 tuổi, nói. Habiro nói với thêm với AFP: “Là một cư dân ở Yokohama, tôi không muốn họ bị đối xử bất công. Tôi muốn cổ vũ cho họ”. Giới chức Nhật Bản hiện cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế đến các cuộc gặp mặt đông người. Một số Cty tại nước này cũng cho phép nhân viên làm việc tại nhà.
KHẢ ANH
Theo CADN
Hai khách trên du thuyền Diamond Princess tử vong
Một cụ ông và một cụ bà - đều ở độ tuổi 80, từ con tàu du lịch đang cách ly ở Nhật Bản - đã chết, NHK đưa tin.
Đây là những ca tử vong đầu tiên được xác nhận trong số hàng nghìn người được cách ly trên tàu - ổ dịch lớn thứ hai ngoài Trung Quốc đại lục. Cái chết của họ tổng số người tử vong ở Nhật lên 3 người. Ca đầu tiên tại Nhật Bản là bà cụ 80 tuổi, qua đời vào 13/2.
Du thuyền Diamond Princess cách ly tại cảng Yokohama. Ảnh: AFP.
Ngày 19/2, Bộ Y tế Nhật Bản phát hiện thêm 79 ca nhiễm nCoV trên du thuyền Diamond Princess, nâng tổng số người nhiễm trên tàu lên 624.
Du thuyền Diamond Princess trở thành "ổ dịch" lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc đại lục. Diamond Princess chở 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn bị cách ly tại cảng Yokohama từ 5/2 sau khi một du khách Hong Kong từng đi trên thuyền dương tính với nCoV. Trước đó, du thuyền từng dừng tại Kagoshima (Nhật Bản), Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam trước khi cập cảng ở Yokohama. Con tàu này bị cách ly hôm 1/2 khi dừng tại một cảng ở Okinawa, Nhật Bản. Trong quá trình cách ly, giới chức y tế Nhật liên tục phát hiện thêm người nhiễm nCoV trên tàu này.
Ngày 19/2 là ngày hết hạn cách ly tàu, 500 hành khách được rời đi sau khi kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.
Hãng điều hành du thuyền Diamond Princess hôm 10/2 cam kết đền bù chi phí cho hành khách nhằm "giúp mọi người phần nào giảm bớt căng thẳng hiện tại".
Việc các ca nhiễm nCoV liên tục tăng theo ngày khiến "chiến dịch" cách ly này được các chuyên gia đánh giá là một sự thất bại. Nhiều nhà khoa học lý giải chiếc du thuyền trở thành 'lò ủ virus' thay vì là một cơ sở cách ly để ngăn chặn dịch.
Huyền Anh (theo NHK)
Theo ione.net
WHO cảnh báo về phản ứng quá mức với dịch virus corona Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về những phản ứng quá mức đối với dịch virus corona sau các diễn biến gần đây như đổ xô mua khẩu trang, hủy sự kiện và du thuyền nhiễm bệnh. WHO nhấn mạnh rằng số ca bệnh bên ngoài Trung Quốc chiếm tỷ lệ "rất nhỏ" và tỷ lệ tử vong vẫn thấp....