Nhật ký ứng phó COVID-19 giai đoạn 2: Cố lên nào con yêu!
Hôm nay lại nghe tin đồng đội khó thở phải hỗ trợ thở oxy (vì bệnh sẵn chứ không phải vì dịch). Người bệnh khó thở phải thở oxy là điều đương nhiên.
Nhưng nghĩ tới đồng nghiệp, người cùng với mình chăm sóc, điều trị người bệnh giờ lại phải nằm thở oxy, nước mắt bỗng chảy ra.
Ngày 2/8 – Hôm nay được bạn hỏi thăm: “Chủ nhật rồi, em làm gì?”. “Dạ Chủ nhật là ngày mấy vậy chị, tụi em vẫn đứng yên một chỗ thôi”. Đã 8 ngày rồi chúng tôi không được gặp nhau, dù cùng một mái nhà, một cánh cửa. Thường thì chỉ cần nhìn mặt và nghe giọng thôi thì sẽ biết đang buồn hay vui, mệt mỏi, áp lực hay hạnh phúc…. Còn giờ, bàn phím điện thoại là thứ duy nhất để đoán cảm xúc của nhau sau những giờ thay ca.
Hôm nay lại nghe tin đồng đội khó thở phải hỗ trợ thở oxy (vì bệnh sẵn chứ không phải vì dịch). Người bệnh khó thở phải thở oxy là điều đương nhiên. Nhưng nghĩ tới đồng nghiệp, người cùng với mình chăm sóc, điều trị người bệnh giờ lại phải nằm thở oxy, nước mắt bỗng chảy ra…
Video đang HOT
“Chị ơi, em đứng không nổi nữa, em nhận hàng và giao hàng cho các khoa, đi nhiều mệt quá, em buồn ngủ quá chị ơi, em ngủ xíu được không?” Và không đợi cái gật đầu, em nằm luôn lên cái ghế bên cạnh. Thương em, thương những thanh niên vai dài sức rộng ở lại gánh luôn phần cho những người lớn, người bầu bì… Cố lên các em, sau dịch chúng ta sẽ ngủ và chỉ ngủ thôi không cần ăn đâu!
Thương các mẹ có con nhỏ, xa con khi con còn chưa kịp bỏ bú. Sữa mẹ căng cứng nhưng con đói không có sữa để dùng. Mẹ sợ sau dịch sẽ mất sữa, nên cố gắng rảnh tay là hút để nguồn sữa mẹ không bị mất sau ngày về. Sữa cương cứng không được cho con bú mớm sẽ rất đau đớn. Giọt nước mắt hòa tan trong vị sữa, sữa hút ra cũng đổ đi vì không chỗ nào trữ an toàn được.
Chỉ còn vài ngày là đến ngày tái khám thai định kỳ. Con ơi chờ mẹ nhé, mẹ muốn nhìn thấy tay và chân con quẫy đạp trong bụng mẹ trên màn hình siêu âm 3D, 4D. Nhưng bây giờ mỗi ngày chỉ còn biết lắng nghe nhịp đập và cái quẫy chân trong bụng qua cảm xúc của mẹ và con thôi.
Cố lên Bống ơi! Con sẽ là đứa bé kiên cường nhất sau trận chiến này. Đợi ngày về ba sẽ chở mẹ con mình đi siêu âm để được thấy khuôn mặt của con giống ba hay giống mẹ nhé. Hãy nhớ luôn vung chân đạp để mẹ cảm nhận được hơi thở hòa nhịp của mẹ trong con. Dù nơi đây đồ ăn, thức uống có phần không hợp với con nhưng hãy nghĩ cho bao nhiêu người còn không có được đồ ăn thức uống con nhé. Cố lên nào con yêu!
Vụ truyền hóa chất hết hạn cho bệnh nhi có dấu hiệu tráo đổi thuốc
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc cho bệnh nhi 4 tuổi mắc suy tủy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh đã chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra.
Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Hôm nay 3/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh dẫn đầu đã làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh về công tác phòng ngừa, quản lý sự cố y khoa.
Trước đó, ngày 24/6, Bệnh viện Truyền máu Huyết học nhận được phản ánh của thân nhân người bệnh L.T.K.C (SN 2016, được chẩn đoán mắc suy tủy) về việc người bệnh được cấp phát và sử dụng thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) đã hết hạn sử dụng.
Ngay sau đó, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã có công văn gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị xác minh thông tin và kiểm tra rà soát toàn bộ vụ việc tại Biện viện Truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh.
Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh
Báo cáo sự việc, BSCK II Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện cho biết, đây là sự cố đáng tiếc, bệnh viện ưu tiên khắc phục cho bệnh nhân và khắc phục quản lý sự cố để không ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế. Bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc và đình chỉ công tác các cá nhân liên quan.
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc, Bệnh viện đã chuyển hồ sơ cho Công an điều tra vụ việc. Đối với bệnh nhân, Bệnh viện đã cử các bác sỹ giỏi nhất chăm sóc và theo dõi sát người bệnh, đáp ứng các yêu cầu của gia đình. Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đây là sự cố y khoa không ai mong muốn, Bộ Y tế đã có Thông tư 43 hướng dẫn quản lý, phòng ngừa sự cố y khoa. Với sự việc này, Bệnh viện cần tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục, xử trí, rút kinh nghiệm để tránh mắc lại, đem lại niềm tin cho người dân. PGS Khuê cũng đề nghị Bệnh viện xem xét xử lý vấn đề nội bộ, đồng thời rà soát lại quy trình tại các khoa, phòng, không để tái diễn sự việc tương tự.
Lọ thuốc hết hạn được gia đình người bệnh phản ánh đã truyền cho bệnh nhi
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Huy Quang,Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề nghị Bệnh viện xem xét sự việc một cách tổng thể, phòng ngừa khủng hoảng quản lý, pháp lý và truyền thông. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ thông tin cho Công an điều tra một cách trung thực, kịp thời, phản ánh đúng, công khai, khoa học... và quản lý tốt công tác thông tin báo chí.
Sau biểu hiện không hợp tác, tâm lý phi công người Anh ổn định hơn Theo các bác sĩ, sức khỏe phi công người Anh tiếp tục phục hồi tốt, người bệnh ngủ được, tâm lý ổn định hơn trước. Sáng 2/7, thông tin về phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 cho biết, sức khỏe bệnh nhân đang phục...