Nhật đã ngăn chặn được rò rỉ phóng xạ ra biển
Sáng nay 6.4, các kỹ sư tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã thành công trong việc ngăn chặn rò rỉ phóng xạ từ nhà máy ra biển.
Đây là bước đột phá lớn nhất trong việc đối phó với thảm hoạ hạt nhân kể từ sự cố Chernobyl (Ukraine) đến nay.
Phát ngôn viên của TEPCO cho hãng tin Reuters biết mức độ rò rỉ phóng xạ đã giảm dần vào ngày qua 5.4 sau khi công ty này sử dụng một khối lượng lớn (khoảng 1.500lít) thuỷ tinh lỏng, các chất làm rắn và cả… mùn cưa, giấy báo để ngăn chặn sự rò rỉ này.
Trong đó thuỷ tinh lỏng được phun lên nền đất của khu vực ven biển quanh vị trí đặt hầm chứa lò phản ứng số 2 – nơi xuất phát của việc rò rỉ phóng xạ từ khối lượng nước biển trong hầm ngấm vào đất và ra biển từ ngày 2.4.
Video đang HOT
Các kỹ sư Nhật giờ phải đối phó với vấn nạn mới, là giải quyết thế nào với 60.000 tấn nước biển đã dùng làm mát các lò phản ứng, giờ đều bị nhiễm xạ.
Họ buộc phải bơm ra biển 11.500 tấn nước vì hết chỗ chứa và cam đoan rằng lượng nước này không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Theo Yahoo
Hơn 190 người nhiễm phóng xạ ở Nhật
Lo ngại nguy cơ thảm họa hạt nhân như vụ Chernobyl. Thủ tướng Nhật bị chỉ trích phản ứng chậm chạp. Sau động đất và thảm họa sóng thần, bóng ma rò rỉ phóng xạ đang ám ảnh nước Nhật.
Phóng xạ phát tán hẹp
Theo thông tin chính thức từ Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật và Cơ quan Quyền lực an toàn hạt nhân quốc tế, vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật ở mức nguy hiểm cấp 4 trong thang bảy cấp quốc tế.
So với tai nạn hạt nhân ở đảo Three Miles thuộc Pennsylvania (Mỹ) năm 1979 ở mức nguy hiểm cấp 5, vụ nổ của Nhật ở mức thấp hơn nên mức độ phát tán phóng xạ cũng sẽ hẹp hơn và chỉ mang tính cục bộ.
Ngay tại hiện trường nhà máy Fukushima số 1 phát nổ, chỉ người dân trong bán kính 20 km mới di tản. Hơn nữa vụ nổ này chỉ là nổ lớp bên ngoài chứ không phải nổ từ trong nhà lò hạt nhân nên chỉ rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài chứ không phát tán xa.
Hãng tin Kyodo (Nhật) đưa tin trong ngày 13-3 có thêm 190 người nhiễm phóng xạ trên mức cho phép từ nhà máy Fukushima số 1. Hôm 12-3 chỉ có ba ca.
Một Chernobyl thứ hai?
Ngày 13-3, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế thông báo tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại nhà máy điện hạt nhân thứ hai ở Nhật (nhà máy điện hạt nhân Onagawa).
Trong cuộc họp báo khẩn cấp sáng cùng ngày, Chánh Văn phòng Nội các Yukio Edano thông báo hơi nước có phóng xạ từ lò phản ứng số 3 (nhà máy Fukushima số 1) có thoát ra nhưng Công ty Tokyo Electric Power đã sử dụng nước biển và acid boric để bơm vào làm mát lò và mức phóng xạ đã giảm.
Hai nhà máy Fukushima số 1 và số 2 đều có mỗi nhà máy ba lò phản ứng bị hỏng hệ thống làm mát.
Các chuyên gia hạt nhân của Mỹ đều tỏ ra lo ngại. Nhà vật lý Ken Bergeron nhận xét tại nhà máy Fukushima số 1, cấu trúc bảo vệ phóng xạ chắc chắn hơn ở Chernobyl nhưng lại mỏng manh hơn ở đảo Three Miles, do đó khó dự báo điều gì sẽ xảy ra (*).
Ông Peter Bradford, nguyên giám đốc Ủy ban Giám sát hạt nhân Mỹ, nhận định tình hình tương tự như Chernobyl có thể xảy ra. Ông Joseph Cirincione phụ trách Quỹ Ploughshraes nhận xét nguyên tố caesium có trong hơi nước thoát ra cho thấy phản ứng hợp nhất hạt nhân từng phần đang diễn ra. Ông cũng trách cứ chính phủ Nhật đã cung cấp thông tin không đầy đủ và mâu thuẫn.
Tuy nhiên, người phát ngôn Hiệp hội Hạt nhân thế giới Ian Hore-Lacy phát biểu lạc quan hơn rằng nguy cơ hợp nhất hạt nhân hay nổ hạt nhân đang giảm từng giờ cho đến lúc các thanh hạt nhân lạnh lại.
Người dân xếp hàng nhận lương thực ,thực phẩm sau trận động đất ở Shiogama, tỉnh Miyagi ngày 13-3
Sắp động đất 7 độ Richter?
Ngày 13-3, nhật báo Yomiuri (lớn nhất ở Nhật) đã đăng bài bình luận chỉ trích chính phủ Nhật đã phản ứng quá chậm.
Lúc nhà máy Fukushima số 1 bị nổ, phóng xạ đã rò rỉ nhưng chính phủ vẫn khẳng định mức phóng xạ rất thấp. Thời gian đi đến quyết định mất năm giờ sau vụ nổ. Sau cùng chính phủ phải thừa nhận có xảy ra hợp nhất hạt nhân.
Bản đồ sóng thần lan tỏa sang châu Mỹ
10.000 người chết theo công bố của cảnh sát Nhật ngày 13-3. Hàng chục ngàn người vẫn mất tích. 200.000 người trong bán kính 20 km từ hai nhà máy Fukushima số 1 và số 2 đã sơ tán.
Phóng xạ phát tán trong không khí nhưng không có gì cho thấy phát tán với số lượng lớn. Việc này cơ bản khác với tai nạn ở Chernobyl. Thủ tướng Nhật NAOTO KAN tuyên bố ngày 13-3
Nhật báo Asahi Shimbun cũng chỉ trích chính phủ quá chậm vì tối 12-3 mới mở rộng phạm vi an toàn quanh nhà máy ra đến 20 km và ra lệnh sơ tán dân. Báo Mainichi cho rằng TEPCO có thể đã không chuẩn bị đầy đủ các phương án dự phòng rò rỉ phóng xạ.
Tính đến ngày 13-3 đã có 275 dư chấn xảy ra sau động đất. Cơ quan Khí tượng Nhật cho biết cường độ động đất mạnh tới 9 độ Richter chứ không phải 8,9 độ. Cùng ngày, Đại sứ quán Pháp tại Nhật đã yêu cầu công dân Pháp tránh xa vùng Kantô ở ngoại ô Tokyo vì Cơ quan Khí tượng Nhật dự báo động đất mạnh 7 độ sẽ xảy ra. Khả năng này chính xác 70% trong ba ngày và 50% trong những ngày sau đó.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã chỉ thị tăng số binh sĩ cứu hộ từ 50.000 lên 100.000 quân. Đây là một trong những chiến dịch cứu hộ, cứu nạn quy mô nhất lịch sử Nhật.
Ngày 13-3, Bộ Ngoại giao Nhật cho biết đã có 69 nước và năm tổ chức quốc tế đề nghị giúp đỡ Nhật. Các đội cứu hộ của Mỹ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Hungary, Hàn Quốc, Anh đã đến Nhật. Tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ đã cập đảo Honshu. Tám tàu chiến Mỹ đang trên đường đến Nhật. Mỹ đã điều động 11 tàu chiến và nhiều máy bay tại Nhật tham gia cứu hộ cùng gần 200 máy bay và 45 tàu chiến của Nhật.
Ngày 13-3, hàng không ở Nhật vẫn ngưng trệ. Hệ thống viễn thông và sóng truyền hình tại khu vực động đất gần như tê liệt. Chính phủ thông báo sẽ chi 200 tỉ yen cho công tác cứu trợ. Bộ Công nghiệp cảnh báo miền đông và vùng tây bắc có thể sẽ thiếu điện. Theo nhà địa vật lý Richard Gross thuộc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), động đất ở Nhật đã đẩy toàn bộ đảo Honshu dịch chuyển 2,4 m. Ngoài ra, trục Trái đất cũng bị dịch chuyển 25 cm nên ngày ngắn lại khoảng 1,8 phần triệu giây.
Chưa có thông tin người Việt bị nạn
Theo TTXVN, sáng 13-3, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã họp khẩn cấp về tình hình người Việt sau thảm họa động đất và sóng thần. Đại sứ Nguyễn Phú Bình xác nhận chưa có thông báo nào về người Việt thương vong. Đại sứ đã chỉ đạo tích cực thu thập thêm thông tin và sẽ đề nghị các địa phương của Nhật bị thiệt hại hỗ trợ công dân Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Thanh niên-sinh viên Việt Nam tại Nhật (VYSA) đã kêu gọi gia đình sinh viên đang theo học ở các tỉnh bị thảm họa cung cấp thông tin qua trang web www.vysajp.org.
(*) Thảm họa rò rỉ hạt nhân xảy ra ở Chernobyl (Ukraine) năm 1986 và trên đảo Three Miles ở Pennsylvania (Mỹ) năm 1979.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Đã phát hiện phóng xạ trong không khí tại Việt Nam Trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện phóng xạ trong không khí với hàm lượng rất nhỏ. Cơ quan chức năng khẳng định lượng phóng xạ này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chiều 28/3 trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật...