Nhật đề nghị nâng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục
Hiện ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã gấp 3 lần của Nhật Bản nên giới quân sự Nhật Bản đang nóng lòng thực hiện nhiều điều chỉnh.
Giới hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm khoản ngân sách lớn nhất cho đến nay cho lĩnh vực này trong năm tài khóa sắp tới.
Binh sĩ Nhật trên một chiếc xe quân sự đa năng có tính cơ động cao (ảnh: Reuters)
Khoản ngân sách này sẽ bao gồm đơn đặt hàng các máy bay tuần tiễu và một tàu ngầm có tính năng tàng hình mạnh hơn nữa.
Video đang HOT
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Shinzo Abe đẩy mạnh củng cố quân đội nước này nhằm đối phó với các nguy cơ về lãnh thổ từ Trung Quốc và với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 29/8 đã yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng thêm 3,5% lên mức 5.050 tỷ yen (tương đương 48,7 tỷ USD) cho năm tài khóa tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2015. Nếu được phê chuẩn, thì đây sẽ là đợt tăng ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 và có ý nghĩa đặc biệt kể từ khi ông Abe lên nắm quyền hồi tháng 12/2012 và chấm dứt cả một thập kỷ cắt giảm quốc phòng của Nhật Bản.
Vị Thủ tướng nổi tiếng cứng rắn trong quan điểm về an ninh quốc gia. Ông đã bãi bỏ lệnh cấm binh sĩ Nhật tác chiến ở nước ngoài và xóa bớt rào cản đối với việc xuất khẩu vũ khí.
Với việc giải thích lại bản Hiến pháp hòa bình hậu chiến của Nhật Bản, Thủ tướng Abe đã khiến một số nước láng giếng, đặc biệt là Bắc Kinh, nổi giận. Trung Quốc bấy lâu nay tố cáo ông Abe đang khôi phục chế độ quân phiệt thời chiến tranh.
Nhưng ngược lại Nhật Bản ý thức rõ việc Trung Quốc đang hối hả xây dựng sức mạnh quân sự. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Chi phí quốc phòng của Bắc Kinh đã tăng tới 4 lần trong thập niên qua để nhảy vọt lên mức 808 tỷ nhân dân tệ (tương đương 132 tỷ USD) tức là gần gấp 3 ngân sách quốc phòng của Nhật Bản.
Theo_VOV
Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2015 lên mức chưa từng có là 5, 05 nghìn tỷ Yên.
Theo Japan Times, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đề xuất một ngân sách quốc phòng cao kỷ lục là 5,05 nghìn tỷ Yên (tương đương 48,6 tỷ USD) cho năm tài khóa 2015 bắt đầu từ tháng tới. Con số này tăng 3,5 % so với năm tài chính 2014. Đề xuất này sẽ chính thức được công bố vào thứ 6 tới đây.
Một quan chức cấp cao cho biết các khoản chi chính trong ngân sách quốc phòng Nhật năm 2015 là: Mua 2 chiếc chuyên cơ mới cho Thủ tướng và Hoàng gia, 19 tỷ Yên chi cho việc bảo vệ các hòn đảo xa, 95,9 tỷ Yên để mua 6 máy bay F-35, 378,1 tỷ Yên để mua 20 máy bay tuần tra P-1 để thay thế cho phi đội P-3C lỗi thời.
Trực thăng của quân đội Nhật trong cuộc tập trận lớn ở chân núi Phú Sĩ tuần trước.
Các biện pháp để bảo vệ các hòn đảo gồm việc xây dựng một lực lượng đổ bộ mới và giải phóng mặt bằng để triển khai các trực thăng MV-22 Osprey của Hải quân Mỹ từ Okinawa đến căn cứ Saga.
Việc Nhật Bản tăng cường năng lực để bảo vệ các hải đảo xa xôi, đặc biệt là các hòn đảo khoogn có người ở như Senkaku ở Hoa Đông là một phản ứng quyết liệt trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Những hòn đảo mà Bắc Kinh và Đài Loan cũng tuyên bố, vẫn là trung tâm của mối quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng Nhật cũng chi 5 triệu Yên để nghiên cứu một lớp tàu mới tương tự như tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ và 35,4 tỷ để đóng 2 tàu vận tải. Thêm vào đó là 7 tỷ Yên để phát triển các trực thăng chống ngầm.
Sau một thời gian dài lặng lẽ phát triển kinh tế, nước Nhật gần đây đã bắt đầu giành sự quan tâm cho quốc phòng để đối phó với sự trỗi dậy về của Trung Quốc. Hồi tháng 7, Chính phủ của ông Abe đã quyết định giải thích lại Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật có quyền sử dụng vũ lực trong tranh chấp quốc tế.
Sau quyết định giải thích lại Hiến pháp, Chính phủ Nhật cũng tiếp tục đi một bước xa hơn đó là cho phép các công ty của họ được xuất khẩu vũ khí và hợp tác sản xuất vũ khí với nước ngoài.
Theo Tri Thức
Nhật cảnh cáo, Trung Quốc thách thức đáp trả Sau khi Nhật Bản lên tiếng cảnh báo những hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã nhanh chóng có hành động thách thức bằng cách đưa các tàu bảo vệ bờ biển vào khu vực lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông - nơi Tokyo đang nắm quyền kiểm...