Nhật lần đầu ghi nhận biến chủng đang hoành hành Nam Mỹ
Nhật cho biết ca đầu tiên nhiễm Lambda, biến chủng Covid-19 đang lan rộng ở Nam Mỹ, được ghi nhận tại nước này là một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến từ Peru.
Bộ Y tế Nhật hôm 6/8 cho biết người phụ nữ này đến sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo hôm 20/7. Cô có kết quả dương tính với nCoV khi được xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng.
Theo phân tích của Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, virus người phụ nữ này nhiễm được xác nhận thuộc biến chủng Lambda. Theo viện nghiên cứu, biến chủng Lambda lần đầu được phát hiện ở Peru tháng 8 năm ngoái và đang lan rộng ở Nam Mỹ.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đang trò chuyện với bệnh nhân Covid-19 nằm sấp tại Bệnh viện Đại học Hokkaido, thành phố Sapporo hôm 3/8. Ảnh: AFP .
So với chủng thông thường, biến chủng Lambda có thể lây nhiễm mạnh hơn và khả năng kháng vaccine cũng mạnh hơn. Tuy nhiên, viện cho biết chưa có thông tin đầy đủ về biến chủng này.
Biến chủng Lambda, hay còn có tên C.37, bị coi là nguyên nhân khiến Peru báo cáo số người chết vì Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới. Biến chủng này chiếm tới 81% số ca nhiễm mới ở Peru từ tháng 4 tới giữa tháng 7.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 6 thêm Lambda vào danh sách “những biến chủng đáng quan tâm”, bởi nó mang một số đột biến tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao hơn và chống lại khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh “cần những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận tính hiệu quả của vaccine” với biến chủng Lambda.
Giới chuyên gia cho biết những biến chủng đáng lo ngại hiện nay dường như lây lan dễ dàng hơn, nhưng khi khả năng miễn dịch của cộng đồng gia tăng, virus sẽ chịu thêm áp lực tiến hóa mới có thể lách qua được lớp bảo vệ này.
COVID-19 tại ASEAN hết 25/7: Malaysia vượt 1 triệu ca mắc; Indonesia vẫn trên 1.000 ca tử vong mỗi ngày
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 25/7, 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.155 ca mắc COVID-19 và 1.609 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 6.741.514 ca, trong đó 131.036 người tử vong.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến ở Manila, Philippines, ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 25/7, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất vẫn là Indonesia với 38.679 ca.
Video đang HOT
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia với 17.045 ca. Tiếp đó là Thái Lan với 15.335 ca, Việt Nam với 7.531 ca, Philippines với 5.479 ca, Campuchia với 819 ca, Lào với 142 ca và Singapore với 125 ca.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.266 ca), Thái Lan (129 ca), Philippines (93 ca), Malaysia (92 ca) và Campuchia (29 ca).
Tổng số ca nhiễm tại Malaysia vượt ngưỡng 1 triệu ca
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 15/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Malaysia chính thức vượt mốc 1 triệu ca với 17.045 ca mắc mới được ghi nhận ngày 25/7. Đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 1.013.438 ca nhiễm SARS-CoV-2.
Báo cáo ngày 25/7 của Bộ Y tế Malaysia cho biết số ca mắc mới trong 24 giờ qua cũng là mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nước này. Đây cũng là ngày thứ 13 liên tiếp, Malaysia ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới/ngày. Số ca nhiễm mới tập trung đông nhất tại bang Selangor (8.500 ca), tiếp theo là lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur với 2.045 ca và bang Kedah với 1.216 ca.
Cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã kêu gọi đoàn kết vượt qua đại dịch COVID-19. Theo ông, thành công của Kế hoạch phục hồi quốc gia (PPN) giúp đưa Malaysia thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của tất cả các bên, vì đây là "cách tiếp cận toàn dân" chứ không phải là "toàn bộ chính phủ".
Đề cập đến những điểm mới trong cuộc chiến chống dịch, ông Muhyiddin cho biết Malaysia sẽ tăng thêm số bệnh viện công điều trị COVID-19 nhằm cung cấp đủ giường cho những ca điều trị tích cực; rà soát và chuyển các trường hợp không phải COVID-19 sang các bệnh viện tư nhân. Cùng với đó, Malaysia sẽ đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là ở khu vực có số ca nhiễm mới và tử vong cao. Trên thực tế, hiện đã có 8/13 bang đã chuyển sang Giai đoạn 2 của PPN và bang Sarawak đang được kỳ vọng sẽ nằm trong số những bang sớm nhất chuyển sang Giai đoạn 3 do tỷ lệ tiêm chủng cao và kiểm soát sức khỏe tốt.
Indonesia trước nguy cơ xuất hiện biến thể virus nguy hiểm hơn cả Delta
Chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Bandung, Indonesia ngày 18/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những ngày gần đây, Indonesia đang trở thành tâm dịch COVID-19 ở châu Á và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tình hình này đang tạo ra những điều kiện cho sự xuất hiện của một biến thể virus SARS-COV-2 còn nguy hiểm hơn Delta, biến thể phát hiện lần đầu tại Ấn Độ và đang hoành hành ở nhiều nước với đặc tính dễ lây lan hơn.
Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil, trở thành quốc gia có số ca mắc theo ngày cao nhất thế giới. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này bị cho là cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ hàng đầu người Indonesia, nhận định: "Các biến thể mới luôn xuất hiện ở những khu vực hay quốc gia không thể kiểm soát được dịch. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu 5% số xét nghiệm cho kết quả dương tính thì nghĩa là dịch đã vượt tầm kiểm soát. Tại Indonesia, con số này cao hơn 10% trong khoảng 16 tháng ở giai đoạn đầu của dịch và hiện giờ là trên 30%. Vì thế rất có khả năng xuất hiện một biến thể mới hoặc siêu biến thể".
Giám đốc Viện Eijkman (Indonesia), một tổ chức chính phủ nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, Amin Soebandrio cảnh báo rằng dù chưa có biến thể mới nào xuất hiện nhưng Indonesia vẫn cần phải thận trọng. Theo chuyên gia này, với số ca mới ngày càng tăng thì "khó lường trước được điều gì". Ông nhấn mạnh cần phải quan sát kỹ lưỡng để phát hiện những biến thể mới ngay khi vừa xuất hiện.
Trong khi đó, tiến sĩ Ravina Kullar, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết virus luôn không ngừng thay đổi thông qua các đột biến trong chuỗi gene di truyền của chúng để tạo ra biến thể mới. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang được phát hiện trên thế giới mỗi tuần nhưng chưa đáng lo ngại vì không phổ biến hoặc nhanh chóng biến mất. Chỉ khi biến thể mới tăng khả năng lây nhiễm, tăng nguy cơ nhập viện hay tử vong ở người và làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như các phương pháp điều trị, WHO mới xếp chúng vào nhóm "đáng lo ngại".
Lào ghi nhận ca nhiễm mới sau thời gian cách ly 14 ngày
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Lào, Bộ Y tế ngày 25/7 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 142 ca mắc COVID-19 mới đều là người nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, các cụm dịch trong cộng đồng ở Lào nhiều ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới.
Tuy nhiên, cùng ngày Bộ Y tế Lào ghi nhận 1 trường hợp dương tính sau khi kết thúc thời gian cách ly 14 ngày tại tỉnh Savannakhet. Người này trở về từ Thái Lan, đã hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày và có kết quả xét nghiệm cả hai lần đều âm tính. Sau khi trở về nhà, người này đã có triệu chứng sốt, ho khan, đau nhức cơ thể và được xác nhận dương tính với COVID-19 ngày 19/7. Hiện trường hợp này đã được đưa đi điều trị tại bệnh viện.
Trước tình hình người nhập cảnh ngày càng gia tăng, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa COVID-19 của Lào khu vực giáp biên với Thái Lan đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuần tra đường thủy trên sông Mekong để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài, đặc biệt là người nhập cảnh bất hợp pháp. Đồng thời, chính quyền các địa phương tiếp tục vận động người dân nhanh chóng thông báo trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép từ Thái Lan qua sông Mekong.
Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 4.762 ca mắc COVID-19, trong đó có 5 bệnh nhân không qua khỏi.
Campuchia: Chính quyền Phnom Penh xác nhận tình hình dịch có thuyên giảm
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 20/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/7, tình hình dịch COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh có dấu hiệu giảm bớt, với chỉ 2 trong tổng số 14 quận nội thành còn ghi nhận mức độ lây nhiễm cao.
Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đánh giá: "Tình hình các ca lây nhiễm ở toàn bộ các quận nội thành đang giảm, dù mức độ còn tương đối cao hơn ở hai quận Meanchey và Por Sen Chey". Đây là 2 quận có nhiều nhà máy và số lượng công nhân đông đảo.
Lý giải thêm về nguyên nhân số ca mắc mới giảm, ông Khuong Sreng cho rằng điều này bắt nguồn từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thủ đô, kết thúc từ ngày 8/7 vừa qua, cũng như do ý thức của người dân tuân thủ triệt để các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, yêu cầu duy trì những biện pháp phòng ngừa.
Tính đến ngày 22/7, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 6,4 triệu người, tương ứng mục tiêu miễn dịch cho 64% tổng số người trưởng thành. Ngày 24/7, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang khẳng định dù nhu cầu đang tăng cao nhưng nước này có đủ nguồn cung ứng oxy cho các bệnh nhân trên khắp cả nước nói chung chứ không chỉ riêng những người mắc COVID-19. Tuy nhiên, quan chức cấp cao Bộ Y tế Campuchia cũng lưu ý để phá vỡ chuỗi lây nhiễm và tránh tình trạng thiếu oxy, người dân cần chung tay cùng chính phủ ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng.
Thái Lan phê chuẩn thuốc Favipiravir bào chế trong nước
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, miền Nam Thái Lan ngày 19/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan (FDA) đã phê chuẩn thuốc Favipiravir, do Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) bào chế trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 đang ngày một tăng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Nhu cầu sử dụng thuốc Favipiravir ở Thái Lan hiện vào khoảng 300.000 viên mỗi ngày. Để giúp đáp ứng nhu cầu, GPO đã sản xuất thuốc loại thuốc này và nhận được sự chấp thuận cần thiết của FDA. Phiên bản Favipiravir sản xuất trong nước dự kiến sẽ được bán theo đơn vào tháng tới.
Chuyên gia Nantakarn Suwanpitakkun của GPO cho biết thuốc Favipiravir sản xuất tại Thái Lan sẽ có giá chỉ bằng một nửa so với giá nhập khẩu trong khi truyền thông sở tại dẫn lời bà Nantakarn khẳng định thuốc Favipiravir sản xuất trong nước chất lượng tương đương. Ước tính, mỗi bệnh nhân cần khoảng 70 viên, tùy thuộc vào trọng lượng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Trước đó, GPO đã nhập khẩu thêm 5,5 triệu viên Favipiravir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sau khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 được ghi nhận ở Thái Lan từ đầu tháng 4 đã nhanh chóng lan sang nhiều tỉnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Yala, Thái Lan ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Thái Lan, Favipiravir được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao với các triệu chứng nhẹ và các ca đã phát triển bệnh viêm phổi, cùng với các loại thuốc khác là Chloroquine, Lopinavir/Ritonavir và Darunavir/Ritonavir.
Trong những ngày qua, Thái Lan liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao kỷ lục, trong khi giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm mới đang có xu hướng tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba mỗi tuần.
Bộ Y tế Thái Lan sáng 25/7 thông báo nước này lại ghi nhận mốc cao mới, với 15.335 ca mới trong 24 giờ qua, đưa tổng số các ca bệnh từ trước tới nay lên 497.302 ca. Cũng trong ngày 25/7, Thái Lan ghi nhận thêm 129 ca tử vong, đưa tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này lên 4.059 ca.
Ông Taweesap Siraprapasiri, một quan chức cấp cao của Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh (DDC), cho biết tỷ lệ lây nhiễm ở thủ đô Bangkok đang bắt đầu chững lại, trong khi các ca bệnh ở các tỉnh khác đang tăng mạnh. Theo ông Taweesap, số ca mắc mới ở Bangkok vẫn ở mức cao nhưng sự gia tăng đã bắt đầu chậm lại, rõ ràng là nhờ các biện pháp được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Thái Lan có khả năng tiêm 300.000 liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi ngày và hiện đã tiêm được 15,3 triệu liều vaccine.
Bệnh viện vỡ trận, Indonesia đứng trước thảm kịch Covid-19 "tồi tệ nhất" Indonesia đang kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giềng trong bối cảnh nguồn cung ôxy cho các bệnh nhân Covid-19 bị cạn kiệt. Nhân viên y tế hướng dẫn tình nguyện viên xử lý thi thể nạn nhân Covid-19 tại Solo, Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia đang phải vật lộn để kiềm chế sự bùng phát của dịch Covid-19 và giữ...