Nhật đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí đối phó với Trung Quốc
Theo tin ngày 30-5 của Reuters, Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một cơ cấu mua bán vũ khí, để nâng cao hiệu quả trong chi phí quốc phòng cơ bản của Nhật, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu chế tạo và xuất khẩu vũ khí tiến tiến.
Mục tiêu cấp thiết của tổ chức mới này là tìm kiếm những biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự để đối trọng với Trung Quốc và nhấn mạnh quyết tâm của Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, đồng thời làm giảm thiểu giá thành trong việc mua sắm trang bị của quân đội nước này.
“Mục tiêu là cắt giảm chi phí, mục đích thành lập cơ cấu này để cải thiện việc mua sắm, xuất khẩu vũ khí của đất nước chúng tôi”, ông Akirasato, nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, người phụ trách cơ cấu chính sách quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản khẳng định như vậy.
Theo một nguồn tin không tiết lộ danh tính cho hay, tổ chức mới thành lập trong nhiệm kỳ của ông Shinzo Abe sẽ thống nhất quản lý việc mua sắm trang bị cho 3 quân chủng hải, lục, không quân, trước đây vốn được thực hiện riêng rẽ.
Cơ cấu này còn phải quản lý bộ phận quan trọng về nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc cơ cấu nghiên cứu vũ khí quan trọng của Nhật Bản, đồng thời giám sát một loạt dự án từ máy bay chiến đấu tàng hình cho đến hệ thống điện tử trong nước sản xuất.
Được biết, biên chế của cơ cấu mới là 2.000 người, có thể thuê cố vấn từ doanh nghiệp trong nước hoặc các cố vấn nước ngoài có kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu như Deloitte và KPMG (Tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới).
Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, vì các nhà thầu quốc phòng của Tokyo phần lớn đều bị cấm và hạn chế xuất khẩu vũ khí, chỉ có thể bán một lượng rất ít máy bay, xe tăng và các trang bị khác cho lực lượng vũ trang trong nước, cho nên giá thành của mỗi linh kiện, trang bị bán cho nước khác thường cao gấp đôi.
Video đang HOT
Vũ khí trang bị của Nhật được đánh giá cao về trình độ công nghệ
Theo nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản sẽ lấy mô hình của Cục trang bị quân sự Pháp để thành lập cơ cấu mua bán vũ khí mới này, Cục trang bị quân sự của Pháp có vai trò điều phối các dự án phát triển vũ khí tại châu Âu, đồng thời hỗ trợ việc xuất khẩu vũ khí và đánh giá tình hình sử dụng vũ khí trang bị của quân đội Pháp.
Chính phủ Nhật Bản hôm 1-4 vừa qua đã chính thức tuyên bố từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự hay còn gọi là “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, có hiệu lực từ năm 1967 đến nay. Với một nghị quyết đặc biệt, nội các Nhật Bản đã thông qua những nguyên tắc mới liên quan đến việc cung cấp vũ khí ra nước ngoài.
Kế hoạch này được khởi xướng bởi đảng “Dân chủ tự do” cầm quyền, nhằm nới lỏng đáng kể những chế ước này. Ý định này của Tokyo đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh, vì Trung Quốc sợ rằng Nhật sẽ cung cấp vũ khí cho một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quôc trên biển Đông để đối phó với nước này.
Hiện các công ty Mitsubishi Heavy Industries Ltd, Kawasaki Heavy Industries Ltd, Mitsubishi Electric Corp và Nippon Electric Company là những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu Nhật Bản. Những vũ khí hàng đầu của họ như tàu ngầm AIP lớp Soryu, thủy phi cơ US-2, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, tên lửa chống hạm phóng từ máy bay ASM-3, tên lửa bờ đối hạm SSM-1 Type 88… được cho là các vũ khí hàng đầu thế giới.
Theo ANTD
Mỹ cứ bán vũ khí, Đài Loan sẵn sàng "chồng đủ tiền"
Liên quan đến vấn đề ngân sách quốc phòng của Đài Loan chiếm không tới 3% GDP, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu nói, chỉ cần Mỹ sớm thông báo bán vũ khí, Đài Loan nhất định sẽ "chồng đủ tiền".
Sáng 20-5, ông Mã Anh Cửu đã có bài phát biểu nhân kỷ niệm 6 năm ngày nhậm chức, tại trường Đại học y Trung Quốc ở Đài Trung, đồng thời tổ chức họp báo và hội đàm với thanh niên.
Về vấn đề chi tiêu quân sự của Đài Loan chiếm không tới 3% GDP, ông Mã Anh Cửu bày tỏ, Washington luôn miệng nói Đài Bắc không đủ ngân sách quốc phòng, nên không thể mua vũ khí với số lượng lớn của Mỹ, nhưng mỗi lần mua vũ khí, Đài Loan đều không hề "quỵt nợ".
Chính phủ nhiệm kỳ trước của ông (chỉ nhiệm kỳ trước của ông Mã Anh Cửu, 2008-2012) mỗi lần lên kế hoạch mua sắm vũ khí đều không thành, nguyên nhân do Quốc hội Mỹ không phê duyệt kế hoạch mua sắm, cuối cùng lại phải điều chỉnh, rất lãng phí ngân sách và thật đáng tiếc.
Ông nhấn mạnh, chỉ cần Mỹ sớm thông báo bán vũ khí, Đài Loan nhất định sẽ huy động được nguồn lực tài chính, từ trước đến nay, vấn đề này chưa hề có gì trục trặc.
Hiện nay, Mỹ và Đài Loan đang có hàng loạt chương trình mua sắm vũ khí và trang bị quốc phòng. Mỹ đã bán cho Đài Loan máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, trực thăng vũ trang AH-64E Apache và tên lửa ngầm đối hạm UGM-84L Harpoon. Tuy nhiên, trong số này còn nhiều loại vũ khí Đài Loan muốn mua nhưng chưa được quốc hội Mỹ phê chuẩn như tàu ngầm, máy bay chiến đấu F-16 E/F.
Mỹ đã bán cho Đài Loan máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, trực thăng vũ trang AH-64E Apache và tên lửa ngầm đối hạm UGM-84L Harpoon
Các loại vũ khí trên nằm trong hợp đồng có tổng trị giá khoảng 195 triệu USD được ký kết từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2016, nhằm mục đích tăng cường khả năng tấn công của Cửu lượng tàu ngầm. Hợp đồng bao gồm 32 tên lửa chống ngầm UGM-84L Harpoon Block II, 2 quả tên lửa huấn luyện UGM-84L và 2 hệ thống điều khiển hỏa Cửu.
Ngoài việc bán các tên lửa chống hạm "Harpoon", Mỹ còn bán cho Đài Loan lô hàng máy bay trinh sát chống ngầm mới, trực thăng vũ trang và trực thăng đa dụng. Số trang bị, vũ khí mới có tổng trị giá 7,6 tỷ USD này sẽ sẽ là sự bổ sung hữu hiệu cho các loại vũ khí quân sự của Đài Loan.
Được biết, danh sách mua sắm vũ khí của Đài Loan bao gồm: 12 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion cải tiến của hãng Lookhet Martin, 30 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E "Longbow Apache" và 60 trực thăng đa dụng UH-60M "Black Hawk" của hãng Boeing.
Cơ quan quân sự Đài Loan còn cho biết, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2021, họ sẽ chi khoảng 179 tỷ Đài tệ để tiến hành nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot-2 hiện đang sử dụng (đã có 2 hệ thống hoàn thành việc nâng cấp) và mua thêm hệ thống tên lửa Patriot-3.
Theo ANTD
Philippines tìm mua máy bay tuần tiễu tầm xa và máy bay chiến đấu mới Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ không phận, ngày 21-5, Bộ Quốc phòng Philippines đã bắt đầu triển khai quá trình mua 2 chiếc máy bay tuần tiễu tầm xa và 6 chiếc máy bay yểm trợ cận chiến trên không mới. Trong một thông báo mời thầu được đăng trên cổng thông tin điện tử của bộ này cho thấy, chính...