Nhật Cường đã được Hà Nội ‘chọn mặt gửi vàng’ ra sao?
Nhiều người bất ngờ bởi doanh nghiệp Nhật Cường được biết đến với những bước phát triển thần tốc, dù ‘tuổi đời’ non trẻ nhưng thường xuyên được lãnh đạo Hà Nội tín nhiệm giao dự án.
Công an khám xét tại cửa hàng của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ở phố Lý Quốc Sư ngày 9.5, thu giữ nhiều thùng tài liệu ẢNH: TRẦN CƯỜNG
Thông tin Bộ Công an đồng loạt khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (TP.Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ bởi doanh nghiệp này được biết đến với những bước phát triển thần tốc, dù “tuổi đời” non trẻ nhưng thường xuyên được lãnh đạo Hà Nội tín nhiệm giao dự án.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trong hôm qua, các lực lượng thuộc Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (TP.Hà Nội). Việc khám xét diễn ra từ sáng với sự tham gia của hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng.
Đến đầu giờ chiều cùng ngày, tại cửa hàng điện thoại Nhật Cường (33 Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm và C4 Giảng Võ, Q.Ba Đình), cảnh sát đã thu giữ nhiều thùng tài liệu, đồ vật có liên quan. Vào thời điểm lực lượng chức năng khám xét, nhiều cửa hàng điện thoại Nhật Cường trên các phố: Xuân Thủy, Láng Hạ, Chùa Bộc… (Hà Nội) bất ngờ đóng cửa.
Nhật Cường Software trúng thầu và được chỉ định thầu nhiều dự án công trực tuyến của Hà Nội
Đến khoảng 22 giờ 30, lực lượng chức năng mới hoàn tất việc khám xét tại trụ sở chính của Công ty Nhật Cường ở số 7 Trần Phú, Q.Ba Đình, Hà Nội.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, việc công an khám xét tại Công ty Nhật Cường có liên quan đến hành vi buôn lậu và trốn thuế. Tuy nhiên, một lãnh đạo Bộ Công an cho biết sẽ tập hợp thông tin vụ việc để cung cấp cho báo chí trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong sáng qua, lực lượng thuộc Bộ Công an đã khám xét nhà riêng một lãnh đạo Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường tại đường Hoàng Hoa Thám, Q.Ba Đình.
Phát triển “thần tốc”
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường được biết đến là doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động và thiết bị công nghệ. Được thành lập năm 2001 với tiền thân là một cửa hàng sửa chữa điện thoại ở 33 Lý Quốc Sư, chỉ trong một thời gian, Nhật Cường nổi lên với chuỗi 9 cửa hàng bán lẻ điện thoại mang thương hiệu “Nhật Cường Mobile” tọa lạc tại các vị trí đắc địa của Hà Nội.
Ngoài ra còn có một trung tâm bảo hành được cho là lớn nhất khu vực phía bắc và một trung tâm ERP (viết tắt của cụm từ: Enterprise Resource Planning; tạm dịch: Hệ thống hoạch định tài nguyên DN tổng thể) tại TP.HCM.
Cửa hàng của Nhật Cường ở Hà Nội đóng cửa ngày 9.5
Theo nội dung công bố thay đổi thông tin đăng ký DN mới nhất, tính đến ngày 4.5, công ty này có vốn điều lệ 38 tỉ đồng. Trong đó có hai cổ đông chính là ông Bùi Quang Huy (góp 90%) và 10% còn lại do ông Trần Ngọc Ánh góp vốn. Buôn bán, sửa chữa điện thoại chỉ là một mảng nhỏ của công ty.
Còn theo thông tin từ Tổng cục Thuế, ông Huy cũng là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software).
Thông tin giới thiệu trên website “Nhật Cường Software” cho biết tiền thân là một trung tâm công nghệ thông tin của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Được thành lập và hoạt động chính thức từ 2016 nhưng Nhật Cường Software đã trúng thầu nhiều dự án lớn về công nghệ của Hà Nội như: cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm lưu trú trực tuyến, phần mềm hộ chiếu online, đặc biệt là giải pháp dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp…
“Ông trùm” các dự án công trực tuyến Hà Nội
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, Hà Nội đặt mục tiêu đến 2020 trở thành thủ đô thông minh, đứng đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin. Số vốn dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2015 – 2020 lên tới chục nghìn tỉ đồng. Bộ mặt tương lai của chính quyền điện tử thủ đô được định hình gồm: trung tâm dữ liệu nhà nước, mạng diện rộng (WAN), cổng giao tiếp điện tử TP… Dù chưa có kinh nghiệm lâu năm trên “bản đồ” các DN ngành công nghệ, nhưng Nhật Cường Software đã trúng thầu và được chỉ định thầu nhiều dự án quan trọng.
Cụ thể, ngày 6.12.2016, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định 6699/QĐ-UBND với nội dung “Thuê dịch vụ cung cấp phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, triển khai dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng điều hành, phục vụ công dân, DN”, thuộc chương trình Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP.Hà Nội năm 2016 (đợt 2). Theo đó, tổng giá trị phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm 1 gói thầu trị giá 10,7 tỉ đồng. Đáng chú ý, hình thức lựa chọn nhà thầu cho hạng mục này là “chỉ định thầu”. Và theo Văn bản số 2847/UBND-KGVX, ngày 12.6.2017 của Hà Nội, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường chính là đơn vị được Hà Nội “chọn mặt gửi vàng”.
Tương tự, từ tháng 3.2017, Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera an ninh ở 2 phường: Bồ Đề và Gia Thụy của Q.Long Biên. Đến nay, quận đã lắp đặt hàng trăm camera phủ khắp các tuyến đường, khu dân cư trên trên địa bàn 14 phường; mỗi camera trị giá khoảng 5 triệu đồng; tổng số tiền đầu tư tương đương khoảng 1,1 tỉ đồng. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường cũng được chỉ định thầu để thực hiện dự án thí điểm này.
Chưa hết, Nhật Cường còn cung cấp những phần mềm cực kỳ quan trọng liên quan đến bảo mật, an ninh của lực lượng Công an Hà Nội. Có thể kể như: Phần mềm quản lý tội phạm (cho phép quản lý tiền án, tiền sự của từng cá nhân; xuất báo cáo thống kê theo từng địa bàn; tăng hiệu quả quản lý và độ chính xác cho nguồn nhân lực phụ trách quản lý tội phạm); Phần mềm lưu trú nhằm giải quyết bài toán đăng ký và quản lý lưu trú cho công an, thay thế phương thức đăng ký lưu trú truyền thống; Cơ sở dữ liệu dân cư cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu gồm hơn 7 triệu người cho Công an Hà Nội dễ dàng tìm kiếm, theo dõi và thêm mới; tích hợp với các giải pháp của Nhật Cường Software ( sức khỏe, hộ tịch…) cho phép chiết xuất dữ liệu.
Sản phẩm liên tục bị lỗi
Bên cạnh đó, Nhật Cường Software cũng triển khai phần mềm Dịch vụ công trực tuyến (eSAM). Đây là dịch vụ hành chính công của Hà Nội được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khắp các xã, phường trên môi trường mạng và được chia thành 4 cấp độ. Tuy nhiên, các phần mềm này khi triển khai từng dính nhiều lỗi.
Theo báo cáo của Q.Bắc Từ Liêm, từ cuối tháng 8.2017 đến hết tháng 9.2017, phần mềm eSAM của công ty này thường xuyên dính lỗi load form (tải mẫu văn bản), lỗi xác nhận bảo mật, cán bộ thường xuyên phải khởi động lại phần mềm mới tiếp tục thực hiện được. Trong lĩnh vực tư pháp, vốn đã được “trực tuyến” hóa 100%, thì số cấp bản sao trích lục hộ tịch trong sổ in không theo thứ tự; trong sổ cấp trích lục có dữ liệu nhưng khi in bản sao trích lục chỉ cập nhật được ngày hiện tại, không cập nhật được số mới…
Liên quan đến phần mềm Quản lý bệnh viện toàn diện, trong đó có hồ sơ sức khỏe cá nhân, dự án này khi thí điểm chưa được nghiệm thu phải tạm dừng. Chi phí vận hành tại một số địa phương quá tốn kém khi mỗi quận, huyện phải cần hàng trăm máy tính nhập dữ liệu. Điều đáng nói, chất lượng phần mềm này quá thấp; được viết ra chỉ để lưu giữ thông tin cá nhân (họ tên, chỉ số kết quả các xét nghiệm chụp chiếu cơ bản, cân nặng chiều cao…). Trong khi đó, những thông số này thì hầu như ai cũng đã có sẵn và đã lưu giữ trong các phần mềm máy tính tại các cơ sở y tế mà họ từng đến khám.
Trong lĩnh vực giáo dục, từ tháng 8.2016, Sở GD-ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công ty giải pháp phần mềm Nhật Cường xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục và sổ điểm điện tử. Song thời gian đầu khi đưa vào sử dụng, rất nhiều giáo viên, nhân viên được giao phụ trách phần mềm học bạ điện tử ở các trường đã lên tiếng phàn nàn về lỗi hệ thống của phần mềm này. Không ít người cho biết họ cảm thấy ức chế vì liên tục gặp rắc rối khi xử lý thông tin của học sinh trên hệ thống. Đáng nói hơn, những lỗi này lặp đi lặp lại trong khi phía cung cấp phần mềm thường rất chậm khắc phục.
Theo TNO
CĐM rủ nhau report 1 sao Viettel sau vụ làm mất iPhone của khách còn thách thức: "Muốn làm gì, kiện cáo gì thì tuỳ"
Sau vụ việc Viettel làm mất chiếc iPhone của khách hàng lại còn lớn tiếng thách thức đã khiến cộng đồng mạng rất bức xúc và đã kêu gọi một lực lượng lớn người vào để cùng nhau vote 1 sao vì thái độ làm việc của nhân viên.
Như được biết giao nhầm hàng, làm hư hỏng và mất đồ của khách... là những điều mà khách hàng thường xuyên phản ánh về dịch vụ của Viettel Post. Thậm chí, Viettel Post cũng đã từng phải đóng cửa 1 chi nhành vì nhân viên quăng quật đồ của khách.
Khi không có khả năng, thời gian và điều kiện vận chuyển một món đồ đến một địa chỉ khác, dịch vụ chuyển phát là điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến. Khi ấy, họ đặt tất cả niềm tin vào nơi mà họ đã lựa chọn để gửi đồ.
Tuy nhiên, trái với mong muốn và niềm tin của khách hàng, nhiều công ty, dịch vụ chuyển phát lại thường xuyên mắc lỗi khiền khách hàng chỉ biết "lắc đầu ngao ngán". Và, Viettel Post là 1 ví dụ điển hình.
Mới đây, người dùng Facebook tên N.H vừa đăng bài tố giác Viettel Post làm ăn như giang hồ.
Được biết N.H là chủ 1 cửa hàng điện thoại có tiếng ở TP.HCM.
Anh H. cho biết rằng Viettel Post làm mất điện thoại mà anh gởi cho khách hàng qua dịch vụ của hãng.
Sau đó, bên phía Viettel làm việc với anh, nhưng chỉ hẹn tới hẹn lui, cuối cùng lại trả lời anh như sau: "Anh H. muốn làm gì thì làm hay kiện cáo hay tố cáo thì tuỳ".
Anh cũng cho thêm thông tin là máy điện thoại của anh gởi cho khách hàng có bảo hiểm, có ghi giá trị rõ ràng khi gởi đi. Vậy mà đến khi xảy ra sự cố, phía Viettel lại "nhây" và làm việc kiểu giang hồ như vậy.
Sau bài đăng, có rất nhiều người cũng bất bình với cách làm việc, chăm sóc khách hàng của Viettel:
Sau khi vụ việc Viettel làm mất iPhone của khách hàng còn lớn tiếng thách thức thì đội quân hùng hậu chuyên đi vote 1 sao đã ngay lập tức đã được kêu gọi, quả này thì Viettel ăn đủ với đội quân này rồi đây, không biết họ sẽ xử lý vụ này sao đây.
Được biết, đây cũng không phải lần đầu Viettel làm như vậy với khách hàng, cùng nhìn lại những "phốt" của dịch vụ này:
Giao nhầm hàng và yêu cầu khách hàng tự giải quyết với nhau
Mới đây nhất là trường hợp của chị N.P.L (Cầu Giấy, Hà Nội), theo chị L phản ánh, chị có sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CPN Viettel Post để chuyển một gói hàng có chứa chiếc đồng hồ do chính chị đặt mua đến đích danh địa chỉ nơi chị sinh sống.
Tuy nhiên, khi nhận được gói hàng, chị L. 'tá hỏa' vì đó không phải là gói hàng của chị bởi ngay từ bên ngoài gói hàng địa chỉ và số điện thoại đều không đúng so với chị cung cấp trước đó.
Gói hàng Viettel Post chuyển đến không phải tên và địa chỉ của chị N.P.L
Sau đó, nhiều ngày trôi qua tính từ thời điểm chị L. đặt mua chiếc đồng hồ, chị và gia đình vẫn chưa nhận lại được món hàng theo đúng yêu cầu. Sự việc kể trên khiến chị L. cùng gia đình vô cùng bức xúc đặt ra nhiều nghi vấn trong việc nhân viên chuyển phát của công ty này đã thiếu trách nhiệm trong việc giao nhận hàng.
Chị L. cho biết, mới đây chị có nhận được điện thoại của một nhân viên tự xưng là người của bên Công ty Viettel Post gọi đến hỏi về gói hàng bị nhầm lẫn địa chỉ. Chị có thắc mắc tại sao giờ này món hàng mà chị đã đặt mua lại không đến đúng địa chỉ gia đình chị mà thay vào đó lại là một thứ sản phẩm lạ hoắc kèm theo tên người nhận là một khách hàng nam giới. Tuy nhiên, thay vì đến tận nơi để giải quyết, nhân viên này đã yêu cầu 2 bên khách hàng bị nhầm lẫn tự giải quyết với nhau.
Đóng cửa chi nhánh vì nhân viên quăng quật đồ của khách
Vào khoảng tháng 5/2017, mạng xã hội lan truyền đoạn video một nhân viên Viettel Post chi nhánh Nam Định ném bưu phẩm của khách hàng lên xe khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Ngay sau khi clip được đăng tải, đoạn video đã được lan truyền 1 cách chóng mặt bởi nhiều người nói rằng, họ đã từng gặp trường hợp tương tự.
Để cảnh cáo nhân viên cũng như xoa dịu dư luận, lãnh đạo Viettel Post đã chính thức ra lệnh đóng cửa Trung tâm khai thác tại Nam Định.
Viettel Post buộc phải đóng cửa chi nhánh Nam Định vì bị lộ clip nhân viên quăng quật đồ của khách
Được biết, quyết định "khai tử" Trung tâm khai thác Nam Định từ ngày 15/5/2017, đây là lần đầu tiên trong gần 20 năm hình thành và phát triển, Viettel Post thực hiện đóng cửa một Trung tâm khai thác do làm sai quy trình nghiệp vụ, đi trái với tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp.
Làm mất, hư hỏng đồ... và đổ lỗi cho khách hàng
Vào khoảng tháng 1/2016, anh T. A (Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi đến Bưu cục Trường Chinh (số 96 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) gửi một điện thoại Iphone 6 vào địa chỉ ở quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) nhưng sau hơn 3 tháng, chiếc điện thoại không đến được địa chỉ người nhận.
Khi biết sự việc, anh T.A đã trực tiếp đến Bưu cục Trường Chinh thắc mắc khiếu nại nhưng nhận được sự thờ ơ, chậm trễ, có thái độ không hợp tác. Ngay sau đó, anh T. A đã viết những bức xúc của mình trên mạng xã hội.
Thông tin anh T. A viết trên mạng xã hội lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Ngay sau đó, phía Viettel Post buộc phải bồi thường thiệt hại cho anh T. A.
Cũng theo anh T. A, sau khi làm việc với phía Viettel Post thì được biết chiếc điện thoại của mình bị công an thị trường tịch thu vì công an kiểm tra không có giấy tờ.
Liên quan đến sự việc câu hỏi đang được dự luận đặt ra, tại sao một đơn vị giới thiệu là uy tín như ViettelPost lại có thể "đánh mất" cả chiếc điện thoại mà khách hàng trao gửi? Có hay không hàng gửi qua ViettelPost bị tịch thu như vậy?
Hay 1 trường hợp nhận về đồ đã hỏng khi gửi qua chuyển phát nhanh Viettel Post là anh Trần Bá Nam (32 tuổi, địa chỉ Lý Nhân - Hà Nam). Được biết, vào ngày 10/4/2016, anh sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh của Viettel Post chi nhánh TP. Nam Định để gửi cá kho cho khách hàng tại TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) và TP. Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu).
Trước khi thực hiện dịch vụ, nhân viên của Viettel Post (tổng đài) đã tư vấn cho anh Nam gửi hàng lạnh và chỉ mất 1.5 hoặc cùng lắm 2 ngày (48h) là khách nhận được. Giá cước cho hai bưu phẩm này cũng được tính theo cách gửi hàng lạnh (khoảng 150.000 đồng cho mỗi bưu phẩm).
Sau khi nghe lời tư vấn của nhân viên Viettel Post, anh Nam đã mang hai bưu phẩm tới Viettel Post chi nhánh TP. Nam Định để sử dụng dịch vụ. Tại đây, anh tiếp tục được nhân viên này tư vấn việc chuyển phát nhanh cùng lắm khoảng 1,5 đến 2 ngày là có thể nhận được.
Tuy nhiên, phải tới chiều 12/4, khách hàng của anh Nam mới nhận được các bưu phẩm nói trên.
"Sau khi nhận cá kho từ đường chuyển phát nhanh, khách hàng đã gọi điện lại cho tôi và phản ánh chất lượng sản phẩm. Qua đó, 2 nồi cá kho của tôi đã bị mốc xanh trong quá trình gửi hàng." - anh Nam cho biết.
Bức xúc vì sản phẩm của mình bị hỏng, anh Nam đã phản ánh sự việc tới Viettel Post tuy nhiên anh không nhận được lời giải thích thỏa đáng.
Liên quan tới sự việc, đại diện Viettel Post chi nhánh TP. Nam Định cho biết, sản phẩm hỏng nhiêu khả năng do lỗi của khách hàng.
Theo doisong.fun
Mang bao tải tiền lẻ 2.000 đồng mua điện thoại 23 triệu tặng vợ nhân ngày 8/3 Tuy còn mấy ngày nữa mới đến 8/3 nhưng có vị khách nam "rất tâm lý" đã chuẩn bị sẵn cả bao tải tiền lẻ trị giá 23 triệu để mua điện thoại tặng vợ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Vụ việc hi hữu trên xảy ra tại một cửa hàng điện thoại trên phố Nguyễn Văn Linh (TP Hưng Yên). Theo...