Nhật hỗ trợ vùng Mekong hơn 100 triệu USD chống Covid-19
Nhật sẽ hỗ trợ 106 triệu USD cho các nước khu vực Mekong đối phó Covid-19, cùng với 9,3 triệu USD cho các dự án bền vững.
Thông báo được đại diện Nhật Bản đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Nhật Bản lần thứ 13, được tổ chức hôm nay theo hình thức trực tuyến dưới sự đồng chủ trì của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trong đó, Nhật Bản sẽ tài trợ 56 triệu USD cho các nước thuộc khu vực Mekong, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, để mua sắm thiết bị y tế và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ y tế cũng như cấp 50 triệu USD giúp các nước này nâng cao năng lực ứng phó với Covid-19.
Nhật Bản cũng sẽ cấp cho các nước khoản vay Hỗ trợ ứng phó khẩn cấp với khủng hoảng do Covid-19, triển khai sáng kiến Kusanone Mekong SDGs với tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại là 1 tỷ yen, tương đương hơn 9,3 triệu USD. Các dự án thuộc Kusanone Mekong SDGs nhằm cải thiện y tế cộng đồng, môi trường giáo dục, nâng cao năng suất nông nghiệp, xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân và cải tạo môi trường sống.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, hàng đầu, trong cuộc họp trực tuyến Mekong – Nhật Bản ngày 9/7. Ảnh: BNGVN.
Video đang HOT
Trong cuộc họp, đại diện Việt Nam, Nhật Bản cùng ngoại trưởng các nước Campuchia, Thái Lan, Lào và Myanmar tập trung thảo luận hợp tác trong ứng phó với Covid-19 và các biện pháp phục hồi kinh tế khi dịch qua đỉnh. Đại diện các nước nhất trí tăng hợp tác nghiên cứu vaccine Covid-19, bảo đảm chuỗi cung ứng khu vực và hỗ trợ các doanh nghiệp.
Phó thủ tướng Việt Nam lưu ý hai bên cần khẩn trương thực hiện Sáng kiến Mekong – Nhật Bản về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) hướng tới 2030, trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đang bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
Trong năm 2019, mực nước sông Mekong nhiều thời điểm ở mức thấp kỷ lục, được cho là do biến đổi khí hậu và các đập thủy điện trên dòng chính tích trữ nước. Người dân ở khu vực này phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng cho sinh hoạt và canh tác.
Chuyên gia nêu biện pháp Việt Nam dần ‘mở cửa’ 30 Dữ liệu chứng minh Trung Quốc thay đổi dòng chảy Mekong 61 Nhật cảm ơn Việt Nam hỗ trợ máy bay P-3C mắc kẹt 17
Đề nghị Lào đánh giá thêm tác động của đập Luang Prabang
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đề nghị Lào xem xét các đề xuất mới với thủy điện Luang Prabang, khi Ủy hội sông Mekong hoàn tất tham vấn dự án vào 30/6.
Ba nước thành viên Ủy hội sông Mekong (MRC) hôm qua yêu cầu Lào thực hiện đánh giá nghiêm ngặt tác động xuyên biên giới của thủy điện Luang Prabang, tăng cường các biện pháp giảm nhẹ tác hại tiềm ẩn của dự án, MRC cho biết trong thông cáo ngày 1/7.
Các đề xuất này của ba nước thuộc MRC được nêu lên trong phiên họp đặc biệt ngày 30/6 của Ủy ban hỗn hợp (JC).
Cụ thể, Campuchia cho rằng Lào nên thực hiện thêm đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, cung cấp tài liệu về chiến lược quản lý phù sa. Thái Lan đề nghị Lào và nhà thầu thiết lập Quỹ cấp vốn, xác định các biện pháp giảm thiểu tác động xuyên biên giới về kinh tế, xã hội, sinh kế và môi trường. Việt Nam đề nghị các nước đánh giá toàn diện tác động của cả Luang Prabang và tất cả các dự án trên dòng chính sông Mekong.
Dự án thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng sông Mekong. Ảnh: AFP.
Chanthanet Boualapa, trưởng đoàn của Lào dự phiên họp của JC, cho biết chính phủ nước này cam kết xử lý các quan ngại chính, sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin, tổ chức các chuyến thăm dự án và giám sát chung, để đảm bảo dự án không gây nên các tác động tiêu cực lớn, mang lại lợi ích cho các bên.
Ông Boualapacho hay Lào đã thay đổi Hướng dẫn bảo đảm an toàn của đập, theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, các dự án mới, trong đó có Luang Prabang, sẽ tuân theo các hướng dẫn này.
Để hoàn tất quá trình tham vấn dự án Luang Prabang vào ngày 30/6, JC đã ra Tuyên bố thể hiện quan điểm của MRC, kêu gọi chính phủ Lào xem xét, giải quyết các đề xuất của các nước thành viên. JC cũng thông qua Kế hoạch hành động chung (JAP) để thực hiện Tuyên bố, đưa ra cơ chế và nền tảng để thông báo về hoạt động của dự án. MRC đã phải lùi thời gian hoàn tất tham vấn dự án Luang Prabang do ảnh hưởng của Covid-19. Quá trình tham vấn dự án này bắt đầu từ tháng 10/2019, dự kiến kết thúc vào 7/4.
Luang Prabang là dự án thủy điện thứ 5 Lào đưa ra tham vấn trước MRC. Lào có kế hoạch xây đập Luang Prabang trên dòng chính sông Mekong, đoạn chảy qua làng Houygno thuộc tỉnh Luang Prabang, nằm giữa dự án Pak Beng đã đề xuất ở thượng lưu và dự án Xayaburi đã hoàn thành ở hạ lưu. Thủy điện Luang Prabang dự kiến khởi công năm nay và hoàn thành năm 2027, vận hành quanh năm và sản xuất 1.460MW điện.
Hồi tháng 9/2019, Lào cũng đệ trình dự án đập thuỷ điện thứ sáu Sanakham, nằm cách bắc thủ đô Vientiane 155 km. JC cho biết quy trình tham vấn dự án thủy điện Sanakham của Lào sẽ chỉ diễn ra sau khi có kết luận về dự án thủy điện Luang Prabang. Dự án Sanakham trị giá gần 2,1 tỷ USD, dự kiến khởi công trong năm nay và hoạt động liên tục từ năm 2028 với công suất 684 MW. Điện sản xuất tại nhà máy thủy điện Sanakham sẽ chủ yếu bán sang Thái Lan.
Các dự án Lào triển khai trên dòng chính sông Mekong gồm Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham. Trong đó, Xayaburi và Don Sahong đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Đánh giá về các dự án trên sông Mekong, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong là một nguyên nhân chính khiến mực nước xuống thấp kỷ lục trong 2019, gây hạn hán nặng. Dòng sông cũng mất cân bằng sinh thái do thiếu phù sa và lượng cá tự nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam không chỉ thiếu nước cho canh tác mà còn khiến hàng chục nghìn người thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt.
Trung Quốc bị tố 'bóp nghẹt' dòng Mekong Nghiên cứu của công ty Mỹ Eyes on Earth cho rằng đập thủy điện Trung Quốc đang giữ phần lớn nước sông Mekong, gây hạn hán ở vùng hạ nguồn. Hoạt động của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong đã gây tranh cãi từ lâu, nhưng nghiên cứu được Eyes of Earth công bố hồi giữa tháng 4 một lần nữa gửi...