Nhật dỡ bỏ một số trừng phạt với Triều Tiên
Sau các cuộc đàm phán với Triều Tiên về công dân Nhật bị bắt cóc thời Chiến tranh Lạnh và có thông tin một số người còn sống, Nhật cho biết sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đơn phương với Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Abe.
Thông tin được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết vào ngày hôm nay. Ông cho biết Tokyo đánh giá Bình Nhưỡng đã có thiện chí trong việc giải quyết tranh cãi kéo dài nhiều thập niên trên và Bình Nhưỡng cần được đáp lại.
“Chúng tôi đã tiến hành một chương trình chưa từng có tiền lệ, có thể khiến những quyết định quốc gia được đưa ra. Theo quy tắc hành động đối với hành động, chúng tôi sẽ dỡ bỏ một phần của các biện pháp trừng phạt của Nhật”, ông Abe cho biết với các phóng viên.
Đông thái được đưa ra sau khi hai bên nhóm họp ở Bắc Kinh để thảo luận về số phận của hàng chục, thậm chí hàng trăm, người Nhật được cho là đã bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc để dạy ngôn ngữ và văn hóa cho họ vào những năm 1970 và 1980.
Các lệnh trừng phạt dự kiến được dỡ bỏ đã được Nhật áp dụng theo nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sau khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và tên lửa.
Theo thông tin báo chí Nhật vào ngày hôm nay, Nhật sẽ dỡ bỏ lệnh cấm người Triều Tiên vào Nhật, chấm dứt lệnh cấm một số tàu Triều Tiên vào cảng của Nhật.
Một số người Nhật bị Triều Tiên bắt cóc còn sống
Nhật và Triều Tiên không có mối quan hệ ngoại giao chính thức. Dấu hiệu khởi sắc mới nhất này diễn ra khi Bình Nhưỡng có vẻ như đã không được Bắc Kinh, nhà bảo trợ chính của họ, “ưu ái” nhiều như trước.
Tờ nhật báo kinh doanh Nikkei cho hay Triều Tiên đã trao cho Nhật danh sách ít nhất 10 công dân Nhật được cho là đang sống ở Triều Tiên, trong đó có những người đã bị điệp viên Bình Nhưỡng bắt cóc. Theo thông tin mà một quan chức chính phủ hé lộ với tờ báo, danh sách này viết bằng tiếng Hàn, gồm tên, lịch sử cá nhân.
Video đang HOT
Tại cuộc gặp vào ngày thứ ba vừa qua, phái đoàn Triều Tiên đã trình bày chi tiết một ủy ban điều tra dự kiến. Cũng theo một quan chức chính phủ Nhật, thì ủy ban điều tra đặc biệt này do một phụ tá thân cận của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng đầu.
Bình Nhưỡng dự kiến sẽ dùng danh sách trên để xác định nơi ở của các công dân Nhật, trong khi Tokyo sẽ phân tích để xem liệu có cái tên nào phù hợp với tên của những người được thông báo bị bắt cóc hay không.
Năm 2002 Triều Tiên thừa nhận đã bắt cóc 13 công dân Nhật để huấn luyện về ngôn ngữ, văn hóa Nhật cho các điệp viên của họ. 5 người bị bắt cóc đã trở về nhà trong khi 8 người còn lại Bình Nhưỡng cho biết đã chết, khiến Nhật bất bình. Chủ đề này được quan tâm rất nhiều ở Nhật và thậm chí Nhật cho rằng có tới hàng trăm công dân nước họ bị Triều Tiên bắt cóc.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật Bản, Philippines kêu gọi giải quyết tranh chấp biển bằng luật pháp
Nhật Bản và Philippines hôm nay đã cùng nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc dùng luật pháp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, trong bối cảnh hai nước đều vướng vào các tranh chấp biển đảo riêng rẽ với Trung Quốc.
Tổng thống Aquio và Thủ tướng Abe trong cuộc hội đàm tại Tokyo.
Quan điểm trên, được đưa ra trong chuyến thăm kéo dài 1 ngày tới Tokyo của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, đã cho thấy các láng giềng trong khu vực đang thúc đẩy các liên minh để chống lại một Trung Quốc ngày càng mạnh lên trong khi Bắc Kinh khẳng định sức ảnh hưởng tại các vùng biển lân cận.
Tokyo và Manila, vốn là những địch thủ thời Thế chiến 2, đã xích lại gần nhau trong những năm gần đây khi hai nước đối phó với các tranh chấp lãnh thổ riêng rẽ với Trung Quốc.
"Trong bối cảnh tình khu vực ngày càng trở nên căng thẳng, hai nước chúng ta nên phối hợp với nhau chặt chẽ hơn", Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Aquino.
"Tôi đã nhấn mạnh với Tổng thống Aquino hôm nay về tầm quan trọng của luật pháp", nhã lãnh đạo Nhật nói thêm.
Về phần mình, Tổng thống Aquino cũng cho hay chuyến thăm của ông tới Nhật Bản tập trung vào "mối thách thức của việc bảo vệ an ninh khu vực bằng việc thúc đẩy luật pháp để bảo vệ lợi ích chung của khu vực và toàn cầu".
Trong cuộc họp báo chung, ông Aquino cho hay sẽ không có sự tiến bộ nào cho Philippines và Nhật Bản nếu không có sự ổn định khu vực.
Ông Abe đã nhắc lại lời kêu gọi giữ vững luật pháp trong khu vực trong bối cảnh các căng thẳng leo thang vì tranh chấp lãnh thổ, liên quan tới Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông, cũng như giữa Tokyo và Bắc Kinh ở Hoa Đông.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng, và ngày càng hung hăng trong việc thực thi điều mà nước này gọi là các quyền lợi sử của mình.
Hồi tháng 7 năm ngoái, ông Abe cũng đã có chuyến thăm Manila, nơi ông cam kết sự hỗ trợ của Nhật nhằm tăng cường các khả năng phòng thủ hàng hải của Phillippines.
Một phần trong cam kết đó là lời hứa cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines, vốn ở vị trí tuyến đầu trong cuộc đối đầu giữa Manila với Trung Quốc.
Philippines ủng hộ Nhật giữ vai trò quân sự lớn hơn
Hai nhà lãnh đạo bắt tay trong cuộc hội đàm.
Cũng trong chuyến thăm lần này, Tổng thống Aquino đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò quân sự của Nhật giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các vùng biển tranh chấp tại châu Á.
Ông Aquino cho hay, Philippines tin rằng sẽ là có lợi nếu Nhật Bản có thể trợ giúp các đồng minh trong trường hợp bị tấn công.
"Chúng tôi tin rằng tất các quốc gia có thiện chí đều được hưởng lợi nếu chính phủ Nhật được trao quyền trợ giúp các nước khác khi cần, đặc biệt trong lĩnh vực phòng vệ tập thể", ông Aquino nói.
"Vì vậy, chúng tôi không phản đối bất kỳ đề xuất nào nhằm xem xét lại hiến pháp của Nhật nếu người Nhật muốn, đặc biệt nếu điều này tăng cường khả năng của Nhật nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và đưa chúng ta tiến gần hơn tới việc đặt được mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung", Tổng thống Philippines nhấn mạnh.
Đảng cầm quyền Nhật Bản đang đàm phán với đối tác liên minh về đề xuất của ông Abe nhằm điều chỉnh hiến pháp của Nhật nhằm cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể để hỗ trợ các đồng minh trong trường hợp bị tấn công vũ trang. Quân đội Nhật hiện thời chỉ sử dụng lực lượng vũ trang để bảo vệ nước này.
Tổng thống Aquino cũng nhấn mạnh tới việc Nhật Bản là đối tác chiến lược của Philippines và rằng điều quan trọng là hai nước phải cùng nhau đối mặt với môi trường an ninh đang thay đổi trong khu vực.
Nhật Bản và Philippines có quan hệ đối tác chiến lược. Các nhà phân tích tin rằng Philippines đang tìm cách tăng cường quan hệ với các nước lớn ở Thái Bình Dương để chống lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Manila hôm nay, Tổng thống Aquino sẽ tới thành phố Hiroshima ở phía tây Nhật Bản để tham dự một hội nghị về phong trào nổi dậy Hồi giáo kéo dài nhiều thập niên ở miền nam Philippines.
An Bình
Theo Dantri/AFP, AP
Nhật nới lỏng quy định thị thực cho du khách Việt Nam Tờ Nikkei của Nhật hôm nay 17/6 đưa tin Nhật sẽ nới lỏng những quy định về thị thực cho du khách tới từ Indonesia, Philippines và Việt Nam, trong nỗ lực nhằm tăng gần gấp đôi số du khách nước ngoài tới nước này lên con số 20 triệu vào năm 2020. Nhật đặt mục tiêu tăng số khách du lịch nước...