Nhật, Canada ‘quan ngại sâu sắc’ về quân sự hóa Biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24.5 tuyên bố Nhật và Canada chia sẻ “những quan ngại sâu sắc” về tình trạng bồi đắp và quân sự hóa ở Biển Đông, theo Reuters.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Canada tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 24.5. REUTERS
Ông Abe đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau ở Tokyo ngày 24.5, hai ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh G7 bắt đầu diễn ra tại tỉnh Mie thuộc miền trung nước Nhật.
Dự kiến vấn đề an ninh biển cùng kinh tế toàn cầu và chủ nghĩa khủng bố là những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G7 kéo dài 2 ngày lần này, với sự tham dự của lãnh đạo các nước Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp và Ý.
“Đối với Biển Đông, chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương gây căng thẳng như bồi đắp quy mô lớn, xây dựng các cơ sở và quân sự hóa”, ông Abe phát biểu trước giới phóng viên. Tuy không nói ra nhưng rõ ràng ông Abe ám chỉ các hành động này xuất phát từ Trung Quốc.
Video đang HOT
“Một thành tựu quan trọng là chúng tôi vừa nhất trí hợp tác để đảm bảo các vùng biển an toàn, tự do dựa trên luật”, ông Abe nhấn mạnh.
Hai nhà lãnh đạo Nhật và Canada còn khẳng định sẽ tăng tốc nỗ lực thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai nước cùng 10 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, đã ký hồi tháng 2, theo Kyodo News.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nhật muốn tạo mặt trận chung về Biển Đông tại G7
Thủ tướng Nhật Bản sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo G7 thiết lập một mặt trận chung để đối phó những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) dự hội nghị thượng đỉnh, tổ chức tại tỉnh Mie vào cuối tháng 5, thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Vấn đề là G7 có thể đạt được sự đồng thuận hay không và có bao nhiêu nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ theo bước chân G7", Japan Times dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho biết ngày 14/5.
Trong thông báo về an ninh trên biển công bố sau cuộc gặp tại thành phố Hiroshima tháng trước, ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi "mọi quốc gia nên theo đuổi cách giải quyết tranh chấp trên biển hòa bình... phù hợp với luật pháp quốc tế" và "chấp hành mọi phán quyết từ tòa án, tòa trọng tài liên quan".
Nhật Bản tin phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, trong vài tuần tới sẽ kết luận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi lý, theo các nguồn tin.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7, kéo dài hai ngày 26 và 27/5, ông Abe dự kiến tái khẳng định với lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ về tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết từ tòa án dựa trên luật quốc tế.
"Bản chất thông báo của các ngoại trưởng G7 sẽ được phản ánh trong tuyên bố sắp tới của hội nghị thượng đỉnh G7", quan chức Nhật Bản nói.
Ông Abe hy vọng nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo các nước châu Á khác, trong đó có cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tham gia một phiên họp mở rộng của G7.
G7 dự kiến đưa ra một kế hoạch hướng đến giảm đói nghèo và tăng cường hỗ trợ giáo dục nhằm ngăn người dân bị cực đoan hóa để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Họ sẽ thông qua kế hoạch hành động tập trung vào các biện pháp nhằm loại bỏ những điều kiện xã hội dẫn đến chủ nghĩa cực đoan.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G7 Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với 6 quốc gia khác để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới. Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015 - Ảnh: Reuters Hãng tin Jiji Press ngày 5.4 dẫn nguồn tin cấp cao ở Tokyo nói rõ Thủ...