“Nhật ký trong tù” 70 năm sáng mãi tinh thần lạc quan của Bác
Ngày 10/9 là một ngày đáng nhớ khi cách đây 70 năm, đó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài thơ cuối cùng của tập Nhật ký trong tù, khép lại chặng đường dài hơn 1 năm bị tù ngục gian khổ tại Quảng Tây, Trung Quốc.
“Nhật ký trong tù” là một phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký” (tức Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép.
Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật… Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho Tác phẩm “Ngục trung Nhật ký”.
70 năm qua, cùng với giá trị của một áng thơ bất hủ mà qua đó các thế hệ sau này hiểu thêm về một thế giới tâm hồn nhiều cung bậc của nhân cách Hồ Chí Minh, vẫn còn nhiều câu chuyện kể liên quan tới cuốn nhật ký này với nhiều chi tiết mới được phát hiện. Ẩn chứa trong từng câu chuyện đơn lẻ đều thể hiện sự kính trọng với một con người vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhật ký trong tù khép lại ngày 10/9/1943, nhưng bị thất lạc mãi đến năm 1955 cuốn nhật ký mới được gửi trở lại với chủ nhân bởi một người ẩn danh.
17 năm kể từ khi cuốn nhật ký được khép lại, vào năm 1960, 114/134 bài đã được dịch sang tiếng Việt và lần đầu tiên đến được với công chúng nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay lập tức Nhật ký trong tù đã gây tiếng vang lớn với số lượng phát hành tới 10.000 bản – con số phát hành chưa từng có ở thời điểm ấy. Dịch tập thơ này là ông Nam Trân, ông cũng là người dịch thơ Nhật ký trong tùnhiều nhất và cũng là bản dịch được Bác coi là tốt nhất.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Hồng Minh – cháu dịch giả Nam Trân, cho biết: “Tiêu chí thứ nhất để dịch Nhật ký trong tù, người đó phải là nhà thơ. Tiêu chí thứ hai phải là người rất giỏi tiếng Hán. Ngoài ra, người đó phải là một nhà văn hóa, thông thạo văn hóa Việt Nam , văn hóa thế giới và đặc biệt phải thông thạo văn hóa của Trung Hoa. Có thể nói ông Nam Trân hội tụ đủ những yếu tố đó và trong khoảng gần 2 tháng, ông đã hoàn thành gần như trọn vẹn bản dịch đó”.
Bằng niềm kính yêu với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lương y Trần Văn Quảng (Hà Nội) đã cần mẫn chép lại cả tập Nhật ký trong tù trong hơn 3 tháng. Tập thơ đã được ông tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Lương y Trần Văn Quảng chia sẻ: “Lúc bấy giờ cụ Lê Xuân Hòa tuy viết chữ đẹp, nhưng mà chữ rất nhỏ. Tôi nghĩ, nếu như thế, thanh niên trông thấy cũng sợ chữ Hán, các cụ già không có kính lúp cũng không đọc được. Và từ đó, tôi đã suy nghĩ sẽ viết bằng chữ to để các cụ đọc, đặc biệt có gợi ý cho thanh niên thích học chữ Hán cũng đọc được thơ của Bác”.
70 năm qua, đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu Nhật ký trong tù và họ đều khẳng định giá trị đặc biệt của tập thơ Nhật ký trong tù không chỉ về nội dung tư tưởng, nghệ thuật ngôn từ, mà còn bao trùm suốt toàn bộ tác phẩm là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần thép ẩn bên trong tính nhân văn sâu sắc. Chỉ có duy nhất một chữ “thép”, nhưng toàn bộ tập thơ, dường như bài nào cũng có chất thép.
“Lòng yêu nước là động lực để thúc đẩy Người sáng tác, cho nên những tác phẩm và hành động của Người đều thể hiện một ý chí, một dũng khí mà trong tù người ta gọi đó là chất thép…”, Giáo sư Hà Minh Đức – nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam nói.
Qua Nhật ký trong tù mà các thế hệ sau này mới hình dung được thế giới tâm hồn nhiều cung bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là bức chân dung tự họa về Người. Cũng qua thơ, người đọc sẽ thấy được tầm vóc lớn của một chân dung vĩ đại, với khát vọng cao đẹp nhất là “Độc lập cho dân tộc và Tự do cho con người”. Khát vọng ấy đã được đúc kết bằng câu nói bất hủ khắc trên đá hoa cương tại nơi an nghỉ cuối cùng của Người “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”.
Theo_VnMedia
Lạc quan thận trọng
Các doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức kinh tế nhìn nhận thị trường tài chính năm 2013 dù có sáng lên nhưng vẫn ngổn ngang khó khăn.
Ném đá dò sông
Ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm 2013 - Ảnh: D.Đ.Minh
Ông Ngọc - Giám đốc một công ty xây dựng có trụ sở tại Q.3, TP.HCM - cho hay năm 2012, công ty trong tình cảnh cầm cự và thu hẹp như một hộ kinh doanh nhỏ. Ông đã cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí, nhận xây dựng, sửa chữa cả những căn nhà có giá trị thấp mà vẫn không dám trữ vật liệu khi thi công vì chi phí vay nặng. Cũng rơi vào cảnh máy móc trùm mền, sau 20 năm lăn lộn trong ngành may mặc, ông Lâm - Giám đốc một công ty may có trụ sở tại Q.Tân Bình, TP.HCM, cho hay chưa bao giờ công ty gặp cảnh như năm 2012 với 11 tháng ngưng sản xuất. Vốn của công ty gửi hết vào ngân hàng (NH) để hưởng lãi suất cao, có khi lên đến 18%/năm. Đến tháng 12, lãi suất huy động của NH giảm về 8 - 9%/năm nhưng công ty ông vẫn thương lượng được giá 10 - 11%/năm và cho khởi động lại máy móc để sản xuất hàng phục vụ tết. Thế nhưng mấy tuần nay, hàng hóa vẫn khó tiêu thụ. Ông Lâm tính toán, lãi suất huy động hiện là 8% nhưng vẫn đang có xu hướng giảm nên công ty phải tính đến việc sử dụng nguồn vốn đang gửi tại NH cho hiệu quả. "Không riêng gì tôi, các chủ doanh nghiệp khác cũng chưa tính toán được gì. Cứ ném đá dò sông, xem tình hình đến đâu thì tính đến đó chứ không dám tính trước".
Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ
Ông Trịnh Quang Anh, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank
TS Nguyễn Đắc Hưng - chuyên gia NH, nhận xét CPI năm 2012 là 6,81%, trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng còn 8%/năm thì người gửi tiền vẫn có lợi trên 1%/năm, bảo đảm lãi suất thực dương. Sang năm nay, định hướng của Chính phủ và NHNN kiềm chế lạm phát dưới 6,8% để hạ lãi suất. Nhưng các tháng đầu năm, đặc biệt là dịp trước và sau Tết Nguyên đán, CPI thường biến động cao hơn mức bình quân các tháng trong năm. Bên cạnh đó, thanh khoản của các NH thương mại đã được cải thiện nhưng thực sự chưa bền vững. Hoạt động của họ cũng thường có biến động vào dịp trước Tết Nguyên đán do nhu cầu rút tiền tăng cao nên vẫn cần phải đẩy mạnh thu hút tiền gửi. Vì vậy, chưa thể giảm lãi suất ở thời điểm hiện nay. Sau đó, nếu lãi suất có giảm thì các bước giảm nhỏ hơn, chỉ khoảng 0,25 - 0,75%/năm đối với trần lãi suất tiền gửi nội tệ.
TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Trường đại học Mở TP.HCM - cho rằng lãi suất giảm là điều tất yếu khi sức khỏe của các doanh nghiệp vẫn còn rất yếu. Lãi cho vay hiện nay đã có mức 12%/năm nhưng chưa phải là phổ biến và mức này cần nhân rộng đối với tất cả các khoản vay. Riêng lãi huy động không nên giảm nhanh quá, ở mức 8 - 9%/năm là hợp lý, nếu lạm phát năm 2013 về thấp hơn 2012 thì lãi suất huy động thấp nhất cũng nên ở mức 7%/năm. Ông Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế - cho rằng: "Lãi suất huy động có thể giảm xuống 7%/năm nhưng cần có lộ trình và điều này nên diễn ra vào giữa năm. Từ đó lãi suất cho vay giảm tương ứng theo".
Ẩn số
TS Nguyễn Văn Thuận phân tích, lãi suất huy động thấp cũng không chắc DN rút tiền gửi NH để đưa vào sản xuất kinh doanh vì việc này còn phụ thuộc vào tổng cầu tăng hay không. Tương tự, hiện có nhiều chính sách làm ấm thị trường bất động sản nhưng đã nói là "tảng băng" thì cũng cần có thời gian để phá băng, tan băng. Đó là chưa kể, một "tảng băng" nợ xấu trong hệ thống NH cũng đang cần được giải quyết. Với tương quan trên, dù NHNN đặt ra mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 tăng so với năm trước nhưng đạt hay không còn phụ thuộc vào diễn biến kinh tế. Có điều chắc chắn là NHNN đang ưu tiên đến kiềm chế lạm phát nên không nới lỏng chính sách tiền tệ. Vì vậy, viễn cảnh năm 2013 chưa thể sáng sủa. Chỉ có thể gọi là năm chuyển tiếp chứ chưa thể gọi là năm hồi phục.
Lạc quan hơn, ông Đinh Thế Hiển cho rằng vĩ mô năm 2013 không xấu hơn năm 2012 vì đã có những yếu tố phát triển bền vững. Thế nhưng doanh nghiệp vẫn thấy nhiều khó khăn ngổn ngang. Mâu thuẫn này là hiểu được vì về bản chất, những năm khó khăn trước đó đã đốt dần nguồn lực của các doanh nghiệp. Tâm lý này lan tỏa đến cán bộ công nhân viên, đến người dân. Họ thấy lo sợ hơn về việc giảm thu nhập trong năm nay, họ chưa có niềm tin. Chính phủ chỉ mới hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước ngân hàng thì thẩm định quá kỹ còn phía người đi vay cũng chưa chuẩn bị đầy đủ kế hoạch để tiếp nhận dòng vốn. Tháo gỡ được khúc mắc, khó khăn này thì dòng vốn sẽ vào được sản xuất kinh doanh. Dự kiến tình hình kinh tế sẽ sáng sủa hơn từ quý 2. Riêng đối với thị trường bất động sản vẫn là ẩn số dù rằng đã nhận được nguồn lực từ phía Chính phủ, NH để chuyển động.
Ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Maritime Bank, đánh giá: "Thách thức lớn đối với Việt Nam năm 2013 là nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính nếu tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ. Thực tế, dư địa các công cụ chính sách của Chính phủ hiện nay hoặc quá hạn hẹp, hoặc kém khả thi, ít hiệu lực trong khi thách thức gia tăng khiến Chính phủ lâm vào tình thế "lưỡng nan". Chính sách tiền tệ đang chịu áp lực nới lỏng khi mà chính sách tài khóa gần như hết dư địa (hụt thu nghiêm trọng làm mức bội chi gia tăng, kể cả trong năm 2013 tín phiếu và TPCP đáo hạn trong 2013 nợ vay nước ngoài đến hạn...). Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lạm phát cao có thể quay lại mặc dù lạm phát hiện đang được kiềm chế nhờ tổng cầu còn quá yếu. Do đó, điều quan trọng là phải đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế với sự hy sinh một số chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn này.
Một số dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô
Ngân hàng ANZ dự báo lạm phát Việt Nam năm 2013 rơi vào khoảng 8 - 10%. Lạm phát có nguy cơ tăng đến giữa năm, tuy nhiên có thể kiểm soát được và không quay lại mức 2 con số như 2 năm trước. Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến kiểm soát lạm phát và họ thấy rằng cắt giảm lãi suất thời điểm này không có tác dụng nhiều bằng việc thúc đẩy cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam, triển vọng thị trường Việt Nam của HSBC, CPI trung bình (phần trăm theo năm) năm 2013 khoảng 9,5%, tỷ giá VND/USD cuối năm 2013 khoảng 21.500 đồng/USD.
Theo TNO
"Ngày tận thế" của bạn là gì? Không phải chỉ trên thế giới mà ngay cả nước ta cũng có một số người nghĩ đến điều gì đó "khủng khiếp" trong "ngày tận thế" dù giới khoa học đã khẳng định sau ngày 21/12/2012 sẽ là ngày... cuối tuần thú vị. Ngày 21/12 đang gõ cửa, bằng một hình ảnh và một dòng thông báo ngắn, bạn hãy cho chúng...