Nhật có hạt nhân, Triều Tiên sẽ tắt đài?
Chuẩn đô đốc John Bird của Hải quân Mỹ cho rằng để kiềm chế và giảm mối đe dọa từ Triều Tiên, nên để Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Nhật Bản trong một đợt triển khai đối phó nguy cơ từ Triều Tiên – Ảnh: REUTERS
Trong một buổi tọa đàm do Viện Do thái vì an ninh quốc gia Mỹ tổ chức, vị cựu tư lệnh hải quân khu vực Thái Bình Dương lập luận điều này sẽ giúp Nhật Bản trở thành nhân tố cân bằng tại Đông Bắc Á.
Trong bối cảnh Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân, một nước Nhật được vũ trang hạt nhân thậm chí có thể buộc Trung Quốc rút lại quan điểm đòi Mỹ và Hàn Quốc dỡ bỏ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
“Nhiều người đã cho rằng Mỹ nên đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật đến tây Thái Bình Dương, song song với việc phát đi tín hiệu rằng Nhật Bản không còn lệ thuộc vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ nữa mà đang tự phát triển lực lượng hạt nhân cho chính mình”, báo South China Morning Post (SCMP) ngày 16-8 dẫn lời ông Bird.
Theo ý của chuẩn đô đốc Mỹ, Washington đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ đồng minh Seoul khỏi mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Nhưng sự hiện diện của hệ thống này đã khiến Bắc Kinh khó chịu và nhiều lần phản đối.
Video đang HOT
Nay, nếu thêm chuyện Mỹ đưa lực lượng hạt nhân chiến thuật cộng với chuyện Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ càng thêm lo.
“Những vụ như thế này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nhảy dựng vì đụng tới lợi ích của họ. Nhưng chỉ khi nguy cơ đó ngày càng hiện hữu, Bắc Kinh mới chịu gây sức ép lên Triều Tiên. Đó cũng là một giải pháp ngoại giao sẽ tạo ra sự khác biệt”, ông Bird diễn giải.
Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cũng đã nhắc tới ý tưởng tương tự.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định Washington sẽ còn tiếp tục đưa vũ khí tới Đông Bắc Á để bảo vệ đồng minh nếu các mối đe dọa từ Triều Tiên tiếp tục hiện hữu.
Tôi không quyết định đưa THAAD tới Hàn Quốc để bảo vệ quốc gia này khỏi một mối đe dọa được tạo ra từ trí tưởng tượng. Vấn đề là Triều Tiên. Nếu muốn Mỹ ngừng đưa vũ khí, phải xử lý vấn đề đang tạo ra mối đe dọa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và tất cả nước khác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis
Trong khi đó, ông Stephen Rademaker, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến hạt nhân, cho rằng không có cách nào buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ mục tiêu hạt nhân.
“Họ (Triều Tiên) đã đưa vào các văn bản chính thức, tuyên bố là một quốc gia hạt nhân từ lâu rồi. Hoặc là buộc họ lùi bước, hoặc bắt họ ngồi vào bàn đàm phán nghiêm túc về việc giới hạn năng lực, kiềm chế quy mô lực lượng hạt nhân của họ”, ông Rademaker nêu quan điểm.
Quay trở lại câu chuyện có nên để Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân, giới chuyên môn nhận định ý tưởng này là khả thi về mặt lý thuyết nhưng có thể kéo theo nhiều hệ lụy về địa chính trị tại Đông Bắc Á.
Điều 9 trong Hiến pháp hậu thế chiến II của Nhật Bản cấm Tokyo duy trì năng lực phát động chiến tranh. Tuy nhiên, hồi năm rồi, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố không có điều khoản cụ thể nào trong hiến pháp hòa bình cấm Tokyo sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, theo bao SCMP.
“Nhật Bản gần đây đã tăng cường năng lực phòng thủ và phát triển việc diễn giải kỹ thuật điều 9 trong Hiến pháp. Nó không cấm quốc gia này duy trì năng lực phòng vệ”, một báo cáo của Thư viện quốc hội Mỹ viết.
Theo Tuổi Trẻ
Triều Tiên dọa cho Mỹ "bài học nghiêm khắc" bằng vũ khí hạt nhân
Triều Tiên sẵn sàng dạy cho Mỹ một "bài học nghiêm khắc" bằng lực lượng hạt nhân chiến lược nếu Washington có bất cứ động thái quân sự nào với Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, trong một tuyên bố cung cấp cho truyền thông tại hội nghị an ninh khu vực ở Manila, Philippines hôm nay, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, Triều Tiên sẵn sàng dạy cho Mỹ một "bài học nghiêm khắc".
Thông cáo cũng cho biết, Triều Tiên sẽ không đặt chương trình hạt nhân hay tên lửa lên bàn đàm phán.
Ngoài ra, thông cáo cũng chỉ trích lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc là "ngụy tạo" và cảnh báo Triều Tiên sẽ có những "biện pháp đáp trả mạnh mẽ" để "thực thi công lý".
Thông cáo nói rằng, các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa mới đây của Triều Tiên cho thấy toàn bộ lãnh thổ của Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên và những tên lửa này vũ khí phòng vệ hợp pháp của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ tăng cường kho vũ khí hat nhân và khiến Mỹ phải trả giá hàng nghìn lần vì đã đưa ra các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Liên Hợp Quốc thông qua các lệnh trừng phạt mới với mục đích làm kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cũng tuyên bố, Mỹ sẵn sàng dùng biện pháp quân sự với Triều Tiên nếu cần thiết.
Minh Phương
Theo CBC
Hàn Quốc nâng cấp tên lửa đối phó Triều Tiên Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch nâng cấp hệ thống tên lửa Patriot nhằm đối phó với những mối đe dọa đang gia tăng từ Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo trong chuyến thăm một đơn vị tên lửa Patriot ngày 30/7. Ảnh: Yonhap. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo cho biết việc nâng cấp hệ...