Nhật, Hàn, Trung “thót tim” theo dõi hướng “gió nhạt nhân”
Gió trên tổ hợp hạt nhân bị trận siêu động đất ở Nhật làm hư hại sẽ tiếp tục thổi từ phía nam, đẩy những người dân ở phía bắc cơ sở hạt nhân vào “đường đi” của phóng xạ. Trong khi đó, Mỹ hôm nay kêu gọi công dân hạn chế tới Nhật
Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima ngày 11/3.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (Nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima), do Công ty điện Tokyo (Tepco) điều hành, nằm cách bắc Tokyo khoảng 240km và nằm trên bờ biển đông bắc nước Nhật.
Theo quan chức thuộc Cơ quan khí tượng Nhật, từ trưa nay 13/3 tới đầu giờ tối, gió sẽ tiếp tục thổi từ phía nam vào khu vực.
Hướng gió là nhân tố chính để đánh giá thiệt hại có thể xảy ra đối với môi trường, do phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân gây ra. Nhà máy vốn đã bị hư hại nặng sau trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật vào hôm thứ sáu vừa qua, kèm theo đó là trận đại hồng thủy có sức tàn phá khủng khiếp.
Giới chức trách đang nỗ lực, một cách tuyệt vọng, ngăn chặn các thanh nhiên liệu khỏi tan chảy trong lò phản ứng số 1 của nhà máy, sau khi phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài không khí. Chính phủ vào ngày hôm qua cho hay tòa nhà chứa lò phản ứng thứ hai cũng đang có nguy cơ phát nổ.
Hàn Quốc, nằm ở phía tây của Nhật Bản, có ít khả năng phải hứng chịu gió chứa phóng xạ bị đẩy từ Nhật tới lãnh thổ nước này.
“Cho đến nay chúng tôi không thấy tác động nào (từ phóng xạ ở Nhật) khi gió hiện nay là gió tây”, Lee Durk-hun, người đứng đầu cơ quan phân tích an toàn thuộc Viện an toàn hạt nhân Hàn Quốc cho hay.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, nếu gió thay đổi, chúng tôi có thể bị ảnh hưởng và theo các hệ thống theo dõi sát của chúng tôi, chúng tôi sẽ phải chuẩn bị các biện pháp để ngăn chặn bất kỳ thiệt hại nào”.
Giới chức trách tại tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, cũng bắt đầu theo dõi khả năng phóng xạ lan theo gió từ Nhật sang. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, cho đến nay họ chưa phát hiện được gì.
“Hiện tại các chỉ số vẫn bình thường và Liêu Ninh chưa bị ảnh hưởng”, hãng thông tấn dẫn lời quan chức hạt nhân Gao Kui cho hay.
Mỹ kêu gọi công dân hạn chế tới Nhật
Chính phủ Mỹ hôm nay đã kêu gọi công dân nước này tránh đến Nhật sau trận siêu động đất và cơn đại hồng thủy vào hôm thứ sáu vừa qua.
“Bộ Ngoại giao yêu cầu các tất cả nhân viên chính phủ Mỹ, với vị trí không quan trọng, tránh tới Nhật và cũng kêu gọi công dân Mỹ tránh đi du lịch và công cán không cần thiết tới Nhật vào thời điểm này”, Bộ Ngoại giao Mỹ ra khuyến cáo.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhiều tuyến đường ở khu vực Tokyo và ở miền bắc Nhật bị hư hại và dư chấn mạnh vẫn còn tiếp diễn trong những tuần tới.
Song khuyến cáo không nhắc gì tới khả năng lõi của 2 lò phản ứng tại một nhà máy điện hạt nhân ở đông bắc Nhật có thể bị tan chảy, do tác động của trận siêu động đất vừa qua.
Hôm qua đã xảy ra một vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima, thổi bay tòa nhà chứa một lò phản ứng. Lo ngại về thảm họa hạt nhân gia tăng vào ngày hôm nay, khi các hệ thống làm lạnh ở lò phản ứng thứ hai bị hỏng và chính phủ cảnh báo có khả năng lò phản ứng này cũng sẽ bị nổ.
Theo Dân Trí
Những số liệu "khắc hoạ" độ khủng khiếp của trận động đất ở Nhật
Hai ngày sau thảm hoạ thiên tai khủng khiếp, Nhật Bản lại phải lo đương đầu với nguy cơ xảy ra thảm hoạ hạt nhân. Chưa thể thống kê con số thiệt hại về kinh tế, nhưng những số liệu dưới đây đủ sức khắc hoạ độ khủng khiếp của trận động đất.
Bản đồ khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất ở Nhật hôm 11/3
* Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản hôm nay khẳng định cường độ của trận động đất hôm 11/3 là 9,0 độ richter, chứ không phải chỉ là 8,8 độ đã đưa ra trước đó, và là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục từ trước đến nay.
* Phần lớn khu vực bờ biển phía đông bắc Thái Bình Dương của Nhật Bản bị tàn phá bởi cơn sóng thần tiếp nối sau trận động đất dữ dội nhất trong 140 năm qua ở nước này. Động đất đã khiến đảo chính của Nhật Bản dịch chuyển khoảng 2,5 mét, làm trục Trái đất chệch đi ít nhất 8 cm. Nga, các vùng lãnh thổ của Guam, Đài Loan, Philippines, Marshall Islands, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Micronesia và Hawaii cũng theo dõi lệnh cảnh báo sóng thần có thể xảy ra ở mức độ thấp hơn.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có khoảng 18.000 lao động và tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, chủ yếu ở Tokyo và vùng phía nam Nhật Bản. Theo số liệu của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), trong năm 2010, có 141.774 sinh viên nước ngoài đến học tập tại quốc gia này. Chưa có thông tin nào cho thấy có thương vong trong lao động và tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản.
* Do trận động đất mạnh kéo theo sóng thần dữ dội, số người chết hoặc mất tích ở Nhật Bản đã vượt mốc 2.000 người, hàng trăm người bị thương và hàng trăm người mất tích, ít nhất 21.000 ngôi nhà bị phá huỷ. Ở miền đông-bắc nước này ghi nhận hơn 200 đám cháy lớn, có tai nạn trên đường ống dẫn khí đốt và hệ thống cấp nước. Hơn một triệu gia đình không có nước ăn, 4 triệu người không có điện.
Nhật Bản nằm trên "Vành đai lửa". Cứ 5 phút, ở đây lại xảy ra một chấn động. Mỗi năm, người dân có thể cảm nhận được sự rung lắc của khoảng ... 2.000 trận động đất.
* Một ngày sau động đất, dư chấn vẫn còn tiếp tục, cứ cách 30 phút hoặc 1 tiếng là nhà cửa lại rung. Tại các ga, mọi người vẫn xếp hàng trật tự, chính nhờ ý thức người dân như vậy mà thiệt hại động đất giảm. Siêu thị cũng trở lại hoạt động bình thường, không có chuyện lợi dụng nạn động đất mà tăng giá. Nếu như người dân không được giáo dục và chuẩn bị kỹ để đối phó với động đất, con số thiệt hại sẽ rất kinh khủng.
*Sóng thần đã tàn phá sân bay, cuốn trôi máy bay, xe, tàu như những món đồ chơi... Giới chuyên gi ước tính các công ty bảo hiểm toàn cầu có thể chịu thiệt hại tới 50 tỷ USD sau trận động đất ngày 11/3. Trận động đất tháng 2 năm ngoái ở Chile, một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới, chỉ mới khiến ngành bảo hiểm phải chi trả số tiền là 8 tỷ USD.
* 55 trung tâm điện hạt nhân của Nhật Bản nằm trong vùng động đất. Vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất, nhiều thành phố bị sóng thần quét sạch, số người thiệt mạng có thể lên đến hơn 1000, một vài khu vực đã hoàn toàn biến mất. Ở đây có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân.
* Tỉnh Fukushima có hai nhà máy điện hạt nhân là Fukushima I và Fukushima II. Với 8 lò phản ứng, Fukushima I là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Hàng chục nghìn người dân xung quanh nhà máy đã được yêu cầu sơ tán do lo sợ nguy cơ rò rỉ phóng xạ. Steve Kerekes, một chuyên gia hạt nhân của Viện Năng lượng Hạt nhân Mỹ, cảnh báo nếu hệ thống làm lạnh không hoạt động hiệu quả thì có khả năng sẽ xảy ra một vụ rò rỉ bức xạ tương tự như tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất từng xảy ra ở Mỹ- một "thảm họa Chernobyl" nữa (mặc dù mức độ nguy hiểm thấp hơn so với thảm họa ở Ukraine) ở nơi chỉ cách thủ đô Tokyo có 250 km. Tin mới nhất: đã có 15 người được phát hiện nhiễm phóng xạ ở Fukushima.
Bản đồ 2 khu vực Sendai và Fukushima có nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng nặng nề do động đất
*Thủ tướng Nhật Bản Toshimi Kitazawa ngày 13/3 đã lệnh cho Bộ Quốc phòng huy động 100.000 quân tham gia các chiến dịch khắc phục thảm hoa, tăng gấp đôi con số ban đầu. Đây là chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
*Ít nhất 45 quốc gia sẵn sàng cung cấp vật phẩm cứu trợ và chuyên viên nếu được Nhật Bản yêu cầu. Văn phòng Điều hợp Công tác Cứu trợ Liên hiệp quốc ở Geneve cho biết Nhật Bản đã đồng ý tiếp nhận các toán chuyên viên của Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ đã có mặt tại Nhật Bản.
Theo Dân Trí
Nhật tan hoang một ngày sau siêu địa chấn và đại hồng thủy Một ngày sau trận siêu địa chấn và cơn đại hồng thủy ở Nhật, khắp nơi nhà cửa đổ nát, vẫn còn bốc cháy, trong khi xe hơi, tàu thuyền bị bắn tứ tung, nhiều vùng vẫn ngập nước. Một số thành phố gần như bị xóa sổ, với hàng chục ngàn người mất tích... Lính cứu hỏa (ở dưới) dập lửa trong...