Nhật chi 40 tỉ USD phát triển máy bay mới “chờ đấu” với Trung Quốc
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nước này chuẩn bị tuyên bố mở thầu thỏa thuận mua 100 chiến đấu cơ thế hệ mới trị giá 40 tỉ USD vào giữa tháng 7 này do Tokyo muốn củng cố khả năng phòng không trước những căng thẳng với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Nhật Bản hiện có một trong những lực lượng không quân lớn và được huấn luyện bài bản nhất trên thế giới. Không quân phòng vệ Nhật Bản sở hữu 200 chiếc đấu cơ F-15J, 80 phi cơ sản xuất nội địa F-2 và khoảng 40 chiếc F-4EJ Phantoms.
Mặc dù đây là con số khá ấn tượng nhưng nhiều chiếc máy bay đã bắt đầu đi vào giai đoạn lỗi thời. F-4EJ sẽ được thay thế bởi mẫu F-35A do Mỹ sản xuất trong một vài năm tới. Trong khi các khung máy bay F-15J của Nhật Bản đều đã được sản xuất từ 30 – 40 năm trước. Cùng với những căng thẳng gần đây với Trung Quốc, việc phát triển một mẫu máy bay mới là điều dễ hiểu.
Máy bay X-2 của Nhật Bản
Video đang HOT
Vào hôm 1-7, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, họ sẽ liên lạc với các nhà thầu quân sự nội địa và nước ngoài muộn nhất vào ngày 5-7 nhằm bày tỏ nhu cầu muốn phát triển và mua khoảng 100 chiến đấu cơ mới. Nhà thầu chính cho dự án này là công ty Mitsubishi Heavy Industries, vốn có kinh nghiệm trong việc sản xuất các mẫu chiến đấu cơ như F-2, F-4 Phantom, F-16J và F-15J tại Nhật Bản theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ của Mỹ.
Những nguồn tin từ nội bộ chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Boeing và Lockheed Martin của Mỹ sẽ là 2 nhà công ty ngoài được mời tham gia dự án có tên gọi là “chiến đấu cơ F-3″, bên cạnh nhà thầu chính Mitsubishi Heavy Industries do sự gần gũi trong quan hệ hợp tác quân sự giữa Nhật và Mỹ.
Mẫu máy bay mô phỏng công nghệ mới X-2 của Nhật Bản đã cất cánh hồi đầu năm nay. Mặc dù đây không phải phiên bản sản xuất nhưng nó chứa rất nhiều công nghệ mà Nhật Bản muốn đưa vào chiếc F-3 như khả năng tàng hình, khả năng thay đổi véc-tơ đẩy và động cơ đốt sau mạnh mẽ. Quyết định cuối cùng về chiếc đấu cơ F-3 sẽ được đưa ra vào năm 2018 và việc triển khai có thể diễn ra vào những năm 2020 hoặc muộn nhất là vào những năm 2030.
Theo Danviet
Nga vô tình bại lộ việc sử dụng bom chùm ở Syria?
Truyền hình quốc gia Nga vừa vô tình trình chiếu một đoạn video cho thấy máy bay Nga đang được trang bị bom chùm ở Syria bất chấp việc chính quyền nước này luôn phủ nhận hành động này.
Vào hôm 21.6, hãng tin nhà nước Russia Today của Nga đã đăng tải đoạn video về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Syria vào ngày 18.8, trong đó nó đã vô tình để lộ ra việc, máy bay Su-34 đang được trang bị cặp bom chùm RKB-500 tại căn cứ Hmeimim, Syria.
RT nhanh chóng phát hiện ra điều này và sửa lại video bằng việc cắt đi phân đoạn chiếu hình ảnh quả bom với lí do bảo vệ bí mật nhân thân của phi công, mặc dù trên thực tế, viên phi công lúc đó đang đội mũ bảo hiểm và kính chắn gió che toàn bộ mặt.
Ảnh cắt từ video của RT, cho thấy 2 quả bom chùm RKB-500U-PTAB
Đoạn video đã lập tức thu hút sự chú ý của Đội Tình báo Xung đột (CIT), một nhóm các blogger của Nga và phương Tây chuyên thu thập các thông tin liên quan đến tình hình các cuộc giao tranh trên thế giới.
Bom chùm là loại vũ khí bao gồm nhiều viên bom với kích cỡ nhỏ chỉ bằng quả bóng tennis. Khi nổ trên cao những viên bom nhỏ sẽ được bung ra và bao phủ một khu vực rộng lớn, điều rất thích hợp khi muốn sát thương lính bộ binh hoặc những mục tiêu cỡ nhỏ, có lớp giáp mỏng trong phạm vi lớn.
Bom RKB-500U-PTAB, thường được sử dụng để chống lính bộ binh, có thể mang tới 352 viên bom nhỏ. Do bom chùm có phạm vi sát thương lớn và đôi khi còn có thể chứa những quả bom "xịt" khi rơi xống mặt đất, nên nó dễ làm thiệt mạng cả dân thường. Chính vì điều này, 107 nước đã cùng nhau kí hiệp ước không sử dụng phát triển và dự trữ bom chùm vào năm 2008.
2 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga không kí hiệp ước này, trong đó Mỹ giải thích rằng, bom chùm là vô cùng quan trọng trong các mục đích tự vệ. Nga không tham gia hiệp ước nhưng luôn cũng phủ nhận việc sử dụng loại vũ khí này. Đây không phải lần đầu tiên Moscow bị cáo buộc dùng bom chùm, trong cuộc chiến ngắn ngày ở Gruzia hồi năm 2008, cũng có chứng cứ cho thấy quân đội Nga đã sử dụng vũ khí trên.
Theo Danviet
"Chim săn mồi" bí ẩn tại khu quân sự tối mật của Mỹ Bird of Prey (Chim săn mồi) là mẫu phi cơ thử nghiệm công nghệ tàng hình bí mật của Lầu Năm Góc những năm 1990 tại khu vực quân sự mang mật danh Vùng 51. Theo trang web của Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ, năm 1992, tập đoàn Boeing nhận một hợp đồng bí mật từ Lầu Năm Góc nhằm phát...