Nhật cân nhắc cùng Mỹ tuần tra chung trên Biển Đông
Người đứng đầu quân đội Nhật, đô đốc Katsutoshi Kawano, ngày 25/6 khẳng định có thể sẽ điều lực lượng cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông, sau những hành động của Trung Quốc gây quan ngại gần đây trong khu vực.
Tuyên bố trên được vị tham mưu trưởng liên quân, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal. Theo đó, ông Kawano cho rằng những động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc mới đây đang khuyến khích Nhật phải giữ vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông khiến Nhật lo ngại sâu sắc. (Ảnh: SCMP)
Đô đốc Kawano khẳng định việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo gây ra “những mối quan ngại rất nghiêm trọng” cho Tokyo, một quốc gia thương mại với nhiều hàng hóa được vận chuyển trên các tuyến hàng hải qua khu vực này.
“Tất nhiên, khu vực đó hết sức quan trọng với an ninh của Nhật”, đô đốc Kawano khẳng định. “Chúng tôi hiện chưa có kế hoạch tiến hành tuần tra tại Biển Đông, nhưng tùy theo tình hình, tôi nghĩ có khả năng chúng tôi sẽ xem xét việc này”.
Ông Kawano không nêu cụ thể hành động nào từ phía Trung Quốc có thể khiến Nhật cân nhắc việc tuần tra, cũng như bất kỳ hành động nào của quân đội Nhật bên ngoài biên giới nước này có khả năng làm gia tăng quan ngại trong nước.
Tuy nhiên, sự góp mặt của Nhật hẳn sẽ được phía Mỹ hoan nghênh, khi Washington đang tìm cách phối hợp nhiều hơn với các đồng minh trong nỗ lực gìn giữ hòa bình tại khu vực.
Video đang HOT
“Tôi coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, không phải vùng biển thuộc chủ quyền bất kỳ quốc gia nào. Do vậy Nhật Bản được hoan nghênh thực hiện các hoạt động tại vùng biển quốc tế mà họ thấy phù hợp”, đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ từng khẳng định trong một cuộc họp báo tại Tokyo hồi đầu tháng.
Đô đốc Katsutoshi Kawano – Tham mưu trưởng liên quân, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Ảnh: WSJ)
Trong tuần này, các binh sỹ của hải quân Nhật đã có những cuộc tập trận chung với hải quân Philippines quanh đảo Palawan, chỉ cách khu vực quần đảo Trường Sa vài trăm cây số. Cuộc tập trận có sự góp mặt của máy bay do thám P-3C của Nhật, mà theo ông Kawano là có “năng lực xuất sắc trong phát hiện tàu ngầm và các vật thể khác dưới nước”.
“Về trường hợp của Trung Quốc, như chúng tôi đang thấy trong vấn đề Biển Đông, họ không ngừng mở rộng hiện diện của hải quân và chi tiêu quốc phòng vẫn tiếp tục tăng. Và cũng bởi thiếu sự minh bạch, chúng tôi rất quan ngại về các hành động của Trung Quốc”, ông Kawano nhấn mạnh.
Khi được hỏi về các bình luận trên của đô đốc Kawano, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc vẫn bao biện ngang ngược rằng các hoạt động xây dựng trái phép của nước này trên quần đảo Trường Sa “hoàn toàn là vấn đề nằm trong quyền chủ quyền của chúng tôi và không thể bị phán xét” (?)
Hai máy bay P-3C Orion của Nhật tại đảo Palawan – Philippines hôm 23-6. (Ảnh: GMA News)
Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố các nước bên ngoài không nên tìm cách làm gia tăng căng thẳng bằng hành động can thiệp quân sự, “vốn sẽ chỉ gây tác động bất lợi” (!?)
Thanh Tùng
Theo Dantri/ WSJ
Singapore, Malaysia, Indonesia sẽ cùng tuần tra Biển Đông
Để đối phó nạn cướp biển đang gia tăng trong khu vực, hải quân Singapore, Malaysia và Indonesia đang thảo luận khả năng mở rộng tuần tra chung ở Biển Đông, nơi được xem là "điểm nóng" về hải tặc.
Tàu tuần tiễu lớp Fearless RSS Daring của Hải quân Singapore - Ảnh: Hải quân Singapore
Nhật báo Today (Singapore) ngày 11.5 dẫn tuyên bố của Chuẩn Đô đốc Lai Chung Han, tư lệnh Hải quân Singapore, cho biết hoạt động tuần tra chung trên biển của ba nước Singapore, Malaysia và Indonesia đã góp phần giải quyết nạn cướp biển tại Eo biển Malacca.
Tuy nhiên, ông Lai cho rằng việc mở rộng tuần tra chống cướp biển sang Biển Đông sẽ rất phức tạp do vùng biển này có tranh chấp chủ quyền.
"Khi việc mở rộng (tuần tra) được chấp thuận, chúng tôi hy vọng nó sẽ sớm được tiến hành", Chuẩn Đô đốc Lai thông báo trong một cuộc họp báo vào ngày 8.5 tại căn cứ hải quân Changi (Singapore).
"Đang có lo ngại về việc vùng biển tuần tra nằm gần các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, và chúng tôi chắc chắn không muốn hai việc này va chạm nhau. Chúng tôi đang chú tâm vào việc đối phó với nạn hải tặc và không ai trong chúng tôi được lợi lộc gì nếu để tệ nạn này tiếp tục mưng mủ", tư lệnh hải quân Singapore cho hay.
Vị chuẩn đô đốc 42 tuổi này vừa được bổ nhiệm làm tư lệnh hải quân Singapore cách đây 9 tháng, theo Today.
Ông Lai cũng nói về triển vọng tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. "Trong vòng 10 năm nữa, sẽ có hơn 100 tàu ngầm điện-diesel hoạt động tại Biển Đông. Đây là một vùng biển nhỏ và đối với vùng biển nước nông, một số nơi chỉ sâu chưa đầy 50 m..., tôi nghĩ nếu không thiết lập được các quy định tại vùng biển này, thì tai nạn dưới mặt nước chỉ là vấn đề thời gian", tư lệnh hải quân Singapore cảnh báo.
Today cho biết đã có nhiều nỗ lực đưa ra các quy định về không gian dưới mặt nước, bao gồm các thỏa thuận song phương Singapore ký với các nước láng giềng để giúp các tàu ngầm bị nạn. Chẳng hạn Singapore và Indonesia đã ký một thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ giải cứu tàu ngầm hồi năm 2012; theo đó hai nước sẽ giúp đỡ nhau trong trường hợp có tai nạn tàu ngầm.
Ông Lai cũng kêu gọi bổ sung những thỏa thuận tương tự vào một khung pháp lý trong khu vực quy định về an toàn tàu ngầm.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nhật thăm Mỹ: Một giai đoạn mới trong mối quan hệ đồng minh Theo các quan chức Nhà Trắng, Mỹ lên kế hoạch chào đón đặc biệt chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản lần này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/4 đến Mỹ trong chuyến thăm một tuần nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh truyền thống. Đáng chú ý, trong chuyến thăm này, Thủ tướng Abe sẽ có bài phát biểu...