Nhật công khai “Kính chiếu yêu” chặn máy bay Trung Quốc
Ngày 18/06, máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm (AWACS) của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản đã lần đầu tiên xuất đầu lộ diện tại căn cứ Hamamatsu, tỉnh Shizuoka.
Hãng tin tức Nhật Bản Kyodo News ngày 18/06 đưa tin, lần đầu tiên các máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm (AWACS) của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản đã công khai huấn luyện. Đây là thông tin rất bất ngờ vì từ trước đến nay chưa ai thấy được “chân diện mục” của chúng.
Đây là các máy bay của Nhật Bản chuyên đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới “các hành vi xâm phạm không phận” ở khu vực biển Hoa Đông. Từ sau vụ máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản ở Senkaku tháng 12 năm ngoái, các máy bay này đã được điều động đến trấn thủ ở khu vực biển Hoa Đông.
Cuộc huấn luyện được tổ chức ở căn cứ Hamamatsu, tỉnh Shizuoka. Đây là lần huấn luyện công khai lần đầu tiên của loại máy bay này kể từ khi chúng được đưa vào biên chế của lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản năm 2000. Các máy bay AWACS đã cất cánh từ căn cứ Hamamatsu, tiến hành bay tập ở độ cao 2300m tại khu vực biển cách căn cứ 150km về phía tây nam.
Kyodo News cho biết, các máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm được biên chế về Bộ tư lệnh không quân cảnh giới trực thuộc Lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản (Japan Air Self Defense Force – JASDF). Hiện lực lượng này có 2 loại máy bay là máy bay cảnh báo sớm E-2C và máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm AWACS Boeing E-767 và đều đã triển khai giám sát khu vực biển Hoa Đông.
Máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm Boeing E-767
Video đang HOT
4 máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm AWACS Boeing E-767 được hãng Boeing bàn giao cho Nhật Bản trong giai đoạn 1998 – 1999, đến năm 2000 nó chính thức được biên chế trong lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản. Hiện ở căn cứ Hamamatsu đã triển khai 4 chiếc AWACS Boeing E-767.
AWACS (Airborne Warning and Control System) Boeing E-767 có tốc độ tối đa 0,86 Mach, tốc độ bay tuần 0,8 Mach (850km), phạm vi hành trình 5600 hải lý (10.300km), trần bay tối đa 12km, thời gian bay liên tục gần 10h.
Boeing E-767 sử dụng loại radar 3D Doppler AN/APY-2 của hãng Northrop Grumman. Loại radar này làm việc ở tần số 10GHz (bước sóng 10cm) trong dải tần E và F-band, có phạm vi quét là 320 km với tốc độ quét 6 vòng/phút, có khả năng trinh sát trên không vô hướng (360 độ).
Radar 3D Doppler AN/APY-2 trên máy bay hệ thống điều khiển và cảnh báo sớm Boeing E-767 có dạng hình đĩa, đường kính khoảng 9m, có khả năng nhận biết, theo dõi máy bay địch và chỉ huy máy bay bên mình. Do không cần hệ thống kiểm soát mặt đất nên nó được mệnh danh là “Tư lệnh trên không”.
Theo vietbao
Hải quân Mỹ trang bị siêu máy bay trinh sát
Để phục vụ cho chiến lược "tung sức mạnh quân sự" của hải quân, Mỹ đang phát triển các máy bay trinh sát không người lái tiên tiến thế hệ mới; trong đó, máy bay MQ-4C Triton được đánh giá là hạng nhất.
Máy bay trinh sát không người lái MQ-4C Triton được phát triển trong khuôn khổ chương trình Giám sát biển khu vực rộng BAMS (Broad Area Maritime Surveillance), do hải quân Hoa Kỳ ký với Công ty Northrop Grumman (Mỹ) nghiên cứu, chế tạo, với trị giá hợp đồng lên đến hơn 1,2 tỷ USD.
Máy bay không người lái MQ-4C Triton.
MQ-4C Triton là thế hệ máy bay không người lái (UAV) tầm siêu cao, thời gian bay dài, đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát và hỗ trợ cho lực lượng do thám và tuần tra trên biển của Hải quân Mỹ.
Theo Northrop Grumman, MQ-4C Triton được thiết kế dựa trên biến thể của máy bay Global Hawk RQ-4B dùng cho hải quân. Ưu điểm nổi bật của MQ-4C Triton là được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại nhất; trong đó có radar mạng pha chủ động AN/ZPY-3, camera video, các sensor quang-điện tử/hồng ngoại, các phương tiện trinh sát radar, hệ thống nhận dạng tự động AIS và phương tiện tiếp phát.
Máy bay Global Hawk RQ-4B.
Trong hệ thống điều khiển, MQ-4C Triton được trang bị các cảm biến có trường quan sát 360 độ, cảm biến chủ động đa chức năng, cảm biến hồng ngoại/quang-điện tử, bộ thu hệ thống nhận dạng tự động và các thiết bị hỗ trợ điện tử.
Máy bay được trang bị động cơ turbine cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, có thể hoạt động ở độ cao tối đa là 18.000 m và tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu tối đa là 9.950 hải lý, trong 30 giờ. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 14.628 kg, trong khi tốc độ tối đa của máy bay là 357 dặm/h.
Do có tầm bay cao và thời gian hoạt động kéo dài, UAV này có thể thu thập thông tin, trinh sát trong khu vực biển rộng 2,7 triệu dặm, hỗ trợ cho các máy bay P-8A Poseidon và các phương tiện quan sát khác để chuyển tiếp thông tin tình báo trực tiếp đến các chỉ huy hải quân làm nhiệm vụ ở nhiều địa bàn xa.
Cặp đôi máy bay không người lái MQ-4C Triton trên đường băng tại một cơ sở thử nghiệm Northrop Grumman ở Palmdale, California.
Được biết, chiếc MQ-4C Triton đầu tiên đã được thử nghiệm từ tháng 7.2012. Chiếc thứ hai mới được thử nghiệm gần đây trong một chương trình bao gồm đánh giá hoạt động của động cơ, phần mềm của hệ thống điều khiển và sự phối hợp của các phương tiện liên lạc trên khoang với trạm điều phái mặt đất.
Theo tin từ hải quân Mỹ, lực lượng này dự định đưa vào trang bị tổng cộng 68 MQ-4C Triton để sử dụng cùng với 117 máy bay tuần biển P-8A Poseidon mà họ đang mua sắm. Dự kiến, bộ đôi này sẽ cho phép hải quân Mỹ thay thế đội máy bay tuần biển lạc hậu gồm 225 chiếc P-3C Orion và nâng cao khả năng tác chiến biển xa lên gấp nhiều lần. Theo kế hoạch, MQ-4C Triton sẽ được biên chế và tham gia sẵn sàng chiến đấu vào tháng 12.2015.
Theo vietbao
Hải quân Việt Nam phải đủ khả năng tự vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thị sát tàu ngầm Hà Nội (kilo) và nói chuyện với thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện vận hành tàu ngầm ở Kaliningrad. Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm lớp Kilo được ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...