Nhật kháng nghị, ASEAN lo ngại lệnh cấm của Trung Quốc
Ngày 17/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố nước này có kế hoạch sớm gửi công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt phi lý của TQ trên Biển Đông.
Kyodo News dẫn lời ông Kishida cho hay thông qua các kênh ngoại giao, chính phủ Nhật sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin chi tiết về khu vực bị Trung Quốc cấm đánh bắt, được cho là khoảng 2 triệu km2, gần 2/3 diện tích Biển Đông (theo như đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa yêu sách).
“Nếu lệnh cấm ảnh hưởng tới sự tự do đi lại trong vùng biển, chúng tôi cần gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc, trong sự hợp tác với các nước khác”, Ngoại trưởng Kishida nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera từng cảnh báo rằng bằng cách đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt, Trung Quốc chẳng khác nào tự xem Biển Đông là lãnh hải của họ, việc mà cộng đồng quốc tế không chấp nhận.
Cùng ngày, tờ The Philippine Star dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nhấn mạnh nước này sẽ phớt lờ quy định phi lý của Trung Quốc và sẵn sàng cho binh sĩ bảo vệ ngư dân.
Trung Quốc đang làm phức tạp tình hình khu vực với những hành động đơn phương và tham vọng bá quyền
Một diễn biến khác, cac quan chức Chính phủ Nhật Bản và Mỹ ngày 15/1 đã nhất trí rằng việc tăng cường liên minh giữa hai nước sẽ giúp ổn định hơn nữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp tại Washington, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết ông và người đồng cấp Mỹ William Burns đã thảo luận về “nhiều vấn đề liên quan tơi Trung Quôc,” bao gồm cả Vung Nhân dang phong không (ADIZ) mà Băc Kinh thiết lập trên biển Hoa Đông, hay các hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế khác mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông.
Về phía ASEAN, xung quanh lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông, sau khi kết thúc Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra từ ngày 16 -17/1 tại Bagan, Myanmar, khối các nước ASEAN bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình khu vực.
Tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã dành nhiều thời gian trao đổi về vấn đề Biển Đông; bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông; tiếp tục khẳng định lại Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
Video đang HOT
Các Bộ trưởng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tạo lập môi trường tin cậy lẫn nhau.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tích cực thúc đẩy thương lượng để hướng tới sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đồng thời, các Bộ trưởng cũng kêu gọi sự nâng cao khả năng đoàn kết, bền chặt của các quốc gia trong khối. Điều này được thể hiện rất rõ trong chủ đề mà Myanmar đặt ra trong năm chủ tịch 2014 “Đoàn kết hướng tới Cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng.”
Chủ đề này phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân Myanmar và nhân dân các nước ASEAN. Đoàn kết là điều kiện tiên quyết cho ASEAN tập trung vào thực hiện các biện pháp bảo đảm hòa bình và thịnh vượng. Vì vậy, những tiến triển mà ASEAN có thể đạt được trong các nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực sẽ là rất quan trọng..
Theo Báo Đất Việt
Hồ sơ mật kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Hàn Quốc đến năm 2036
Hải quân Hàn Quốc đang xem xét khả năng trang bị hai tàu sân bay hạng nhẹ và một loạt các kế hoạch hiện đại hóa đến năm 2036. Trong đó ưu tiên hàng đầu là dự án 2 tàu sân bay mới.
Theo một công bố, đến nay, các yêu cầu chiến thuật và kỹ thuật cho các tàu cuối cùng đã được xác định.
Theo một thành viên của Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Chung Hee-su, để giải quyết các tiềm năng tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng , Hàn Quốc nên trang bị cho Hải Quân các tàu sân bay càng sớm càng tốt. Theo đó Hải quân đề nghị thực hiện dự án trong ba giai đoạn.
Máy bay trực thăng Dokdo của Hải quân Hàn Quốc
Ban đầu được áp dụng cho các máy bay trực thăng hạng hai " Dokdo ", cho phép máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay. Hải quân có thể nhận con tàu vào năm 2019 và nếu cần thiết sẽ bổ sung thêm các máy bay trong các lực lượng vũ trang của Mỹ, Anh và Tây Ban Nha.
Ở giai đoạn thứ hai đến năm 2028, Hải quân có thể phát triển một loại máy bay trực thăng thế hệ mới có khả năng hạ cánh và cất cánh thẳng đứng, tương tự như các máy bay trực thăng trên các tàu tấn công đổ bộ (UDC) "Juan Carlos I " của Hải quân Tây Ban Nha.
Ở giai đoạn cuối cùng đến năm 2036 Hải quân Hàn Quốc sẽ được trang bị 2 tàu sân bay 30.000 tấn, tương tự như các tàu sân bay "Cavour" của Ý, có thể mang theo 30 máy bay.
Tàu sân bay Cavour của Ý
Trung Quốc đã áp dụng các tàu sân bay đầu tiên trong năm qua và vẫn đang có kế hoạch phát triển các tàu sân bay mới. Còn Nhật Bản, Hải quân được phân loại như các lực lượng tự vệ, trong đó có hai tàu khu trục 22DDH 20.000 tấn có khả năng mang theo máy bay, tương tự như một tàu sân bay nhỏ.
Ngoài tham vọng tàu sân bay, Seoul đã công bố ý định của mình trong năm 2023 là sẽ mua ba tàu khu trục tiên tiến của Mỹ "Aegis" nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong việc cải thiện khả năng chiến đấu đối với Hải quân.
Tàu khu trục Aegis của Mỹ
Trước đó trong chương trình tăng cường khả năng chiến đấu, Hải quân Hàn Quốc sẽ phát triển các tàu ngầm đa mục đích. Seoul có kế hoạch trang bị thêm sáu tàu ngầm diesel - điện 1800 tấn lớp "Type- 214 ", dự kiến đến năm 2023 sẽ có 9 tàu loại này. Tiếp theo sẽ được đóng 9 chiếc tàu ngầm hạng nặng 3000 tấn KSS - III, được trang bị bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình với phạm bi lên tới 1.500 km.
Tàu ngầm diesel - điện lớp Type - 214 cuả Hàn Quốc
Tàu ngầm hạng nặng KSS - III của Hàn Quốc
Ngoài ra, Hàn quốc cũng có kế hoạch phát triển các tàu khu trục FFX mới với thiết bị trinh sát tiên tiến và một loạt các loại vũ khí hiện đại. Họ sẽ thay thế các tàu khu trục nhỏ " Ulsan ", " Pohang ". Tàu FFX sẽ được xây dựng trong hai đợt, mỗi đợt 12 chiếc . Để vào năm 2026 sẽ có một hạm đội chiến đấu đến 24 tàu.
Ngoài ra, số lượng các chương trình ưu tiên cũng bao gồm việc mua sắm máy bay giám sát và trinh sát. Đặc biệt, khả năng mua máy bay phản lực S -3 "Viking" của Hải quân Mỹ. Dự kiến sẽ mua 18 chiếc S -3 và những phiên bản nâng cấp của chúng. Bên cạnh đó, cũng sẽ mua thêm 16 chiếc máy bay tuần tra Hải quân P- 3CK.
Để tăng cường khả năng chống tàu ngầm, Seoul sẽ mua thêm 6 máy bay trực thăng săn ngầm mới vào năm 2022.
Trong tháng Giêng năm nay, Mỹ đã ký một hợp đồng trị giá 560 triệu đô cung cấp sáu máy bay trực thăng chuyên chống tàu ngầm AW -159 "Lynx Wildcat" cho Hải quân Hàn Quốc.
Trực thăng săn ngầm AW -159 Lynx Wildcat cua Mỹ
Có thể nói rằng, đến năm 2036 cùng với 2 tàu sân bay mới, và hàng hoạt các nâng cấp và trang bị mới, Hải quân Hàn Quốc sẽ gia tăng sức mạnh đáng kể. Nhưng các động thái này của Seoul có thể gây lên một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.
Theo Phunutoday
Bầu trời Châu Á xuất hiện máy bay do thám Mỹ? Hàn Quốc có kế hoạch mua 4 chiếc máy bay do thám không người lái tối tân Global Hawks của Mỹ nhằm củng cố năng lực phòng thủ của nước này trước những mối đe dọa từ tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, hãng thông tấn Yonhap hôm nay (1/11) đưa tin. Ảnh minh họa Seoul dự định...