Nhật cam kết giúp Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh
Nhật Bản sẽ giúp các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh để đối phó với những hành động đơn phương, nguy hiểm và cưỡng chế ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. Ảnh: Reuters
Ở Biển Đông, chúng tôi đã chứng kiến “việc cải tạo đất quy mô lớn và nhanh chóng, xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani hôm nay cho biết trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore.
Ông không nhắc đến Trung Quốc trực tiếp nhưng Reuters nhận xét rằng bình luận của ông nhằm vào Trung Quốc. “Không có quốc gia nào đứng ngoài vấn đề này”, ông nói thêm.
Tokyo lo lắng rằng việc Bắc Kinh kiểm soát đường thủy mà qua đó khoảng 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Nhật Bản, đồng thời đưa Trung Quốc một bước gần hơn đến việc mở rộng ảnh hưởng tại biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.
Để giúp Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc, Nhật Bản đang giúp họ nâng cao khả năng giám sát, tiến hành các bài tập huấn luyện chung và hợp tác trong việc phát triển thiết bị mới.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nâng cao năng lực các nước trong khu vực bằng cách kết hợp huấn luyện chung, hỗ trợ xây dựng năng lực, thiết bị quốc phòng và hợp tác công nghệ, ông Nakatani nói thêm.
Trong tháng 5, Nhật Bản công bố viện trợ quân sự trực tiếp đầu tiên cho nước ngoài, với một thỏa thuận tạm thời để cho Philippines thuê 5 máy bay TC-90 King Air, được sử dụng như máy bay tuần tra. Manila cũng muốn sử dụng máy bay tuần tra Lockheed Martin P3-C của Nhật Bản để theo dõi tàu ngầm Trung Quốc gần vùng biển của mình.
Nhật Bản cũng đang thúc đẩy quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam, Indonesia và các quốc gia khác xung quanh Biển Đông.
Ông Nakatani cũng kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague, nơi Philippines đang thách thức yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh.
“Bất kỳ phán quyết hay quyết định của tòa đều cần được thực hiện đầy đủ bởi các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn, phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan”, bộ trưởng Nhật Bản cho biết.
Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng tòa không có thẩm quyền xử vụ kiện và khăng khăng nói rằng họ sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào.
Phương Vũ
Theo VNE
Bị chỉ trích mạnh, Trung Quốc đề nghị Singapore điều chỉnh Đối thoại Shangri-La
Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La.
Đô đốcTôn Kiến Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 3.6.2016. REUTERS
Trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 3.6, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc cho biết cảm thấy khó chịu khi diễn đàn an ninh khu vực này (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) trở thành "nơi công kích lẫn nhau" thay vì là nơi tìm kiếm những giải pháp tích cực cho các cuộc tranh chấp.
Ông Tôn đề nghị chủ nhà Singapore cần có điều chỉnh hợp lý chương trình để diễn đàn này đạt được mục đích "giảm bớt xung đột, thúc đẩy hợp tác và giúp ổn định an ninh khu vực", theo Tân Hoa xã ngày 4.6.
Cuộc hội đàm của ông Tôn và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore diễn ra hôm qua 3.6 bên lề Đối thoại Shangri-La , được cho là nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.
Đáp lại đề nghị của ông Tôn, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nói rằng Singapore có mục tiêu rõ ràng khi tổ chức diễn đàn, đó là thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng giữa các nước trong khu vực và quốc tế; Đối thoại Shangri-La không nhằm gây tổn hại cho bất kỳ bên nào hay nước nào, theo Tân Hoa xã.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore còn nói thêm Đối thoại Shangri-La cũng có mong muốn các bên liên quan chia sẻ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Biển Đông được chọn là một trong 6 nội dung chính của Đối thoại Shangri-La kéo dài 3 ngày (3 - 5.6.2016). Chủ đề này đã làm nóng diễn đàn ngay ngày đầu tiên khai mạc hôm qua 3.6 với những chỉ trích từ các chuyên gia và giới chức an ninh quốc phòng của nhiều nước như Mỹ, Úc nhắm vào Trung Quốc vốn đang gây căng thẳng bằng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và New Zealand tại Đối thoại Shangri-La. REUTERS
Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La đã trở thành nơi để Mỹ và Trung Quốccông kích nhau xung quanh vấn đề Biển Đông, báo South China Morning Postnhận định trên số báo ra hôm nay 4.6. Diễn đàn an ninh Shangri-La thu hút ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương và nhiều nước khác tham dự.
Trong một hội đàm khác cũng bên lề Đối thoại Shangri-La với tướng Mark Binskin, Tư lệnh Quân đội Úc, ông Tôn Kiến Quốc thúc giục Úc cần có quan điểm công bằng và khách quan khi đề cập vấn đề Biển Đông. Canberra lâu nay có quan điểm ủng hộ Mỹ, ủng hộ tự do hàng hải và hàng không. Chính phủ Úc chỉ trích rằng hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc chỉ tạo ra tác dụng ngược cho Bắc Kinh
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc nói sẽ bác bỏ phán quyết của toà quốc tế về Biển Đông Một quan chức Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 4.6 tuyên bố rằng Toà trọng tài của Liên Hiệp Quốc "không đủ thẩm quyền" quyết định vụ Philippines kiện Trung Quốc, theo AP. Ông Guan Youfei (giữa) tiếp tục khẳng định không công nhận phán quyết của toà án quốc tế về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc. AFP...