Nhật lo ngại tác động của chạy đua vũ trang ở châu Á
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cảnh báo cộng đồng quốc tế về những mối nguy cơ đối với hòa bình và ổn định tại châu Á.
Ngày 23/1, phát biểu tại Davos (Thụy Sĩ), nhân dịp tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thủ tướng Abe kêu gọi các nước kiềm chế cuộc chay đua vũ trang tại châu Á, đồng thời cho rằng, những hậu quả về kinh tế do cuộc khủng hoảng quân sự tại châu lục sẽ là một thảm họa đối với kinh tế thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters)
Theo ông, nếu hòa bình và ổn định tại châu Á bị ảnh hưởng, hậu quả đối với thế giới sẽ là rất lớn. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh, chi tiêu quân sự của các nước lớn ở châu Á đã tăng mạnh trong một thập kỷ qua, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Video đang HOT
Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm nay sẽ diễn ra trong 3 ngày (25-28/1), với chủ đề “Tái định hình trật tự thế giới: Những tác động lên xã hội, chính trị và kinh tế”.
Với 250 phiên thảo luận và hội thảo, đây sẽ là cơ hội để các lãnh đạo trên toàn thế giới chia sẻ quan điểm về những vấn đề cấp bách đối với kinh tế thế giới và đưa ra định hướng, giải pháp trong tình hình mới.
Theo VOV
Sự nguy hiểm của cuộc đối đầu trực tiếp Trung-Nhật
Lich sử Đông Á thời hiện đại đã định hình nên số phận đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Giờ đây cả hai nước này đang bị cuốn trong một mớ bòng bong. Liệu đây có phải là tin tốt lành đối với một khu vực được coi là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới? Trên thực tế nó cho thấy một sự cạnh tranh nguy hiểm giữa hai gã khổng lồ ở châu Á.
Hiện nay, khi hai nước đang đối mặt trực tiếp về vấn đề tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, một vài sử gia đã liên hệ với cuộc đối đầu hải quân giữa Anh và Đức trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất cách đây một thế kỷ trước.
Quay trở lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều người cho rằng hai nước này có mối quan hệ kinh tế gắn kết với nhau nên sẽ không bao giờ để xảy ra một cuộc chiến tranh thực sự. Suy nghĩ này thực sự là sai lầm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh: WJS
Châu Á giờ đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh. Các máy bay, tàu chiến của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Hàn Quốc (và cả Đài Loan, Trung Quốc) liên tục "quần lượn" trên và trong khu vực biển Hoa Đông. Ngoài ra, những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đang thổi bùng lên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực với việc CHDCND Triều Tiên đe dọa có thể tấn công hạt nhân tới nước Mỹ.
Thực sự điều gì nằm sau sự hỗn loạn này? Trật tự tại khu vực Đông Á đang thay đổi cùng với sức mạnh ngày càng tăng của Nhật Bản và Trung Quốc - một kỷ nguyên mới hoàn toàn mà có thể mở ra một giai đoạn với nguy cơ xung đột cao và khó dự đoán.
Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, Trung Quốc vẫn là nước thống trị tại châu Á. Sau đó Nhật Bản hiện đại hóa thành công khi Trung Quốc từ từ sụp đổ. Trong những năm 1930, Nhật Bản đã đưa quân xâm chiếm Trung Quốc. 8 năm chiến tranh chống Nhật đã gây ra tổn thất lớn cho Trung Quốc về nhân mạng, ước từ 15 đến 25 triệu người.
Giờ đây, Trung Quốc một lần nữa lại trỗi dậy, thế hệ lãnh đạo thứ năm của ông Tập Cận Bình đang tìm cách thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" - hoàn thành cuộc "phục hưng vĩ đại" của Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đang lãnh đạo đất nước dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế gần 2 thập kỷ qua.
Cả hai nhà lãnh đạo trên sau khi vừa nhậm chức đã thể hiện sự quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm và đều nhấn mạnh chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng của mình. Về lý thuyết, hai nước có sự bổ sung cho nhau để thực hiện chương trình kinh tế trên: Nhật Bản có một nền công nghiệp phát triển, làm chủ về nhiều lĩnh vực công nghệ và tài chính, trong khi Trung Quốc là nguồn cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp hơn. Nhưng trên thực tế, xung đột chính trị, ngoại giao đã khiến hai nước không thể xích lại gần nhau. Trong khi tại châu Á vẫn chưa có những cơ chế trung gian để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Nhật Bản và Trung Quốc cũng chưa thiết lập đường dây nóng. Trao đổi đoàn cấp cao song phương giữa Bắc Kinh và Tokyo đã bị ngưng trệ, ít nhất cho tới lúc này.
Mặt khác, kế hoạch kinh tế của ông Abe và Tập Cận Bình cũng rất nguy hiểm. Trong khi tìm cách để nâng tốc độ tăng trưởng, chính phủ của ông Abe cho đến nay chủ yếu là tiến hành giảm giá tiền tệ và cắt giảm chi tiêu tài chính. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng lạm phát, khiến gánh nặng về nợ công của Nhật Bản càng nặng thêm. Trung Quốc lại đang thực hiện theo hướng ngược lại. Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là hạn chế tăng trưởng chậm lại bằng cách làm dịu đầu tư và giảm nợ nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững nhờ vào sức tiêu thụ. Nhưng có một nguy cơ là bất động sản sẽ vỡ bong bóng một cách quá nhanh.
Cho đến nay, những căng thẳng chính trị và ngoại giao giữa hai nước tuy chưa gây nhiều thiệt hại đối với các doanh nghiệp, nhưng cũng đã bắt đầu khiến các nhà đầu tư Nhật Bản không hài lòng với các chính trị gia của mình. Ken Courtis, cựu Phó chủ tịch của Tập đoàn Goldman Sachs Asia có trụ sở tại Tokyo nói: "Tôi muốn hai bên có thể cùng ngồi xuống và thảo luận xem làm thế nào để có thể hợp tác làm ăn".
Theo Báo Tin tưc
Nhật Bản kêu gọi đàm phán với Trung - Hàn Ngày 19/01 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi tổ chức các cuộc đàm phán thượng đỉnh để thảo luận "thẳng thắn" với Trung Quốc và Hàn Quốc về những vấn đề còn vướng mắc... Cuộc đàm phán thượng đỉnh theo đề nghị của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm hỗ trợ giải quyết những tranh cãi về lịch sử...