“Nhát dao” vô tình cứa… vào lòng cụ già bị cắt thận
Bị con trai chiếm ngôi nhà và đối xử thậm tệ, không thèm ngó ngàng suốt 7 năm qua, ông Phạm Ngọc Gia, 76 tuổi đã phải tất tưởi đi ở nhờ nhà người em ruột, mượn một góc làm ban thờ gia tiên và người vợ quá cố đã mất cách đây 8 năm
Ngày 25/8 vừa qua là ngày giỗ năm thứ 8 của bà Lê Thị Nhút – vợ ông Phạm Ngọc Gia. Chúng tôi chứng kiến một cụ già đã đến độ tuổi thất thập tử lai hy, lại đang trên mình trọng bệnh đái tháo đường, lại vừa trải qua những ca phẫu thuật mổ mắt, mổ thận khiến sức khỏe của cụ Gia ngày một suy sụp thêm.
Trong ngày gỗ, hầu hết các anh em họ hàng, con cháu nội ngoại các bên đều tìm đến ngôi nhà lụp xụp của ông Phạm Xuân Thi (em trai ruột cho ông Gia ở nhờ để sinh sống những ngày cuối đời và có nơi để ông Gia thờ tự gia tiên) có địa chỉ tại tổ 25Đ, P. Cao Xanh ở TP Hạ Long để thắp những nén hương thành kính bày tỏ tấm lòng thành với người đã khuất – bà Lê Thị Nhút. Duy chỉ có ông Phạm Ngọc Cường – con trai thứ 2 của ông Gia bà Nhút và vợ con ông Cường không thèm đến, không thèm hỏi han hay ngó ngàng đến cha già, anh em và người mẹ khuất núi.
Ông Phạm Ngọc Gia bên ban thờ người vợ trong căn nhà được người em trai cho ở nhờ.
Ngày giỗ diễn ra trong không khí trầm lắng và tẻ nhạt, mọi ánh mắt hàng xóm, họ hàng anh em đều dồn về phía cụ Gia trông rất sầu não. Ông Phạm Ngọc Hùng – người con trai đầu của cụ Gia chua xót kể: ” Từ nhiều năm nay, vợ chồng ông Cường không hề đoái hoài gì đến cha tôi và hết thảy anh em còn lại kể cả ngày lễ tết, ngày giỗ chạp hàng năm của anh em trong gia đình. Từ khi chiếm nhà đất, đuổi cha tôi ra khỏi nhà, vợ chồng ông Cường còn ra sức dọa nạt hắt hủi cha cùng tất cả các anh em mỗi khi chúng tôi lên tiếng đề nghị trả lại ngôi nhà hiện vợ chồng ông Cường chiếm giữ để cha tôi sống nột những giây phút cuối đời”.
Câu chuyện đau lòng này xuất phát từ việc cách đây 8 năm khi vợ chồng chị Phạm Thị Bình (con gái ông Gia) ở Anh Quốc về nước cho ông Gia 1 tỷ đồng để mua đất làm nhà, do tuổi cao sức yếu, ông Gia giao tiền cho Phạm Ngọc Cường là con trai thứ 2 thực hiện mong muốn của mình.
Sau đó, ông Gia được ông Phạm Văn Cư giới thiệu gặp ông Phạm Đức Ngọ để thỏa thuận mua lại mảnh đất ở khu tự xây P. Cao Xanh với giá 300 triệu đồng, có ông Cư làm chứng, ông Gia điện thoại bảo ông Cường mang tiền đến thanh toán. Về sau, ông Cường được giao việc xây nhà và hoàn thiện công trình. Hai vợ chồng ông Cường sống cùng ông Gia tại nhà mới đã “ngược đãi” người cha nên ông Gia đòi giấy tờ nhà đất thì phát hiện ông Cường tự ý làm giấy tờ nhà đất mang tên ông Cường và nói rằng sẽ không cho ông Gia ở trong ngôi nhà nữa.
Ngôi nhà màu vàng (ở giữa) được Tòa án tuyên trả cho ông Phạm Ngọc Gia hiện đang bị gia đình ông Phạm Ngọc Cường… chiếm giữ.
Quá đau khổ trước sự ghẻ lạnh của người con trai, ông Gia lang thang đi ở nhờ nhà người con trai đầu, thứ ba về sau cuối là ở nhờ ngôi nhà em trai ruột là ông Thi cho đến bây giờ. Tức tối trước việc làm cạn tình của gia đình người con trai, ông Gia đã làm đơn đề nghị TAND vào cuộc giải quyết trả lại ngôi nhà vốn sở hữu của ông Gia trước đây.
Sau rất nhiều phiên xét xử 3 cấp từ địa phương đến Trung ương đã diễn ra, cuối cùng tại phiên tòa Phúc thẩm được tỉnh Quảng Ninh mở ngày 26/9/2011 đã buộc ông Cường cùng vợ là bà Phạm Thị Liên phải có nghĩa vụ trả lại ngôi nhà 4,5 tầng đã có “sổ đỏ” mang tên ông Cường tại địa chỉ 20Đ, khu 2A, P. Cao Xanh – Hạ Long cho ông Gia. Tại Bản án phúc thẩm số 26/2011/DS-PT do Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Tiến Tập ký cũng khẳng định rõ, ông Gia phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký lại quyền sử dụng đất và nhà theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Ông Gia (bìa phải, ngoài cùng) cùng em trai và 2 người con trai (bìa trái), con rể từ Anh Quốc trong ngày giỗ lần thứ 8 của vợ quá cố tại gian nhà mượn tạm của người em.
Thế nhưng, ngay sau khi Bản án nói trên có hiệu lực pháp luật, không hiểu vì lý do gì cơ quan thi hành án vẫn không thể thực thi nhiệm vụ thi hành Quyết định số 26/DS-PT để giao lại nhà đất cho ông Phạm Ngọc Gia. Rất nhiều lá đơn cứu xét được ông Gia gửi đề nghị cơ quan thi hành án thực thi công lý. Hàng loạt các văn bản liên quan đề ngày: 24/10/2011 05/4/2012 09/4/2012 09/5/2012 29/5/2012 11/6/2012 đặc biệt văn bản số 40/CV-BCĐTHADS do Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ký ngày 22/6/2012 đã nghiêm khắc phê bình sự chậm trễ trong việc thi hành án của Trưởng ban thi hành án TP Hạ Long vì không nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh đồng thời lãnh đạo tỉnh yêu cầu cơ quan thi hành án TP Hạ Long khẩn trương giải quyết dứt điểm việc thi hành án theo đề nghị của ông Phạm Ngọc Gia trước ngày 15/7/2012.
Phó chủ tịch tỉnh ra công văn yêu cầu hoàn thành việc thi hành án trước 15/7.Thế nhưng mãi đến ngày 21/8, Chi cục thi hành án Dân sự TP Hạ Long mới ra thông báo cưỡng chế. Liệu có khuất tất gì trong việc chậm trễ này?
Quyết định hoãn thời gian thi hành việc cưỡng chế tài sản của TANDTC là “ nhát dao” vô tình cứa… vào lòng cụ già gần đất xa trời Phạm Ngọc Gia.
Thế nhưng, mãi đến ngày 21/8, Chi cục thi hành án Dân sự TP Hạ Long mới ra thông báo số 193/TB-CCTHA về việc cưỡng chế thi hành án buộc ông Cường bà Liên phải trả nhà và đất ở số 20Đ, P. Cao Xanh cho ông Gia. Nhưng oái ăm thay, đến ngày 17/8 vừa qua, TAND Tối cao lại ra công văn số 26/TANDTC-DS yêu cầu Chi cục Thi hành án Dân sự TP Hạ Long ra quyết định hoãn thi hành bản án lùi lại 3 tháng để có thêm thời gian xem xét đơn khiếu nại của đương sự.
Như vậy, thêm một lần nữa cụ Gia – người đang phải gánh chịu nhiều căn bệnh hiểm ngheo do tuổi cao sức yếu cùng sự chờ đợi nhiều năm của một cụ già gần đất xa trời thêm một lần tuyệt vọng! Trước mong muốn và chia sẻ của anh em họ hàng và con cháu trong ngày giỗ lần thứ 8 của người vợ, ông Gia đã viết lời kêu cứu khẩn cấp gửi đến ông Trương Hòa Bình, Chánh án TANDTC đề nghị được xem xét sự việc một cách thấu đáo, nhằm sớm giao trả lại ông ngôi nhà để ông có điều kiện an nghỉ những giây phút cuối đời và có điều kiện thờ tự tiên tổ cùng người vợ cùng kề vai sát cánh với ông năm nào.
“Tuy rất đau lòng nhưng tôi không thể làm gì khác được, vì thế tôi phải kiện con mình ra Tòa để nhờ pháp luật trả lại công bằng. Nỗi khổ đau, bất bình của tôi suốt hơn 7 năm qua, liệu còn phải chờ đợi thêm bao lâu nữa, trong khi sự sống của tôi còn chỉ tính bằng ngày…!?. Tôi tha thiết cầu mong được quý ông quan tâm, xem xét, giải quyết” – lời kêu cứu trong đơn ông Gia gửi cơ quan chức năng.
Ông Hoàng Đức Nam – Chi cục trưởng Chi cục thi hành án Dân sự TP Hạ Long, Quảng Ninh cho biết: “Việc ông Gia có hoàn cảnh khó khăn chúng tôi có biết. Trước đó, chúng tôi đã lên kế hoạch cưỡng chế vào ngày 27/8 nhưng khi nhận yêu cầu hoãn của TANDTC, chúng tôi đã ra quyết định thông báo hoãn. Việc này có cái khó bởi… chúng tôi buộc phải làm theo luật?!” Ông Nguyễn Minh Văn – Cục trưởng Cục thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết: ” Việc giỗ chạp nhà ông Gia, tôi không cần biết. Việc TANDTC ra quyết định hoãn thì chúng tôi phải chấp nhận. Tôi rất băn khoăn trước quyết định của TANDTC?!. Anh em chúng tôi dưới này khổ lắm chỉ được làm theo thẩm quyền mà thôi. Việc của chúng tôi là chỉ đạo anh em Chi cục thi hành án dân sự làm theo nghiệp vụ và việc nắm bắt hoàn cảnh nhà ông Gia thì Thi hành án Hạ Long phải nắm rõ, nếu muốn biết rõ lý do thì cứ lên TANDTC mà hỏi…?!”. Theo Dantri
Cụ già ốm o quật ngã tên cướp lực lưỡng giữa đêm vắng
Kế hoạch tấn công nhà trọ Nhựt Tân (xã Đông Thạnh, huyện Cần Guộc, tỉnh Long An) của nhóm cướp người địa phương phá sản ngay phút đầu tiên. Thấy tên cướp cao lớn khỏe mạnh chỉ sau vài giây thúc thủ trước ông già tuổi "thất thập cổ lai hi" dáng vẻ ốm yếu, những tên đồng bọn hoảng loạn "chạy té khói".
Ông già "tay không bắt giặc" bên hiện trường.
Khách trọ bất lịch sự
2 giờ khuya một ngày giữa tháng 8/2012, ông Nguyễn Á Đông (SN 1941, chủ nhà nghỉ Nhựt Tân) đang thiu thiu ngủ thì nghe thấy tiếng chuông cửa dồn dập. Ông vội vơ chiếc áo khoác lật đật đi ra khi bên ngoài, tiếng chuông cửa vẫn ầm ĩ không ngớt.
Cho thuê nhà nghỉ cả chục năm nay, cũng tiếp xúc với đủ hạng khách nhưng khi đó ông không khỏi khó chịu. "Thật mất lịch sự, đêm khuya muốn gọi thì cứ nhấn 2 - 3 tiếng chuông rồi buông tay ra, chứ ai lại gí nguyên ngón tay vào chuông đến cả phút khiến nó rú lên như tiếng chuông cứu hỏa", ông lão nhớ lại.
Ra mở cổng, nhìn qua khe cửa, dưới ánh điện ở cổng mờ mờ, ông lão thấy một thanh niên cao lớn, đeo khẩu trang đứng ngay trước cổng. Trả lời câu hỏi: "Cậu thuê phòng nghỉ à?", người lạ mặt trả lời ngắn gọn: "Dạ". Trong khi mở khóa, ông chủ nhà nghỉ liếc nhìn sang bên trái phía trụ cổng còn thấy một thanh niên khác đang ngồi trên xe quay lưng về phía mình.
Ông thoáng nghĩ: "Đêm khuya mà người thì bịt mặt, người thì ngồi trên xe máy quay lưng về phía chủ nhà, bọn trẻ này thật bất lịch sự". Nhận thấy cái liếc mắt có phần cảnh giác của ông, cậu thanh niên đeo khẩu trang nhanh nhảu: "Chỉ một mình tôi thuê phòng thôi, thằng kia đi về".
Khi chiếc khóa vừa được mở, cánh cổng vừa hé ra thì gã thanh niên nhanh như cắt nhảy vọt ra phía sau ông. Hắn dùng tay phải khóa chặt cổ ông, tay kia gí sát một con dao vào cổ ông, gằn giọng: "Lão già, đưa hết tiền đây không tôi đâm chết".
Những giây đầu tiên ông khá bất ngờ, khi kịp hiểu ra sự việc thì cánh tay như giọng kìm của tên cướp đã chẹn chặt cổ, ông còn cảm nhận được cả lưỡi dao lạnh ngắt đang chạm vào da mình. Nhưng kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn khiến ông nhanh chóng lấy được bình tĩnh, ôn tồn: "Được rồi, được rồi, muốn tiền tao đưa cho, việc gì mày làm dữ vậy".
Thấy ông lão có vẻ "biết điều", lại xét về "thực lực" giữa gã và ông lão gầy ốm nên tên cướp có vẻ yên tâm, tuy không bỏ tay ra nhưng vòng tay đang kẹp chặt cổ cũng có phần hơi lỏng. Chỉ đợi có thế, nhanh như chớp tay trái ông nắm chặt lấy cổ tay cầm dao của tên cướp, chân phải lùi lại sau làm tên cướp mất đà phải buông cánh tay đang kẹp cổ nạn nhân. Lúc đó khuỷa tay phải của ông đã kịp thời thúc mạnh vào ngực hắn.
Chỉ trong khoảng 10 giây bằng 3 động tác chính xác, hoàn hảo, nhanh như chớp giật, ông lão đã loại bỏ được cả tay cầm dao, tay kẹp cổ của đối tượng, còn giáng cho hắn một cú đau điếng vào ngực. Tên cướp bị đau, nhưng khi đó cậy sức thanh niên, hắn nhịn đau chứ chưa chịu buông dao.
Ông lão tiếp tục xoay người bẻ quặt tay cầm dao của tên cướp khiến con dao văng nền gạch khô khốc. Cú xoay điệu nghệ tiếp theo, ông đá vào khuỷu chân phải của tên cướp khiến hắn ngã quỵ xuống đất. Vậy chỉ là bằng 5 chiêu ra đòn trong thời gian chưa đầy nửa phút, ông lão ở tuổi "xưa nay hiếm" chẳng những biến nguy thành an, mà còn hạ đo ván tên cướp. Vừa lúc đó, ông nghe thấy tiếng hai chiếc xe máy đồng loạt rồ ga bỏ chạy.
Băng cướp "non gan"
Ông lão khi ấy ung dung khóa tay, giải "chiến lợi phẩm" vào nhà. Lúc này tên cướp mới hoàn hồn, hắn làu bàu: "Tôi chỉ đùa thôi, ông già làm gì mà nặng tay dữ vậy". Ông chủ cười hà hà: "Giữa đêm khuya mày kề dao vào cổ người khác mà đùa à?. Không phải tao có võ thì đã lãnh con dao của mày rồi". Đến khi khua các con dậy, mọi người mới bàng hoàng biết nhà mình vừa bị cướp.
Khi công an xã đến hiện trường giải đối tượng về trụ sở, tên cướp khai nhận hắn là Phạm Trọng Tính (SN 1996, ngụ xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc), còn 3 đối tượng đồng phạm khác chờ hắn ở cổng, trong đó có đối tượng Trần Thế Ngọc (SN 1993).
Cơ quan điều tra xác định Tính là thành viên của một băng cướp có hơn 10 đối tượng. Trong mấy tháng vừa qua, băng nhóm này đã gây ra rất nhiều vụ trộm cướp trên địa bàn: Nhẹ thì trộm chó câu gà để ý thấy nhà nào hớ hênh là bọn chúng vượt tường khoắng sạch đồ... Hàng đêm chúng rà xe đi "tuần", thấy người nào đi đường là chúng nửa xin nửa cướp, trấn sạch tiền và tài sản của họ.
Nhiều người buôn bán đêm, đi lấy hàng rau hay thực phẩm ở các chợ đầu mối đã bị chúng cướp hết cả vốn liếng. Táo tợn, trắng trợn, nhóm cướp thường ỉ số đông, lại tấn công nạn nhân vào lúc đêm khuya nên hầu như không nạn nhân nào dám chống trả chúng. Thấy "làm ăn" quá dễ dàng, băng cướp này liều lĩnh bàn nhau xông thẳng vào nhà nghỉ để làm một "mẻ" lớn nhưng không may chúng đã gặp "cao thủ".
Khi bắt được Trần Thế Ngọc, trả lời câu hỏi hỏi: "Được phân công "hỗ trợ" mà sao cả 3 tên lại bỏ chạy", tên cướp thật thà: "Đứng ở ngoài thấy ông già có võ lợi hại quá nên cả 3 không ai dám xông vào, thấy thằng Tính bị bắt thì sợ quá nên bỏ chạy". Ông lão cười: "Đúng là bọn này chỉ ỉ đông ăn hiếp những người yếu hơn chúng. Gặp người mạnh hơn thì chúng nhát như thỏ đế, tôi có mà là đại võ sư nhưng nếu bốn thằng thanh niên quây, lúc đó tôi cũng chịu thua".
Kinh nghiệm bắt cướp "đầy mình"
Tưởng ông là một "đại võ sư ở ẩn", ai ngờ ông lão miệt vườn thật thà: "Tôi có phải võ sư võ siếc gì đâu. Năm 30 tuổi tôi phiêu dạt ra Bình Định vài năm, thời gian đó có học được vài chiêu võ tự vệ. Thế võ mà tôi dùng lúc bắt thằng chỉ là thế tay không đấu với binh khí trong võ Bình Định".
Cách đây 10 năm, khi gia đình còn làm nghề buôn bán trên ghe ở sông, ông cũng một lần "tay không bắt giặc". Đêm hôm đó, các con và vợ ông đã ngủ say ở dưới khoang thuyền, riêng ông ngủ trên mui để coi đồ. Khoảng 3h đêm nghe thấy tiếng động, mở mắt ra ông thấy 3 thanh niên lạ mặt đang khuân hàng từ thuyền nhà mình sang ghe của bọn chúng.
Biết gặp nhóm trộm, ông bật dậy vơ lấy chiếc dầm (mái chèo) quát lớn, đứng vững ở thế thủ. Ba tên trộm bị bất ngờ nhưng thấy một ông lão trơ trọi đứng ở cuối thuyền thì bọn chúng cười khẩy coi thường, một tên nhảy ngay sang ghe bọn chúng lấy 3 chiếc dầm đưa cho hai đồng bọn còn lại. Ba tên trộm, khi ấy đã thành 3 tên cướp lừng lững tiến đến bao vây chủ thuyền.
Bất thình lình, ông già gày gò đó hú lên một tiếng rồi cây dầm trên tay ông xoay tít mù khiến nhóm cướp không thể lại gần, còn phải dần dần lùi lại khi "mưa gậy" tiến đến. Một đối tượng liều lĩnh lao vào ông định quyết chiến, phóng chiếc dầm trên tay hắn vào người ông nhưng hung khí này bị ông đánh bật ra xoay tít, rơi tõm xuống sông. Nhóm cướp thấy ông già dũng mãnh, cả 3 tên đồng loạt nhảy xuống ghe của mình hộc rốc bỏ trốn.
Nhớ lại những kỉ niệm trong đời mình, "ông già gân" chân thành: "Mỗi người nên cố gắng học một môn võ, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa để phòng thân. Tôi mấy chục năm nay không hề động tay động chân với ai, nhưng khi hữu sự có thể bảo vệ được mình và gia đình là tốt rồi".
Rồi ông cười khà khà: "Bọn cướp hung hãn, nhưng khi gặp người dám chống lại nó là chúng sợ liền". Cái khí chất cứng cỏi, hào sảng ở ông lão tuổi thất thập khiến người ta nể phục.
Theo VNE
Giết người vì nợ 1 triệu đồng: Nỗi đau người ở lại Ánh chết là hết nhưng những người đang sống dựa vào Ánh giờ biết phải làm sao? Vợ Ánh cũng vừa chết sau khi sinh đứa con đầu lòng, đứa con trai nhỏ chưa đầy tám tháng tuổi cùng với người mẹ già của Ánh nằm liệt giường và người cha có chút vấn đề về thần kinh... Mâu thuẫn chỉ bởi một...