Nhật ký của người lính quân y trong ‘tâm dịch’: Cuộc chiến này, chúng ta nhất định sẽ thắng
Ở điểm nóng Bắc Giang, với chàng lính quân y trẻ tuổi, xúc động nhất là khi uống chai nước chanh dây của một bác gái gửi tặng kèm lời chúc chống dịch thắng lợi hay bó hoa phượng đỏ cùng bằng lăng tím mà đoàn được gửi tặng.
Hành trang vào tâm dịch của những người lính quân y – Ảnh: TIẾN DŨNG
Suốt mấy ngày qua, nhận lệnh vào điểm nóng Bắc Giang, chàng lính quân y – thượng sĩ Mai Tiến Dũng (23 tuổi, học viên lớp 50B, hệ 4 Học viện Quân y) luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa làm tròn nghĩa vụ của người con quê nhà.
Tranh thủ những phút nghỉ ngơi, chàng thượng sĩ ghi chép lại những dòng tâm tình qua chiếc điện thoại.
“Mới đầu tôi viết những dòng này đăng lên trang cá nhân, ý tưởng được viết ra trong lúc làm nhiệm vụ ở quê hương nơi mình sinh ra. Lần này về rất xúc động vì người dân quan tâm, động viên đoàn rất nhiều”, Dũng chia sẻ.
Thượng sĩ Mai Tiến Dũng nhận nhiệm vụ vào điểm nóng Bắc Giang – Ảnh: NVCC
Hành trình vào “tâm dịch”
Ngày 18-5:
15h chiều chủ nhật (16-5), lớp nhận lệnh tham gia chống dịch. 16h chiều cả khóa tập huấn.
19h tối, 150 học viên đã gói xong balô sẵn sàng lên đường. Trong đoàn quân 150 người đó có mình.
Thế nên khi nhận lệnh để 60 người đi trước, những người còn lại ở nhà chờ chỉ thị tiếp theo, mình thấy hẫng mất 1 nhịp.
Bắc Giang quê mình đang ngày ngày có thêm hàng chục ca mắc mới. Có những cán bộ y tế làm công tác xét nghiệm ở lab 24/24, làm việc 20 giờ/ngày. Có người anh của mình tham gia lấy mẫu xét nghiệm tới 3h sáng. Ngay tại huyện mình đã ghi nhận một vài trường hợp F0, F1.
Và mình đã tuột mất cơ hội quay về để làm một điều gì đó cho quê hương…
…Khao khát những điều mới lạ có lẽ là đặc quyền của tuổi trẻ. Khi máu còn nóng và thời gian còn nhiều, có ai lại không muốn đi kiếm tìm những lần đầu?
Cuộc chiến này, chúng ta nhất định sẽ thắng!
Video đang HOT
Hôm nay đoàn đặt chân tới Trường Quân sự Quân đoàn 2, nơi bố trí ăn ở nghỉ ngơi cho đoàn xét nghiệm. Phòng được dọn dẹp sạch sẽ, chăn màn gấp gọn gàng, tem ghi họ tên dán ở mỗi giường, đồ dùng sinh hoạt đầy đủ. Sự chuẩn bị chu đáo đó khiến mình biết ơn rất nhiều.
Ngày mai, labo xét nghiệm sẽ tiếp tục được lắp đặt và hoàn thiện. Khi lắp xong, cũng là lúc đoàn bắt tay vào làm việc.
Cuộc chiến này, chúng ta nhất định sẽ thắng!
Vất vả nhất phải kể đến ca trực từ 0h-8h sáng nhưng những người lính trẻ vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ – Ảnh: NVCC
Ngày 20-5:
12h trưa, xe lại lên đường.
2 ngày liền, đoàn tới CDC Bắc Giang để chuẩn bị lab xét nghiệm. Một dãy phòng được dọn sẵn, buổi chiều có công nhân đến lắp điều hòa, tủ đông đựng mẫu, đèn UV khử khuẩn.
3 lớp cửa nhôm kính cũng được dựng nhanh chóng, ngăn khu xét nghiệm thành 3 phân khu để tránh nhiễm từ ngoài vào làm sai lệch kết quả.
Dụng cụ, hóa chất xét nghiệm được gấp rút chuyển từ Hà Nội tới. Mình xắn tay áo vào phụ bê mấy chiếc tủ an toàn sinh học lên tầng 2. Tủ bọc giấy xốp để tranh va đập, nặng trịch.
Xong xuôi, mình tranh thủ mở chai chanh dây. Bác gái gặp ở cổng gửi tặng đoàn 100 chai kèm lời chúc chống dịch thắng lợi. Nước chanh ngọt và mát.
Mình lại nhớ tới các bạn đang đi lấy mẫu tại Bắc Giang và Bắc Ninh. Nhóm lấy mẫu phải mặc đồ bảo hộ. Bộ đồ kín, nóng, mồ hôi đổ xuống tích lại trong ủng, mỗi ca làm xong áo quần đều ướt sũng, dốc ủng ra cả lít mồ hôi.
Ở đó các bạn cũng được nhân dân quan tâm và chia sẻ.
Ấn tượng nhất có lẽ là bó hoa đoàn được tặng trong quá trình công tác: một bó phượng đỏ và bằng lăng tím, giản dị mà chân thành.
Mình nghĩ, thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay nhân dân.
Ở tâm dịch Bắc Giang, những học viên trẻ tuổi của Học viện Quân y xung phong tham gia vào hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm thực địa – Ảnh: TỈNH ĐOÀN BẮC GIANG
Kíp của tổ mình 8 tiếng, mỗi ngày có 3 tổ luân phiên để đảm bảo phòng xét nghiệm luôn hoạt động 24/24. Khu xét nghiệm, sắp tới sẽ sáng đèn cho đến khi Bắc Giang dập dịch.
Dọc đường về mình để ý thấy sen đã nở bung bên cạnh mấy cánh đồng lớn. Mình nhớ đầm sen ở gần nhà.
Xe ôtô chạy qua rìa thành phố Bắc Giang. Ngồi trên xe, mình thấy công viên Hoàng Hoa Thám nơi mình hay chạy bộ cuối buổi chiều khi còn học THPT.
Ngày mai, tại nơi này, những chiến sĩ áo trắng sẽ chính thức bước vào cuộc chiến!
“Eureka, đây rồi”!
Ngày 21-5:
Sáng nay là ca làm đầu tiên của tổ mình. Thầy Thọ tranh thủ giao ban ca đầu tiên, rút kinh nghiệm những điều chưa ổn ở kíp làm đêm hôm qua và những phương án cải thiện: Thống nhất khẩu lệnh sử dụng bộ đàm, di chuyển vị trí tủ đông, thảo luận quy trình xử lý sai sót.
Mọi người đều hiểu những lần chạy đầu tiên sẽ khó mà hoàn hảo, nhưng tất cả đều sẵn sàng thay đổi, học hỏi và cải thiện.
Cuối ca giao ban, thầy thông báo hôm nay đoàn sẽ nhận 500 mẫu để xét nghiệm. Dự kiến hôm sau sẽ tăng lên khoảng 2.000 và hôm sau nữa là 10.000 mẫu.
Thầy bảo, với cường độ như vậy, những việc người khác học trong một tháng, các em sẽ thạo trong 3 – 4 ngày. Mình bật cười nghĩ tới mấy quả chuối chín ép trong bữa cơm chiều.
Công tác xét nghiệm được thực hiện 24/24 – Ảnh: ĐÌNH TÙNG
Đức nằm vật ra giường, ngủ ngon lành. Mình lăn xuống giường đối diện. Trưa nay Đức và anh Toàn bỏ qua bữa trưa ngồi pha hóa chất. Hai thằng chỉ uể oải ngồi dậy khi Khánh vào gọi đi ăn tối. Ngoài trời nắng đã tắt. Mình vươn vai, thấy nhẹ nhõm và thoải mái.
Đến gần 4h chiều, trước khi giao ca, tổ đã chạy đủ gần 500 xét nghiệm. Thầy Thọ gọi chuyển tới thêm 1.000 mẫu để chạy xét nghiệm buổi tối. Trước lúc về, kíp còn ngồi với thầy khoảng 15 phút.
Vũ nhanh miệng trình bày cách đội tách chiết tăng tốc độ dán code và quét mã lên gấp đôi.
Và trong một phần ngàn giây khi nghe Vũ trình bày, trong đầu mình bật lên ý nghĩ: “Eureka, đây rồi, chính là nó. Chính là khoảnh khắc này. Chúng mình có thể chín ép vì COVID đe dọa cuộc sống nhân dân, nhưng chắc chắn vẫn sẽ là những trái cây có ích, ngọt ngào và tỏa hương thơm”.
Ngày 24-5:
Thầy phụ trách đoàn lần này là người vất vả nhất. Hôm rồi mình đến lúc 12h đêm, thầy phụ trách ca trước vẫn thức đến tầm đó.
Ca mới đến có người phụ trách thay, giục thầy đi nghỉ. Thầy bảo 1h gọi thầy dậy. Mà lúc sau 12 rưỡi thầy đã lại xuống động viên đoàn.
Ngày 26-5:
16h vào ca chiều tối. Những buổi trước có hôm 3h sáng hết hóa chất, Hôm nay phân công thêm nhiệm vụ nhận bàn giao và quản lý dụng cụ để đảm bảo luôn đủ hóa chất và thiết bị để hoạt động.
Những dòng nhật ký viết vội trong khu cách ly
"Thấy con đứng ở cổng nhìn theo, mẹ hít thật sâu rồi quay đi, quyết tâm chống dịch COVID-19 cùng các cô chú, bởi gia đình mình đang chờ mẹ sớm trở về" - chị Thạch Thị Tiên, hộ lý ơ khu cách ly trung tâm Q.2, mở đầu trang nhật ký.
Nghề nào trên đời cũng tốt đẹp, cần thiết và xứng đáng được trân trọng, tôn vinh. Nhưng nghề y thật sự nhọc nhằn. Nhọc nhằn không hẳn là những đêm thức trắng, những lúc căng thẳng trong phòng mổ hay cấp cứu hồi sức ma đó là sự trăn trở, là tình yêu thương khi mỗi ngày, ho phai trực tiếp chứng kiến những cơn đau, những căn bệnh và ca sự ra đi của biết bao phận người. Trong cuôc chiên chông lai đai dich COVID-19, đội ngũ y, bac si chinh la những người luôn tiên phong trên tuyên đâu, săn sang đôi diên hiêm nguy đê giư binh an cho công đông...
Từ lúc COVID-19 xuất hiện, điều dưỡng Thạch Thị Tiên luôn xung phong ra tuyến đầu trong các ngày lễ, tết với niềm tin sớm chiến thắng dịch bệnh - Ảnh: Phạm An
Tình nguyện vào khu cách ly
Nữ hộ lý Thạch Thị Tiên - 37 tuổi, ở khu cách ly trung tâm (P.Cát Lái, Q.2, TPHCM) - là một trong những nhân viên y tế đầu tiên xung phong vào khu cách ly giap Têt Canh Ty (28 thang Chap), khi dịch COVID-19 lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Chị kể, khi nghe tin khu cách ly tập trung cần người, chị về nhà nói chuyện với con trai. Con gật đầu, chị chạy đi mua một ít măng khô để chồng kho nồi thịt. Chị mua thêm vài loại rau củ dự trữ cho hai cha con, một ít nước ngọt, vài hộp bánh đặt lên bàn thờ tổ tiên, đưa con đi sắm đồ mới đê mặc trong mấy ngày tết. Xong xuôi, chị lấy vài bộ quần áo, cầm lá đơn tình nguyện, thế là tết đo, chị thất hứa cùng con vê viêc đi chợ hoa, thăm ông bà.
Trong trang nhật ký của chị, ngoài cậu con trai 12 tuổi hiểu chuyện, còn có những bệnh nhân, những người ở khu cách ly đang hồi hộp mong khỏe mạnh, bình an. Trang nhật ký có cô gái ngồi thêu hoa, có cháu bé chiều chiều đạp xe trong khu vực cách ly, có cụ già chốc chốc lên cơn sốt làm ai cũng nín thở chờ xét nghiệm SARS-CoV-2 rồi thở phào với kết quả âm tính, có chàng trai luôn gọi về động viên gia đình yên tâm bởi moi ngươi nơi đây xem nhau như người nhà.
Xung phong vào bệnh viện điều trị COVID-19 tại H.Cần Giờ, nữ điều dưỡng Trinh cho biết, tuy có buồn một chut nhưng niềm vui kiểm soát dịch bệnh lân át tất cả - Anh: Phạm An
Nhìn qua "góc tết" được trang trí rực rỡ ở khu cách ly, chị Tiên nói: "Khi ngành y chiến thắng dịch COVID-19, không chỉ nơi đây mà khắp đất nước sẽ tươi đẹp hơn. Rồi ai cũng có niềm vui của riêng mình và tôi cũng vậy". Nói đoạn, chị bỏ quần áo vào máy rôi tranh thủ lau san trong thời gian giặt đồ. Thấy dáng chị, cô Hương ở phòng số 2 tự giác đi vào phòng vì biết mình thuộc nhóm nguy cơ.
Nhật ký mơ đâu bằng hai chữ "cam ơn"
Còn chị Trinh, điều dưỡng bệnh viện điều trị COVID-19 (H.Cần Giờ, TPHCM) mở đầu trang nhật ký của mình bằng hai chư "cam ơn". Chi cam ơn đứa con gái bé bỏng mới biết nói nhưng đã hiểu chuyện, cam ơn chồng và gia đình cảm thông trước sự xung phong ra tuyên đâu, cam ơn đồng nghiệp biết chị mới sinh con nên luôn động viên, hỗ trợ.
Tết đầu tiên của con gái không có mẹ bên cạnh, chắc cô bé sẽ thiếu vắng lắm, thế mà... Tạm gác suy nghĩ mông lung, chị mang nhiệt kế đi đo thân nhiệt cho từng người ở khu cách ly. Hơn 40 người liên quan đến các ca bệnh tại Hải Dương được cách ly với sự chăm sóc của 18 nhân viên y tế vẫn chưa thấm vào đâu khi các ca nghi nhiễm lần lượt được đưa tới.
Những trang nhật ký được viết vội trong lúc tạm ngưng công việc
Mấy hôm gần Tết Tân Sửu 2021, TPHCM liên tục phát hiện người bệnh COVID-19, chị vội ra chợ, sắm cho con gái vài bộ đồ mới rồi dọn dẹp ngôi nhà nhỏ, nhắn hỏi người thân chuyện gửi con. Ngày 20 tết, chi kho nồi thịt để cùng chồng con ăn tết sớm.
Cơm nước xong, chị dặn chông trang trí đôi trâu ngoài cửa, đặt thêm chậu mai để con biết tết vui hơn ngay thương. Giao thừa năm nay không có pháo hoa, văng vẳng bài nhạc xuân của ai đó bật lên trong khu cách ly. Chị nhớ đứa con gái xinh xắn ngồi phía trước xe khi cha chở mẹ đi trực tết.
Bé gái mất tích khi tu học: Nhật ký hay bi kịch? Anh Huỳnh cho biết, trước khi đi, bé Như có để lại cuốn nhật ký ghi nội dung buồn chán do thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ bé gái 11 tuổi mất tích khi tu học tại chùa, chiều ngày 18/12, trao đổi với báo Đất Việt, anh La Trọng Huỳnh (quê Đắk...