Nhật lo ngại Myanmar ngả về Trung Quốc hậu đảo chính
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật cho rằng Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng với Myanmar nếu phương Tây phản ứng sai cách về cuộc đảo chính.
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama hôm nay nói rằng Nhật nên thảo luận một chiến lược chung với các đồng minh về cách ứng phó với cuộc đảo chính ở Myanmar, cảnh báo quốc gia này có thể rời xa các nước phương Tây và “gia nhập liên minh của Trung Quốc” nếu không có cách tiếp cận tốt.
Quân đội Myanmar lên nắm quyền hôm 1/2, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính phủ khác, vì cáo buộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 nhờ “gian lận bầu cử”.
Chính quyền quân sự sau đó cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng, công bố danh sách 11 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo các bộ gồm Tài chính, Y tế, Thông tin, Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ và Biên phòng.
Binh sĩ Myanmar đứng gác ở Tòa thị chính Yangon hôm nay, một ngày sau khi chiếm đóng tòa nhà. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Nhật Bản, nhà viện trợ lớn có quan hệ chặt chẽ lâu đời với Myanmar, đã kêu gọi quân đội trả tự do cho bà Suu Kyi cùng các thành viên trong chính phủ dân sự của bà, và khôi phục nền dân chủ.
Thứ trưởng Nakayama cho biết bất kỳ động thái nào nhằm đình chỉ chương trình hợp tác của Nhật Bản với quân đội Myanmar có thể khiến Trung Quốc giành được nhiều ảnh hưởng hơn và làm suy yếu an ninh trong khu vực.
“Nếu chúng ta dừng lại, mối quan hệ của quân đội Myanmar với quân đội Trung Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và họ sẽ ngày càng xa cách các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Anh. Tôi nghĩ điều đó sẽ gây rủi ro cho an ninh khu vực”, Nakayama nói.
Kể từ năm 2014, thông qua các cuộc hội thảo trong nước và các chương trình khác, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đào tạo sĩ quan quân đội Myanmar về y học, khí tượng hàng không, cứu trợ thảm họa và tiếng Nhật. Hai nước cũng có chương trình trao đổi học thuật, theo đó 8 học viên quân đội Myanmar hiện theo học tại Học viện Quốc phòng Nhật Bản.
Là một phần trong nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương, Nhật Bản tập trung “hỗ trợ nâng cao năng lực” với các nước thành viên ASEAN như một phần trong chiến lược an ninh trong những năm gần đây.
Chính biến Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi giờ ra sao?
Nơi ở và tình trạng của nhà lãnh đạo Myanmar chưa được công khai kể từ khi bà bị quân đội giam giữ ở Thủ đô Naypyidaw trong cuộc đảo chính hôm 1/2.
Một quan chức cấp cao từ đảng của cố vấn nhà nước Myanmar đang bị giam giữ Aung Suu Kyi, hôm 2/2 cho biết tình trạng sức khỏe của bà vẫn tốt và bà sẽ không bị di chuyển khỏi địa điểm giam giữ.
Nơi ở và tình trạng của nhà lãnh đạo Myanmar không được công khai kể từ khi bà bị quân đội bắt trong cuộc đảo chính hôm 1/2.
Aung San Suu Kyi (Ảnh: Reuters)
"Hiện không có kế hoạch di chuyển bà Aung San Suu Kyi và bác sĩ Myo Aung. Chúng tôi được biết rằng họ vẫn khỏe", theo Kyi Toe, thành viên của Ủy ban thông tin trung tâm, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Ông cũng cho biết các thành viên NLD của quốc hội bị giam giữ trong cuộc đảo chính đã được phép rời khỏi khu vực bị giam giữ.
Theo cập nhật của Tân Hoa xã, quân đội hôm 2/2 đã thả phần lớn bộ trưởng khu vực và các nhà lập pháp của NLD. "Có thể sẽ có một cuộc cải tổ giữa các bộ trưởng bằng việc bổ nhiệm người mới đủ tiêu chuẩn", nguồn tin của Tân Hoa xã cho biết.
Truyền thông đưa tin sân bay quốc tế Yangon của Myanmar sẽ bị đóng cửa đến 1/6. Tất cả các chuyến bay từ giờ đến thời điểm đó đều bị ngừng.
Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm vào hôm 1/2, sau cuộc đảo chính. NLD đã kêu gọi quân đội trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ.
NLD giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2020 ở Myanmar. Quân đội Myanmar cáo buộc chính phủ tiến hành cuộc bầu cử một cách gian lận và tuần trước tuyên bố sẽ "hành động".
Một số nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, lên án động thái của quân đội Myanmar và kêu gọi thả khẩn cấp tất cả những người bị bắt giữ.
Đảo chính quân sự: Vẫn còn giải pháp cho Myanmar Chuyên gia nhận định việc ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giam Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi sẽ tác động lớn đối với quân đội và đất nước Myanmar thời gian tới. Quyết định bất ngờ của quân đội Myanmar khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi cũng như tuyên bố tình trạng...