Nhật không thay đổi quan điểm về Đài Loan
Nhật tuyên bố không thay đổi quan điểm về quan hệ với Đài Loan, sau khi Trung Quốc tức giận vì Thủ tướng Suga gọi hòn đảo là “quốc gia”.
“Không có gì thay đổi trong quan điểm cơ bản của Nhật Bản về duy trì mối quan hệ phi chính phủ, mang tính thực tế với Đài Loan phù hợp với Tuyên bố chung Nhật – Trung năm 1972″, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato hôm 11/6 cho hay.
Tuyên bố được Tokyo đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dường như “lỡ miệng” khi gọi Đài Loan là quốc gia. Trong cuộc họp giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền với các lãnh đạo đối lập trong quốc hội hôm 9/6, Thủ tướng Suga nói Australia, New Zealand và đảo Đài Loan là “ba quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với quyền cá nhân” trong khủng hoảng Covid-19.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato. Ảnh: AFP .
Trung Quốc “cực lực phản đối” phát biểu của Thủ tướng Nhật, xem điều này “vi phạm nghiêm trọng cam kết của Nhật Bản rằng không coi Đài Loan là một quốc gia”, đồng thời kêu gọi phía Nhật làm rõ vấn đề và đảm bảo sự việc tương tự không bao giờ xảy ra lần nữa.
Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản đã vi phạm tinh thần Tuyên bố chung năm 1972, được ban hành khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ. Theo tuyên bố chung, Nhật Bản công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh là chính phủ “hợp pháp duy nhất” của Trung Quốc, “hoàn toàn hiểu và tôn trọng” rằng đảo Đài Loan là “một phần bất khả xâm phạm” của lãnh thổ Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016.
Trong khi đó, quan hệ giữa Nhật Bản và đảo Đài Loan đang ấm lên thời gian gần đây. Nhật cuối tuần trước chuyển cho Đài Loan 1,24 triệu liều vaccine Covid-19 trong bối cảnh hòn đảo đang đối phó đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, động thái Trung Quốc coi là “màn kịch chính trị”.
Hồi tháng 4, lần đầu tiên đề cập Đài Loan trong tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản kể từ năm 1969, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Suga nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”. Nhật Bản cũng lặp lại quan điểm này trong các tuyên bố với Liên minh châu Âu (EU) và cuộc họp với các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Australia gần đây.
Quốc hội Nhật hôm 11/6 thông qua nghị quyết thúc giục Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Đài Loan vào các cuộc họp chung của tổ chức này.
Trung Quốc 'chùn tay' với Đài Loan sau tuyên bố chung Mỹ - Nhật
Máy bay quân sự Trung Quốc giảm tần suất áp sát đảo Đài Loan, sau khi lãnh đạo Mỹ - Nhật ra tuyên bố chung về tình hình eo biển.
Theo dữ liệu được Nikkei thu thập, từ đầu năm tới hôm 16/4, Trung Quốc điều tiêm kích và máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan với tần suất 5 ngày mỗi tuần. Tổng cộng 257 máy bay quân sự, chủ yếu là tiêm kích J-10 và J-16, áp sát đảo Đài Loan với số lượng trung bình khoảng 3 chiếc mỗi phi vụ.
Trong thời gian đó, có 9 ngày Trung Quốc triển khai ít nhất 10 máy bay áp sát đảo Đài Loan, trong đó 6 đợt xâm nhập diễn ra trong vòng ba tuần trước khi Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ra tuyên bố chung ngày 16/4, lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Đài Loan sau nhiều thập kỷ.
Một trinh sát cơ Y-8 của Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đợt áp sát với số lượng kỷ lục 25 máy bay diễn ra hôm 12/4, một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo "bất cứ ai cố gắng thay đổi hiện trạng đối với đảo Đài Loan bằng vũ lực đều sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng".
Tuy nhiên, sau khi Biden và Suga ra tuyên bố chung ngày 16/4, trong đó lãnh đạo Mỹ - Nhật "tái khẳng định" tầm quan trọng của "hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan", các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần đảo Đài Loan đã giảm mạnh cả về quy mô và tần suất.
Từ hôm 16/4, trung bình chỉ có khoảng hai máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào ADIZ của đảo Đài Loan, không ghi nhận đợt áp sát nào với 10 máy bay trở lên tham gia. Trong hai tuần qua, Trung Quốc 7 lần điều hai máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan và 6 lần chỉ cử một chiếc, lần gần nhất diễn ra hôm 4/6.
Tô Tử Vân, chuyên gia của một viện nghiên cứu an ninh đặt trụ sở tại Đài Loan, cho biết việc hoạt động quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan sụt giảm cho thấy tuyên bố chung của Biden và Suga "có tác động rõ ràng".
Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc muốn tránh gây căng thẳng với Mỹ về vấn đề Đài Loan sau tuyên bố chung của Washington và Tokyo. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào Đài Loan, Trung Quốc đang chuyển hướng "gia tăng hoạt động khiêu khích trên Biển Đông", theo ông Tô.
Đảo Đài Loan và eo biển cùng tên. Đồ họa: CSIS.
Phi đội 15 vận tải cơ Trung Quốc ngày 31/5 áp sát không phận Malaysia, phớt lờ yêu cầu của kiểm soát viên không lưu và chỉ chuyển hướng khi không quân Malaysia điều tiêm kích ứng phó. Cảnh sát biển Malaysia ngày 8/6 cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Hơn 200 tàu vỏ sắt của Trung Quốc từ tháng 3 hiện diện tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, sau đó nâng lên gần 300 chiếc hồi đầu tháng 5. Các tàu này hiện diện tại đây trong nhiều ngày mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.
Philippines khẳng định những tàu này do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận và cho rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng cho thống nhất Đài Loan Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tuyên bố nước này không bao giờ để Đài Loan độc lập và đã chuẩn bị sẵn sàng, không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào. "Thống nhất đất nước giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc là một quá trình lịch sử, sẽ không bị ngăn cản bởi bất kỳ ai hay bất...