Nhật giận Mỹ, xem thường sức mạnh Trung Quốc
Giới chức Nhật Bản hôm qua đã tỏ ra khá tức giận trước động thái “nhún mình” một cách đầy bất ngờ của đồng minh Mỹ trước Trung Quốc. Đồng thời, Nhật Bản cũng tỏ ra hoài nghi năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc thực thi những quy định mà họ đưa ra ở cái gọi là vùng phòng không trên biển Hoa Đông.
Máy bay Nhật trên không phận ở biển Hoa Đông.
Hôm 29/11, chính phủ Mỹ đã bất ngờ khuyên các hãng hàng không dân sự của nước này thông báo trước cho giới chức Trung Quốc về lịch trình chuyến bay của họ khi bay qua vùng phòng không mà Bắc Kinh vừa tuyên bố thành lập cách đó một tuần ở biển Hoa Đông. Động thái có vẻ lùi bước này của chính quyền Tổng thống Barack Obama đương nhiên là không tránh khỏi việc khiến các đồng minh thân thiết của Mỹ ở khu vực Châu Á lo ngại và có phần hoang mang.
Bề ngoài, giới chức Nhật Bản tìm cách nói giảm, nói tránh về ý nghĩa của hành động bất ngờ của phía Mỹ nói trên. Tuy nhiên, bên trong nội bộ hai nước, Tokyo đã thể hiện sự tức giận bởi đồng minh Washington đã không thống nhất với họ trong việc kiên quyết và mạnh mẽ bác bỏ những yêu cầu của Bắc Kinh về việc thông báo lịch trình bay cho nước này khi bay qua vùng phòng không ở biển Hoa Đông.
“Tôi ngã ngửa khi nghe tin đó”, ông Yukio Okamoto – một cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn NHK ngày hôm qua (1/12). “Trước đây, tôi không bao giờ có thể nghĩ đến một tình huống như thế, khi Mỹ thực hiện một bước đi gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhật Bản trong một vấn đề liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản theo một cách mà cả thế giới đều có thể thấy”, ông Okamoto cho biết với một giọng đầy gay gắt.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải tìm cách nói tránh về diễn biến trên. Ông này cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận qua các kênh ngoại giao rằng, chính phủ Mỹ không yêu cầu các hãng hàng không của mình nộp lịch trình bay” cho phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi nói riêng, giới chức Nhật Bản cho biết, Washington chưa phối hợp quan điểm giữa các cơ quan bộ ngành trong chính phủ nên chưa đưa ra một lập trường thống nhất để chuyển tới Tokyo một cách thích hợp.
Cục Hàng không Dân sự Liên bang Mỹ đã khuyên các hãng hàng không thương mại của họ tuần theo quy định mà Trung Quốc đưa ra ở vùng phòng không để tránh bất kỳ sự sai lệch thông tin nào, chính quyền Obama cho biết. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 29/11 “đã bày tỏ sự mong đợi” các hãng hàng không của họ hoạt động thống nhất với thông báo mà Trung Quốc đưa ra.
Sự lúng túng, bối rối xung quanh các quy định hàng không nói trên đã cho thấy rõ tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền của Tổng thống Obama đang phải đối mặt. Trong khi cử máy bay ném bom đi thách thức các quy định của Trung Quốc thì chính quyền Mỹ cũng có những bước đi nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay thương mại của nước này ở trong khu vực. Hành động mâu thuẫn của Mỹ vấp phải sự phản ứng của giới phân tích trong nước cũng như các đồng minh Châu Á của họ. Giới phân tích Mỹ cho rằng, ông Obama đã cư xử “yếu đuối” trước Trung Quốc và điều này chỉ giúp làm tăng tính hợp pháp cho “vùng phòng không” của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Giới chức Nhà Trắng hôm qua đã từ chối bình luận thêm về vụ việc trên, chỉ nói rằng đó là yêu cầu của Cục Hàng không Dân sự Liên bang.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu khởi động chuyến thăm khu vực Châu Á. Ông này được cho là sẽ có cuộc gặp với giới chức Nhật Bản để bàn về vấn đề vùng phòng không của Trung Quốc trước khi lên đường sang thăm Bắc Kinh và Seoul. Tại hai địa điểm sau này, vấn đề vùng phòng không cũng chắc chắn là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận.
Hoài nghi về năng lực của quân đội Trung Quốc
Trong khi thể hiện thái độ bất mãn với đồng minh to lớn và thân thiết của mình, Nhật Bản cũng công khai tỏ ra hoài nghi về năng lực thực sự của quân đội Trung Quốc trong việc thực thi những quy định mà nước này đưa ra ở cái gọi là Vùng Nhận diện Phòng không biển Hoa Đông mới được họ thành lập cách đây hơn một tuần.
Bắc Kinh hôm 29/11 tuyên bố, họ đã phái một loạt chiến đấu cơ đi giám sát vùng phòng không sau khi Mỹ và Nhật Bản đưa máy bay của họ vào khu vực này để thách thức Trung Quốc.
Đề cập đến động thái trên trong bài trả lời phỏng vấn hãng truyền hình quốc gia NHK, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera thẳng thắn cho biết: “Dựa vào đánh giá của chúng tôi, không có máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc tiếp cận gần được với máy bay của chúng tôi. Chúng tôi chẳng phát hiện bất kỳ điều gì bất thường”.
Ông Satoshi Morimoto – một cựu Bộ trưởng Quốc phòng đang giảng dạy về vấn đề an ninh ở trường Đại học Takushoku, cho rằng, lời phát biểu của Bộ trưởng onodera hàm ý Trung Quốc không thể “thực hiện một cuộc đối đầu trên không với máy bay Mỹ dù các máy bay này đi qua vùng phòng không mới của họ”.
Nghi ngờ về năng lực thực sự của quân đội Trung Quốc, Nhật Bản đang tìm hiểu xem liệu Trung Quốc có khả năng giám sát được toàn bộ Vùng Nhận diện Phòng không biển Hoa Đông bằng cách sử dụng radar ở trên đất liền hay không và liệu các phi công của Trung Quốc có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng để bám đuổi các máy bay nước ngoài hay không, ông Morimoto cho biết.
Hôm nay(2/12), giới báo chí đã gọi đến Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc để đề nghị bình luận về những nhận định trên của phía Nhật Bản nhưng chưa có bộ nào lên tiếng.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Philippines công kích chiến lược 'cải bắp' của Trung Quốc
Ngày 4/11, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã bày tỏ hy vọng Bắc Kinh không xâm nhập vào lãnh thổ của nước này trên Biển Đông sau khi một vị tướng Trung Quốc khoa trương về cái gọi là chiến lược "cải bắp" nhằm đạt được tham vọng chủ quyền trên khu vực.
Trung Quốc đang tạo vòng vây 3 lớp tàu trên Biển Đông: tàu cá, tàu hải giám (ngư chính) và tàu chiến như một chiếc cải bắp. Ảnh: New York Times
Theo Philstar, trước câu hỏi của báo giới về thái độ đối với những phát ngôn của viên tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung trên tờ New York Times gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định: "Họ không nên xâm nhập vào lãnh thổ của chúng tôi".
Trước đó, New York Times dẫn lời tướng Trương cho biết Trung Quốc đang triển khai chiến lược "cải bắp" trên Biển Đông. Đây chính là chiến lược sử dụng nhiều lớp tàu khác nhau giống như các lớp lá của một cây cải bắp để bao vây cũng như cô lập một đảo hay bãi cạn nào đó. Ông Trương còn không ngừng nhắc tới 3 vòng vây là: trước tiên là tàu cá xâm nhập, sau đó là Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống và cuối cùng là sự hiện diện của các tàu Hải quân.
Với cách thức này, các tàu của Philippines sẽ phải "xin phép" Trung Quốc để đi qua khu vực mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Thậm chí, ông Trương còn lớn tiếng dọa nạt sẽ áp dụng chiến lược này ở "một số địa điểm khác vào lúc thích hợp". Đây là tuyên bố gây quan ngại cho các nước trong khu vực bởi trước đó, Bắc Kinh đã xua 30 tàu cá dưới sự hộ tống của một tàu khu trục, hai tàu hải giám vào khu vực biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện tại, các chuyên gia quốc tế đang cho rằng Trung Quốc đã thực hiện chiến lược này tại Bãi Cỏ Mây. Nhưng nếu Philippines không thể duy trì việc tiếp tế cho thủy quân lục chiến đồn trú trên xác một chiếc tàu chiến cũ tại Scarborough thì một kịch bản thứ hai là không thể không xảy đến. "Thật khó có thể tưởng tượng việc Trung Quốc có thể dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát khu vực. Leo thang căng thẳng hay một tính toán sai lầm rất dễ xảy ra", học giả Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) bình luận.
Chính vì vậy, theo Philstar, Trung tướng Roy Deveraturda - người chỉ huy lực lượng vũ trang miền Tây - cho biết trong tuần này ông sẽ trở lại với các biện pháp xây dựng lòng tin trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này. "Chúng tôi nhận được một chiến lược rõ ràng từ Tổng thống và nó phải được thực hiện bằng các biện pháp hòa bình. Tôi hy vọng điều này có thể giúp Philippines toàn vẹn lãnh thổ trên Biển Đông", ông khẳng định.
Theo Songmoi
Tin sốc: Phe nổi dậy Syria "tan đàn xẻ nghé" Hàng ngàn chiến nổi binh nổi dậy có vũ trang đã tách ra khỏi lực lượng đối lập chính được phương Tây hậu thuẫn để thành lập một liên minh mới dưới sự dẫn dắt của luật Hồi giáo sharia. Phe nổi dậy Syria đang bị "chia năm xẻ bảy" vì mâu thuẫn và đấu đá nội bộ. Diễn biến này cho thấy...