Nhật coi Trung Quốc là mối đe dọa
Báo cáo quốc phòng đầu tiên từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền nói rõ Nhật Bản đang đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng” từ Trung Quốc và Triều Tiên, kêu gọi tăng cường quân sự để đối phó.
Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Abe quay lại nhiệm sở. Ảnh:Reuters
Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản vừa được công bố hôm nay, trong đó thể hiện quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ của Tokyo.
“Có nhiều vấn đề phức tạp và các yếu tố gây mất ổn định môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, một số trong đó ngày càng trở nên hữu hình, cấp tính và nghiêm trọng”, Reuters dẫn nguồn Sách Trắng thường niên của Nhật viết.
“Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực dựa trên những lý lẽ riêng của mình, không phù hợp với trật tự hiện có của luật pháp quốc tế”, báo cáo viết, phản ánh quan điểm của ông Abe và nội các Nhật Bản trong thời gian gần đây.
Video đang HOT
Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và đặc biệt bùng phát từ tháng 9 năm ngoái khi chính phủ Nhật quyết định quốc hữu hóa các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật.
Các tuyên bố trong Sách Trắng của Tokyo có thể gây nên phản ứng mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Trung Quốc vốn đã tức giận với Nhật Bản, coi các bình luận của ông Abe là muốn xóa quá khứ quân phiệt của Nhật Bản “với một giọng điệu thiếu trách nhiệm”.
Nhật Bản đã tăng dần những phát biểu bày tỏ lo ngại về việc Bắc Kinh “mở rộng quân sự”. Trong Sách Trắng năm ngoái, ban hành trước khi căng thẳng về tranh chấp các đảo bùng lên, Nhật Bản cũng đã nhắc đến những đe dọa đối với quân đội Nhật, dựa trên tình hình chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
“Một số hành động của Trung Quốc liên quan đến việc xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản, vi phạm không phận của Nhật Bản, thậm chí có những hành động nguy hiểm có thể gây ra những sự việc bất ngờ, là vô cùng đáng tiếc”, Sách Trắng viết.
Ông Abe trở lại giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ hai sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái, hứa hẹn sẽ làm sống lại nền kinh tế và tăng cường nền quốc phòng của Nhật Bản. Ông cũng dự kiến xem xét sửa đổi hiến pháp hòa bình của nước này từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để chính thức hóa quân đội.
Theo VNE
Trung Quốc chưa đủ "tuổi" thách thức Mỹ - Australia ở Thái Bình Dương
Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật ngày 23/05 có bài viết nhấn mạnh, muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia hãy tìm hiểu "Trung Quốc đang làm gì".
Các quan chức Mỹ từng tuyên bố, hiện Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Gần đây, Thủ tướng Samoa Tuilaepa đã từng biểu thị, đối với các Quốc đảo ở khu vực này thì Trung Quốc là những người bạn tốt hơn Mỹ.
Thế nhưng, các chính trị gia của Mỹ và Australia không thừa nhận điều này, họ cho rằng Trung Quốc không nắm được ưu thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời luận thuyết cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng thách thức địa vị chủ đạo của Mỹ và Australia là không có cơ sở.
Trung Quốc hiện vẫn chưa thể so với Mỹ về vũ khí, trang bị
Trong "Sách trắng quốc phòng 2013", Australia đã từng miêu tả: "Việc một quốc gia châu Á (ám chỉ Trung Quốc) đang dần tăng cường phạm vi ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương đã trở thành một thách thức". Đồng thời, Sách trắng cũng cảnh cáo: "trong tương lai, sự chi viện và giúp đỡ của quốc gia này trở thành một thách thức không nhỏ đối với địa vị của Australia trong khu vực Thái Bình dương".
Muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia phải tìm hiểu xem "Trung Quốc đang làm gì" thì mới hiểu được mục đích ẩn giấu đằng sau nó.
Trung Quốc thường thông qua 3 yếu tố để tăng cường tiếp xúc với các Quốc đảo này. Đó là: Thương mại và đầu tư, viện trợ và ngoại giao và cuối cùng là hợp tác quân sự. Qua phân tích 3 yếu tố này, người Nhật nhận thấy luận thuyết cho rằng Trung Quốc đã đủ lực thách thức địa vị của các quốc gia phương Tây là không có cơ sở.
Tuy giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với các Quốc đảo Thái Bình Dương tăng lên nhiều lần trong 10 năm qua, tổng kim ngạch giao dịch thương mại ước đạt đến 2 tỷ USD, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 của Australia. Về phương diện viện trợ, Trung Quốc cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Australia, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng bành trướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Bài viết cho biết cụ thể, tính riêng về viện trợ quân sự, Trung Quốc cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp quân trang, vũ khí phi sát thương cho một số Quốc đảo và giúp các quốc gia Fiji, Papua New Guinea và Tonga xây dựng các doanh trại mới. Khoản viện trợ này không thấm vào đâu so với số tiền 183 triệu USD mà Australia đã dành cho hợp tác quốc phòng và bảo đảm an ninh khu vực với các quốc gia nằm trên Thái Bình Dương.
Tạp chí "The Diplomat" cho rằng, động lực thực sự thúc đẩy Trung Quốc gây dựng ảnh hưởng ở đây là vấn đề kinh tế, địa vị chủ đạo của Australia chắc chắn sẽ không bị suy giảm bởi sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Theo VNE
Cường quốc quân sự Ấn Độ Ấn Độ đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quốc phòng để trở thành cường quốc quân sự đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc tại châu Á. Đầu tháng này, Hãng tin IANS dẫn lời Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ Samuel J.Locklear tuyên bố Washington ủng hộ New Delhi đóng vai trò lãnh đạo tại Ấn...