Nhật – Hàn thương chiến, TQ ‘ngư ông đắc lợi’
Nhiều chuyên gia thuộc SCMP nhận định, sự leo thang ‘thương chiến’ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là dấu hiệu tốt đối với Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Với sự hạn chế xuất khẩu công nghệ của Tokyo sang Seoul, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, trong khi mối quan hệ giữa hai đồng minh chủ chốt của Mỹ tại vùng Đông Bắc Á đang đi xuống.
Hôm 9/7, chính quyền Tokyo vẫn kiên quyết giữ quyết định hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Hàn Quốc, dù trước đó Bộ trưởng Thương mại Nhật Hiroshige Seko từng tuyên bố sẽ “sẽ mở rộng cơ hội đối thoại”. Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, chính quyền Seoul sẽ chuẩn bị cho “những biện pháp đáp trả cần thiết”.
Những diễn biến trên không chỉ gây khó khăn cho các tập đoàn Samsung hay LG của Hàn Quốc, vốn dựa khá nhiều vào các nhà cung cấp công nghệ từ phía Nhật Bản, mà phía Nhật cũng sẽ chịu tác động không nhỏ khi họ sẽ phải đi tìm các khách hàng mới. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với việc chuỗi cung ứng công nghệ sẽ bị đình trệ nếu quan hệ Hàn-Nhật tiếp tục xấu đi.
Nhật hạn chế xuất khẩu công nghệ sang Hàn Quốc sẽ khiến Seoul gặp nhiều khó khan. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia phân tích thuộc SCMP cũng tin rằng, Seoul sẽ đáp trả Tokyo bằng cách ngăn không xuất khẩu màn hình Điốt phát quang hữu cơ (OLED), vốn được dùng trong các thiết bị như màn hình TV; màn hình máy tính; điện thoại di động; máy chơi điện tử cầm tay, và điều này sẽ giáng một đòn nặng nề vào khả năng sản xuất TV của của các công ty Nhật Bản.
Cùng theo nhóm chuyên gia này, khi Nhật-Hàn “ăn miếng, trả miếng” nhau, thì các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Những bất đồng giữa Nhật-Hàn được cho là bắt nguồn từ di sản của Thế chiến 2. Phía Nhật cho rằng nước này đã bồi thường tất cả những gì họ cho là cần thiết trong hiệp định ký năm 1965. Và điều này gần đây đã dấy lên sự phẫn nộ của Seoul khi họ cho rằng, các công ty Nhật phải bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức thời đó.
Để đáp trả, Tokyo tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu ba chất sau: fluorinated polyamides được dùng trong việc sản xuất điện thoại thông minh, photoresists và hydrogen fluoride dùng trong chất bán dẫn. Các công ty Hàn Quốc nhập khẩu hầu hết các chất này từ Nhật ở mức 92-94%.
Video đang HOT
Bất đồng Nhật-Hàn tới từ những di sản của Thế chiến 2. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, sự phụ thuộc này không phải chỉ theo một chiều. Theo giáo sư Ryo Hinata-Yamaguchi thuộc Học viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế cho biết, sự đấu đá giữa Nhật-Hàn đều gây tổn hại cho cả hai nước.
“Nhật Bản là nơi sản xuất các công nghệ và hóa chất quan trọng với các ngành công nghệ Hàn Quốc, trong khi đó Hàn Quốc lại là thị trường tiêu thụ những mặt hàng trên”, ông Yamaguchi cho biết.
“Những căng thẳng này, nếu chúng tồn tại, có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa và tạo ra ảnh hưởng tới việc cung ứng chip điện tử trên toàn thế giới, và sẽ giáng đòn mạnh vào các hãng sản xuất điện thoại thông minh như Apple hay Huawei”, bà June Park, giảng viên chuyên mảng kinh tế chính trị toàn cầu thuộc Đại học George Mason cho biết.
Và cuộc “thương chiến Nhật-Hàn” sẽ mang lại lợi ích đến cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Bởi từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã thúc đẩy việc tự phát triển ngành công nghiệp chip vi mạch của riêng mình, nhằm giảm sự phụ thuộc váo nước ngoài. Và nhất là trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Cụ thể trong kế hoạch Made in China 2025 được đưa ra hồi năm 2015, mục tiêu của Bắc Kinh trong lĩnh vực chất bán dẫn là Trung Quốc sẽ sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước, và nước này sẽ cố đạt mức 70% vào năm 2025, so với mức 10% hiện nay.
Bà Park nhận định, mục tiêu trên của Bắc Kinh có thể sẽ được đẩy nhanh nếu căng thẳng Nhật-Hàn làm ngừng chuỗi cung ứng toàn cầu, và các công ty Trung Quốc nhảy vào cuộc.
Nhật-Hàn căng thẳng thương mại, Trung Quốc hưởng lợi
“Trung Quốc chắc chắn có nhiều động lực để thúc đẩy vai trò của họ trong ngành công nghiệp bán dẫn… Thời gian sẽ chứng minh liệu Trung Quốc có trở thành kẻ hưởng lợi duy nhất trong vấn đề này hay không”, bà Park nói.
Nếu Trung Quốc có thể tận dụng những căng thẳng hiện tại, họ sẽ tiếp tục kéo dài một cuộc đua đã có nhiều thập kỷ giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong những thập niên 1990 và 2000, Nhật Bản là nước chiếm ưu thế; trong thập niên 2010, Hàn Quốc lại là nước dẫn đầu.
“Ngành công nghiệp bán dẫn rất là phức tạp, và việc tranh giành vị trí đứng đầu ngành này đã diễn ra trong suốt 40 năm qua”, bà Park cho biết.
Ngoài các lợi ích tới từ công nghiệp, còn có những lợi ích về địa chính trị mà Trung Quốc cần phải xem xét.
“Về mặt địa chính trị, quan hệ xấu giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có lợi cho Trung Quốc, vì Bắc Kinh luôn nhạy cảm với mối quan hệ chặt chẽ giữa Seoul và Tokyo, do hai nước này có thể phát triển thành một liên minh ngang hàng với Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao Hàn-Nhật từng bị đình trệ trong thời gian dài. Nhưng nếu quan hệ kinh tế giữa hai nước này xấu đi, thì sẽ không chỉ gây ra những vấn đề kinh tế cho cả hai phía, mà còn khiến cho quan hệ song phương Nhật-Hàn đi xuống mức thấp hơn nữa”, ông Yamaguchi cho biết.
“Và cuối cùng, sự căng thẳng trong quan hệ Nhật-Hàn càng tồi tệ thì Trung Quốc sẽ càng hưởng được nhiều lợi ích hơn”, ông nói thêm.
Tuấn Trần
Theo VNN
Tàu Canada khốn đốn giữa biển suốt 4 tuần vì thương chiến Mỹ-Trung
Trung Quốc nhiều lần kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa trên tàu Canada nhưng vẫn chưa đồng ý cho cập cảng.
Theo Bloomberg, các thuyền viên trên Amazon, tàu chở dầu cải của Canada có lẽ là những người mong mỏi Mỹ-Trung mau chóng tiến tới một thỏa thuận thương mại nhất vào thời điểm này.
Con tàu loanh quanh ở khu vực cảng Hạ Môn, Trung Quốc suốt 4 tuần qua sau khi rời Vancouver hôm 7/5. Nguồn tin của Bloomberg khẳng định giới chức Trung Quốc đã nhiều lần kiểm tra chất lượng hàng hóa trên tàu nhưng chưa để nó cập cảng.
Tàu hàng Canada "mắc kẹt" giữa thương chiến Mỹ-Trung. (Ảnh: Shutterstock)
Canada bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau khi Ottawa bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei Mạch Vãn Chu theo yêu cầu từ Washington đầu tháng 12/2018.
Thủ tướng Canada từng khẳng định dầu cải đang bị đem ra làm con tốt thí trong thương chiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi Trung Quốc thu hồi giấy phép nhập khẩu của 2 nhà xuất khẩu dầu cải Canada và giữ các lô hàng đậu nành tại các cảng để kiểm tra.
Nhà phân tích kinh tế Lu Yun cho rằng số hàng trên Amazon có thể sẽ là chuyến hàng cuối cùng từ Canada.
Bloomberg đã liên hệ với hải quan Trung Quốc về trường hợp của Amazon nhưng chưa nhận được phản hồi.
Xuất khẩu dầu ăn Canada sang Trung Quốc đã giảm gần 70% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2018 khi các công ty Trung Quốc cắt giảm sức mua từ các nhà cung cấp lớn nhất của Canada.
Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc trong tuần này ra thông báo dừng nhập khẩu tất cả các sản phẩm thịt của Canada khi tranh chấp ngoại giao và thương mại với Ottawa ngày càng sâu sắc.
Canada bày tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng Trung Quốc vẫn còn chưa quên "thù cũ". Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ chỉ đang bảo vệ người tiêu dùng sau khi giới chức nước này phát hiện dấu vết của chất cấm trên các sản phẩm thịt của Canada.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc nhầm to khi nghĩ sẽ 'sống sót' dài lâu trong thương chiến với Mỹ Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh tin rằng Trung Quốc sẽ trụ vững dài lâu giữa cuồng phong thương chiến với Mỹ, nhưng dường như họ đã nhầm. Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập gặp nhau cuối tuần này ở Osaka, có rất ít hy vọng rằng 2 bên sẽ đi tới một thỏa thuận chấm dứt cuộc...